1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Ông Giuốc-Đanh và bác phó may.
- Phần 2: Ông Giuốc-Đanh và thợ phụ.
2. Hướng dẫn soạn văn Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục
Câu 1. Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động.
- Lớp kịch gồm 2 cảnh.
- Cảnh 1 trên sân khấu xuất hiện bốn nhân vật: ông Giuốc - Đanh và một gia nhân, bác phó may và tay thợ phụ mang bộ lễ phục.
- Cảnh 2 xuất hiện thêm bốn tay thợ phụ nữa.
Câu 2. Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao?
- Ở cảnh đầu: Ông Giuốc-Đanh và bác phó may:
- Ông Giuốc-Đanh: trưởng giả, ngu dốt nhưng cố tình muốn trở thành tầng lớp quý tộc.
- Bác phó may: láu cá, ăn bớt tiền của Giuốc-Đanh còn ngụy biện, ranh mãnh.
- Bộ lễ phục chật, may hoa ngược, bít tất lụa và đôi giày chật.
Câu 3. Tính cách đó của ông thế hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
- Ông Giuốc-Đanh vô cùng háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc nên đã bị tay thợ phụ ranh mãnh, khéo nịnh moi tiền.
Câu 4. Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?
- Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-Đanh.
Trên đây là bài Soạn văn 8 Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục.
---Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----