1. Bài toán tác dụng với axit H2SO4
H2SO4 → 2H+ + SO42- → H2
HCl → H+ + Cl-
m muối = mKim Loại + mgốc axít mM
VD1: Cho 2,81 g hỗn hợp Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Khối lượng muối sunfat tạo ra trong dung dịch là:
Hướng dẫn giải
nH2SO4 =0,05 = n SO42- → nH += 0,1
2H+ + O2- = H2O
0,1 0,05 mol
m muối = m oxit – m O(trong oxit) +m gốc axit =2,81 –0,05.16 +0,05.96 =6,81 gam
VD2: Cho 8 g hỗn hợp bột kim lọai Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 5,6 lit H2 ở đktc. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
Hướng dẫn giải
nH2 =0,25 → nHCl =nCl = 0,25.2 = 0,5. m muối = 8 + 0,5.35,5 = 25,75 gam
VD3: Cho 11 gam hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong HCl dư thấy có 8,96 lít khí thoát ra (đkc) v à dd X, cô cạn dd X thì khối lượng hỗn hợp muối khan thu được là (gam):
Hướng dẫn giải
nH2 =0,4 → nHCl =nCl- = 0,4.2 =0,8. m muối =kl kim loại +kl ion Cl-=11+0,8.35,3=39,4 gam
2. Axít + Ocid bazơ (kể cả ocid bazơ không tan)
2H+ + O2- → H2O
VD1: Hoà tan 2,4 g một oxit sắt vừa đủ 90ml ddHCl 1M. Công thức của oxit sắt nói trên là:
Hướng dẫn giải
Gọi CTPT oxit sắt là:FexOy → a mol
nHCl =0,09mol
2H+ + O2- → H2O
0,09 0,045 mol
nO2- = ay = 0,045 (1)
56a + 16ya = 2,4 (2)
xa =0,03 → x:y =2:3 → CTPT là Fe2O3
VD2: Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, và Fe3O4 vào dd HCl để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dd A. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: cô cạn thu được m1 g muối khan.
Phần 2 : sục khí clo vào đến dư rồi mói cô cạn thì thu được m2 g muối khan.
Biết m2 – m1 =0,71gam và trong hỗn hợp đầu tỉ lệ mol giữa FeO và Fe2O3 là 1:1. m có giá trị nàosau đây?
A.4,76gam B.9,28gam C. 9,88gam D.5,6gam
Hướng dẫn giải
Do tỉ lệ mol giữa FeO và Fe2O3 là 1:1nên coi 2 oxit này là Fe3O4.
Fe3O4 + 8 HCl → FeCl2 +2 FeCl3 + 4 H2O
P1: Gồm 2 muối có kl là m1 gam
P2:Gồm 1 muối có kl là m2 gam
2FeCl2 +Cl2 → 2 FeCl3
2a a
m2 – m1 = a.71 = 0,71→ a =0,01 → m = 4.a.232 =9,28 gam
3. Axít + Bazơ (kể cả bazơ không tan)
H+ + OH- → H2O
VD 1: Khi trộn lẫn 300 ml dung dịch A gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M với 200 ml dung dịch B gồm NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,1M thì thu được dung dịch D. Dung dịch Dcó:
A. pH = 7
B. pH < 7
C. pH > 7
D. 7 < pH < 10
Hướng dẫn giải
nH+ =0,3.0,2 +0,3.0.1.2 =0,12 mol
nOH- =0,2.0,4 + 0,2.0,2.2 =0,16 mol
nOH- dư= 0,04 → pH > 7
VD2: Để trung hòa dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 cần bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M?
A. 1 lít
B. 2 lít
C. 3 lít
D. 4 lít
Hướng dẫn giải
nOH- = 0,1 + 0,15.2 = 0,4
nH+ = (0,1 +0,05.2).V =0,2 V = 0,4 → V = 2 lít
4. Axít + Kim Loại → Muối và giải phóng khí H2
nH+ + M → Mn+ + n/2 H2
VD: Na → H → ½ H2
Mg → 2 H → H2
Al → 3H → 3/2 H2
VD1: Cho 8.3 g hỗn hợp Al,Fe tác dụng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng khối lượng HCl tăng thêm 7.8 g. Khối lượng mỗi muối tạo ra trong dung dịch và kl mỗi kim loại trong hh
Hướng dẫn giải
nH2 = (8,3-7,8 ):2 = 0,25
3/2a+b = 0,25
27a +56 b = 8,3 → a = b = 0,1 mol
VD2: Cho m gam nhôm,Magiê, sắt vào 250 ml dd X chứa hh axít HCl 1M,H2SO4 0,5 M, thu được 0,2375 mol khí H2 và dd Y.Tính pH của dd Y.
Hướng dẫn giải
n H+bđ=0,25 +0,25.0,5.2 = 0,5
nH+ pư = 0,2375.2=0,475
nH+ dư =0,025 mol → CH+=0,1→ pH =1
5. Định luật bảo toàn khối lượng:
mg hổn hợp kim loại + m1 g dung dịch HCl thu được m2 g dung dịch A, m3 g khí B và m4 g rắn không tan.
Ta có : m + m1 = m2 + m3 + m4 Þ m2 = m + m1 – m3 – m4
VD1: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg bằng dd HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 2,4 g và 5,4 g
B. 5,1 g và 2,7 g
C. 2 g và 5,8 g
D. 1,05 g và 6,75 g
Hướng dẫn giải
n H2 =( 7,8 -7 ) : 2 = 0,4 mol
27 a +24 b = 7,8(1)
1,5 a + b = 0,4 (2)
Giải → a = 0,2 , b= 0,1 Chọn A
6. Bảo toàn điện tích:
Trong 1 dung dịch : Tổng điện tích dương = tổng điện tích âm
VD1: mg hổn hợp Fe, Mg, Zn phản ứng dung dịch HCl dư thu (m+m1) gam muối.
mg hổn hợp trên phản ứng dung dịch HCl thu bao nhiêu gam muối?
Hướng dẫn giải
mmuối clorua = mkim loại + mCl- → mCl- = m1g → nCl- = \(\frac{{{m_1}}}{{35,5}}\) mol
Bảo toàn điện tích: 2Cl- → SO42- ( 2.nSO42- = nCl-)
\(\frac{{{{\rm{m}}_{\rm{1}}}}}{{35,5}}\) → \(\frac{{{{\rm{m}}_{\rm{1}}}}}{{71}}\)
muối sunfat = m + \(\frac{{{{\rm{m}}_{\rm{1}}}}}{{71}}\) x 96
VD2: Chia hỗn hợp 2 kim loại A,B có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau . Phần 1: tan hết trong HCl tạo ra 1,792lit H2 (đkc). Phần 2: nung oxi thu được 2,84g hỗn hợp oxit. Khối lượng hỗn hợp 2 kim loại ban đầu là:
A.1,8g
B.2,2g
C.2,4g
D.3,12g
Hướng dẫn giải
nH2 = 0,08→ nHCl = 0,16 = nCl-
2 Cl- → O 2-
0,16 0,08
KL 2 kin lọai trong hh ban đầu= ( m oxit – m O2-) .2 = 3,12 gam
7. Bảo toàn Electron
Chỉ sử dụng đối với phản ứng oxi hóa khử
Phương pháp:
+ Xác định chất khử + xác định chất oxi hóa
+ Viết 2 quá trình + định luật bảo toàn Electron : ne cho = ne nhận
VD1: Khi để m gam sắt ngoài không khí một thời gian thì bị oxi hóa thành 28,4 gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt và một phần sắt còn lại. Cho hh A tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 thì thu được 3,36 lít NO (đkc). Giá trị của m là :
A. 19,6 gam
B. 8,4 gam
C. 14 gam
D. 22,4 gam
Hướng dẫn giải
ĐLBT elctron
Fe - 3e → Fe 3+
m/56 3m/56
O2 + 4e → 2 O2-
(28,4 –m)/32 (28,4 –m)/8
N+5 + 3e → N+2
0,45 0,15
Ta có: 3m/56 = 0,45 + (28,4 – m)/ 8 → m = 22,4 gam
Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm vô cơ môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!