Phương pháp giải dạng toán Xác định số loại kiểu gen và số kiểu giao phối Sinh học 12

SỐ LOẠI KIỂU GEN VÀ SỐ KIỂU GIAO PHỐI

A. Lý thuyết

1.1. Hiện tượng trội hoàn toàn

- Xét 1 gen có hai alen (A, a) à hình thành 3 loại kiểu gen: AA; Aa; aa

- Số phép giao phối được tóm tắt theo bảng sau:

TT

Phép giao phối

Tỷ lệ kiểu gen

Tỷ lệ kiểu hình

1

AA x AA

1AA

1A-

2

AA x Aa

1AA:1Aa

1A-

3

AA x aa

1Aa

1A-

4

Aa x Aa

1AA : 2Aa : 1aa

3A- : 1aa

5

Aa x aa

1Aa : 1aa

1A- : 1aa

6

aa x aa

1aa

1aa

* Những lưu ý để giải bài tập trắc nghiệm: Trường hợp 1 gen → 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn tuân theo qui luật số lớn:

  • Nếu F1 phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 3:1 thì P có kiểu gen Aa x Aa
  • F1 phân ly theo tỷ lệ 1 : 1 → P có kiểu gen Aa x aa
  • F1 đồng tính trội → P có kiểu gen AA x AA; AA x aa; AA x Aa
  • F1 đồng tính → P có kiểu gen AA x AA; AA x aa; AA x Aa, aa x aa

* Xét 1 gen có r alen, nằm trên 1 NST thường.

- Trên cặp NST tương đồng các alen tồn tại thành từng đôi (cặp alen) nên các gen càng có nhiều alen thì số kiểu gen càng lớn, số KG được tính theo công thức

                   r + C2r = [r(r + 1)]:2

- Với số KG càng lớn thì số kiểu giao phối càng lớn, số kiểu giao phối được tính theo công thức: [y(y+1)]:2 (với y là số kiểu gen)

1.2. Hiện tượng trội không hoàn toàn

-  Khi tính trạng do một cặp gen quy định và trội không hoàn toàn, thì:

  • P dị hợp thì F1 có 3 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
  • Phép lai giữa hai cá thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình thì sẽ có 2 sơ đồ lai phù hợp.
  • Phép lai giữa hai cá thể thu được đời con có 1 loại kiểu hình thì sẽ có 3 sơ đồ lai phù hợp.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1. Xác định số kiểu gen và viết các kiểu gen P biết A là hoa đỏ, a là hoa trắng

Ở một loài thực vật A là gen trội quy định tính trạng hoa đỏ a là gen lặn quy định tính trạng hoa trắng.

a) Sự tổ hợp của 2 gen trên có thể tạo ra mấy kiểu gen, viết các kiểu gen đó.

b) Khi giao phấn ngẫu nhiên có bao nhiêu kiểu giao phấn khác nhau từ các kiểu gen đó? Hãy viết các kiểu gen của P có thể có khi tiến hành giao phấn.

ĐÁP ÁN

a) Có thể tạo ra 3 kiểu gen là AA, Aa và aa

b) Có 6 kiểu giao phấn khác nhau( đây đc coi là 6 phép lai cơ bản)

1. AA( đỏ) x AA( đỏ) => 100%AAđỏ

2. AA(đỏ) x Aa( đỏ) => 50%AA 50% Aa, KH 100% đỏ

3. Aa( đỏ) x Aa( đỏ) => KG 1/4AA 2/4Aa 1/4aa, KH 3đỏ 1 trắng

4. Aa( đỏ) x aa( trắng)=> KG 1/2Aa 1/2aa, KH 1/2 đỏ 1/2 trắng

5. AA( đỏ) x aa( trắng)=> 100%Aa: 100% đỏ

6. aa(trắng) x aa( trắng) => 100%aa( trắng)

Câu 2. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đọt biến mới và các cây tứ bội giamt phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:

 A. 105 : 35 : 3 : 1 

 B. 105 : 35 : 9 : 1

 C. 35 : 35 : 1 : 1

 D. 33 : 11 : 1 : 1

ĐÁP ÁN

+ Cây tứ bội kiểu gen AAaaBbbb  tạo các loại giao tử theo tỉ lệ sau:

(1AA : 4Aa : 1 aa) (1Bb : 1 bb) = 5A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 1aabb

+ Khi cho cây tứ bội nói trên tự thụ, theo lí thuyết thế hệ sau có tỉ lệ kiểu hình là:

♂ (5A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 1aabb) x ♀ ( 5A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 1aabb) = 105(A-B-) : 35 (A-bb) : 3(aaB-) : 1(aabb)

--> Chọn A

Câu 3: Ở cừu, kiểu gien HH quy định có sừng, kiểu gien hh quy định không sừng, kiểu gien Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gien này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là

 A. F1: 100% có sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.

 B. F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.

 C. F1: 1 có sừng: 1 không sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.

 D. F1: 1 có sừng: 1 không sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.

ĐÁP ÁN

Lai cừu đực không sừng có kiểu gien hh với cừu cái có sừng có kiểu gien HH thu được F1 có kiều gien Hh (HH x hh => Hh) biểu hiện có sừng ở giới đực và không sừng ở giới cái.

Tỉ lệ F1 là 1 có sừng: 1 không sừng (vì tỉ lệ đực : cái = 1:1).

Cho F1 giao phối: Hh x Hh => F2: 1/4 HH có sừng: 1/2 Hh biểu hiện có sừng ở giới đực và không sừng ở giới cái: 1/4 hh không sừng.

Tỉ lệ F2 là 1 có sừng: 1 không sừng (vì tỉ lệ đực : cái = 1:1) 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng toán Xác định số loại kiểu gen và số kiểu giao phối Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?