1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 4 phần theo cấu trúc của một bài thơ Tứ tuyệt: Khai - Thừa - Chuyển - Hợp.
2. Hướng dẫn soạn văn Đi đường
Câu 1. Tìm hiểu kết cấu bài thơ. (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật - khai, thừa, chuyển, hợp - đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba.)
- Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).
Câu 2. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quà nghệ thuật như thế nào?
- Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ có tác dụng tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ.
- Việc lặp lại các từ "tẩu lộ", "trùng san", "hựu trùng san" đã làm nổi bật ý thơ đường đi thật khó khăn gian khổ.
Câu 3. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và nỗi vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngọài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?
- Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Nghệ thuật điệp ngữ trùng san (lớp núi) và chữ hữu (lại) đà góp phần làm nổi bật, nhấn mạnh và làm sâu sắc ý thơ.
- âu thơ cuối diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kì công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.
Câu 4. Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.
- Bài thơ Đi đường không thuộc loại thơ tả cảnh hay tự sự. Bởi bài thơ này với ngôn từ giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.
- Ý nghĩa: Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu ra một chân lí: con đường cách mạng là lâu dài và gian khổ, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công.
Trên đây là bài Soạn văn 8 Đi đường tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Đi đường.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----