Phương pháp Tính xác suất đực, cái trong nhiều lần sinh Sinh học 12

TÍNH XÁC SUẤT ĐỰC VÀ CÁI TRONG NHIỀU LẦN SINH

A. Phương pháp

* Phạm vi áp dụng:

Sau khi HS đã có kiến thức về di truyền giới tính (được học ở cấp THCS), hiểu rằng về mặt lý thuyết thì XS sinh con trai = con gái  = 1/2. Các bài tập di truyền cá thể hoặc quần thể ở chương trình 12 (CB & NC) đều có thể cho các em làm quen với dạng bài tập này.

a. Tổng quát:

- Mỗi lần sinh là một sự kiện hoàn toàn độc lập, và có 2 khả năng có thể xảy ra: hoặc đực hoặc cái với xác suất bằng nhau và = 1/2.  

- Xác suất xuất hiện đực, cái trong n lần sinh là kết quả của sự tổ hợp ngẫu nhiên:

→ Số khả năng xảy ra trong n lần sinh = 2n

- Gọi số ♂ là a, số ♀ là b   → b = n – a

- Số tổ hợp của a ♂ và b ♀ là kết quả của  Cna                                          

                             Lưu ý: vì b = n – a nên ( Cna  = Cnb )

*TỔNG QUÁT:

- Xác suất trong n lần sinh có được a ♂ và b ♀ là kết quả của  Cna / 2n

                                                                                  Lưu ý:     ( Cna / 2n = Cnb/ 2n)

B. Bài tập

Câu 1: Một cặp vợ chồng dự kiến sinh 3 người con .

a) Nếu họ muốn sinh 2 người con trai và 1 người con gái thì khả năng thực hiện mong muốn đó là bao nhiêu?

b) Tìm xác suất để trong 3 lần sinh họ có được cả trai và gái.

Hướng dẫn giải

Mỗi lần sinh là một sự kiện hoàn toàn độc lập, và có 2 khả năng có thể xảy ra: hoặc đực hoặc cái với xác suất bằng nhau và = 1/2 do đó:  

a) Khả năng thực hiện mong muốn

- Số khả năng xảy ra trong 3 lần sinh = 23

- Số tổ hợp của 2 ♂ và 1 ♀ = C32   hoặc  C31   (3 trường hợp con gái: trước-giữa-sau )

 → Khả năng để trong 3 lần sinh  họ có  được 2 trai và 1 gái = C32 / 23 = 3!/2!1!23 = 3/8

b) Xác suất cần tìm

Có 2 cách tính:

- có thể tính tổng XS để có (2trai + 1 gái) và (1 trai + 2 gái)

- có thể lấy 1 trừ 2 trường hợp XS (3 trai) và (3 gái)

* Cách 1:

- XS sinh 1 trai+ 2gái = C31/23

- XS sinh 2 trai+ 1gái = C32/23

XS cần tìm = C31/23+ C32/23 = 2(C31/23) = 3/4

* Cách 2: áp dụng tính chất đối lập của 2 biến cố:p(Ā) = 1-p(A)

- XS sinh 3 trai = (1/2)3

- XS sinh 3 gái = (1/2)3

Vậy XS cần tìm   =  1-[(1/2)3 + (1/2)3] = ¾

Câu 2: Có 5 quả trứng sắp nở.

Những khả năng nào về giới tính có thể xảy ra? Tính xác suất mỗi trường hợp?

Hướng dẫn giải

* Những khả năng về giới tính có thể xảy ra và xác suất mỗi trường hợp:

Gọi a là xác suất nở ra con trống, b là xác suất nở ra con mái : ta có a = b = 1/2

 5 lần nở là kết quả của (a + b)5 = C50a5 b0 + C51 a4 b1 + C52 a3 b2 + C53a2 b3 + C54 a1 b4 + C55 a0 b5

                                                         = a5  + 5a4 b1 + 10a3 b2 + 10a2 b3 + 5a1 b4 +  b5

Vậy có 6 khả năng xảy ra với xác suất như sau :

- 5 trống                      = a5                  = 1/25 = 1/32

- 4 trống + 1 mái         = 5a4 b1           = 5. 1/25          = 5/32

- 3 trống + 2 mái         = 10a3 b2            = 10.1/25         = 10/32

- 2 trống + 3 mái         = 10a3 b2            = 10.1/25         = 10/32

- 1 trống + 4 mái         = 5a1 b4               = 5.1/25           = 5/32

- 5 mái                         = b5                       = 1/25 = 1/32

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp Tính xác suất đực, cái trong nhiều lần sinh Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?