1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc ở Pác Bó của Bác.
- Phần 2: (Câu thơ cuối): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời Cách mạng.
2. Hướng dẫn soạn văn Tức cảnh Pác Bó
Câu 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.
- Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt.
- Một số bài thơ cùng thể thơ này đã học: Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu, Nam quốc sơn hà, Tĩnh dạ tứ, ...
Câu 2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?
- Giọng điệu chung của bài thơ: hài hước, dí dỏm, tươi vui.
- Tâm trạng của Bác Hồ: vui vẻ, ung dung, tự tại.
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó "thật là sang" vì với Bác niềm vui lớn nhất là được làm cách mạng, được trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước nhà.
Câu 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ờ Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
- Giống nhau:
- Đều là những con người yêu thiên nhiên, thích cuộc sống vui vẻ, hòa hợp với thiên nhiên.
- Lấy thiên nhiên làm nguồn sống, là động lực, vui với cái nghèo.
- Khác nhau:
- Nguyễn Trãi lui về vui “thú lâm tuyền” vì bất lực trước thế sự đổi thay, muốn trốn tránh hiện thực nên tìm về sống ẩn dật, không màng thế sự.
- Bác Hồ: tìm về sống hòa mình với thiên nhiên là do hoàn cảnh bắt buộc, Bác chờ thời cơ thích hợp để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Trên đây là bài Soạn văn 8 Tức cảnh Pác Bó tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Tức cảnh Pác Bó.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----