Luyện tập kỹ năng đọc Atlat địa lý Việt Nam trang 18 Địa lý 12

ĐỌC TRANG 18 (NÔNG NGHIỆP CHUNG)

A. Lý thuyết

1. Biểu đồ

- Biểu đồ biểu hiện Giá trị sản xuất và cơ câu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp: từ 2000-2007, nhận xét khái quát sự thay đổi từng ngành:

- Tổng giá trị sản xuất khu vực nông - lâm - thủy sản tăng hơn 2 lần (163.313,5 lên 338.553 tỷ đong)

+ Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm và chiếm tỷ trọng cao nhất (dẫn chứng số liệu).

+ Tỷ trọng ngành lâm nghiệp giảm (dẫn chứng số liệu).

+ Tỷ trọng ngành thủy sản tăng nhiều (dẫn chứng sô liệu).

2. Bản đồ

- Hiện trạng sử dụng đất được trình bày trước tiên, nổi bật. Đất sử dụng với mục đích khác nhau được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau.

- Ví dụ:

+ Vùng nền màu vàng nhạt thể hiện loại đất trồng cây LT-TP và cây hàng năm; vùng nền màu vàng đậm hơn thê hiện loại đất trồng cây công nghiệp lầu năm và cây ăn quả;

+ Hiện trạng sử dụng đất ờ Tây Nguyên: phần lớn là đất lâm nghiệp có rừng, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, đất trồng cây LT-TP và cây hàng năm, đất phi nông nghiệp (Pleiku).

- Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng các chữ số La mã & đường ranh giới. Diện tích nằm trong đường ranh giới cùng với các chữ số La mã xếp theo thứ tự từ I đến VII thể hiện 7 vùng nông nghiệp của nước ta.

- Sản phẩm chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng: được thể hiện trên nền màu đất đang sử dụng thể hiện các cây trồng và vật nuôi.

+ Ví dụ: Cây cà phê, cây hồ tiêu, cây điều, ... được trông trên đất trồng cây công nghiệp lâu năm. Trâu bò được nuôi trên đất nông lâm kết hợp;...

+ Kể tên các vùng nông nghiệp và các sản phẩm chuyên môn hóa từng vùng: (trang 18-Atlat).

B. Luyện tập

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hằng năm phân bố nhiều nhất ở vùng nào?

A. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

B. Vùng Đông Nam Bộ.

C. Vùng Duyên hải Nam trung Bộ.

D. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết lúa là chuyên môn hóa sản xuất trọng điểm của những vùng nào?

A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải Nam trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy xác định vùng nuôi nhiều trâu nhất cả nước?

A. Đông Nam Bộ.      

B. Duyên hải Nam trung Bộ.

c. Trung du miền núi Bắc Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.     

B. Duyên hải Nam trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.           

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.           

B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ.      

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cao su được trồng nhiều nhất ở

A. Duyên hải Nam trung Bộ. 

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.       

D. Đông Nam Bộ.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, chè được trồng nhiều nhất ở

A. Tây Nguyên.         

B. Bắc Trung Bộ.

C. Trung du miền núi Bắc Bộ.           

D. Đông Nam Bộ.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết bò không được nuôi nhiều ở

A. Bắc Trung Bộ.       

B. Trung du miền núi Bắc Bộ.

C. Duyên hải Nam trung Bộ.  

D. Tây Nguyên.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nuôi trồng thủy sản không phải là chuyên môn hóa sản xuất của vùng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.     

B. Duyên hải Nam trung Bộ.

C. Trung du miền núi Bắc Bộ .          

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cà phê, chè, cao su, dâu tằm, hồ tiêu là chuyên môn hóa của vùng nào?

A. Trung du miên núi Bắc Bộ.           

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.       

D. Đông Nam Bộ.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, đậu tương là chuyên môn hóa của vùng

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

D. Duyên hải Nam trung Bộ và Tây Nguyên.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây công nghiệp nào dưới đây không thuộc Đông Nam Bộ?

A. Cao su.      

B. Chè.           

C. Cà phê.

D. Điều.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ?

A. Cao su, cà phê, điều, hồ tiêu.        

B. Chè, cao su, điều, bông.

C. Đậu tương, mía, lạc, chè.   

D. Cà phê, cao su, mía, bông.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nông nghiệp nào sau đây tiếp giáp với Lào và Campuchia?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

D. Tây Nguyên.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2000 và năm 2007?

A. Tỉ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, thủy sản tăng.

B. Tỉ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp và thủy sản tăng.

C. Tỉ trọng nông nghiệp tăng, lâm nghiệp và thủy sản tăng.

D. Tỉ trọng nông nghiêp tăng, lâm nghiệp và thủy sản giảm.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúngvới giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2007?

A. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 2 lần.

B. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 3 lần.

C. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 4 lãn.

D. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 5 lần.

ĐÁP ÁN

1D

2C

3C

4C

5B

6D

7C

8B

9C

10B

11A

12B

13A

14D

15A

16A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập kỹ năng đọc Atlat địa lý Việt Nam trang 18 Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?