DẠNG CÂU HỎI NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ DÂN CƯ
A. Lý thuyết
a. Cách hỏi:
Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của một vùng (2007, 2009, 2011), cả nước (2008)
b. Gợi ý cách trả lời:
1- Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư cả nước.
Lưu ý: cần trình bày cụ thể từng ý, cần rõ ràng đối với các ý lớn, ý nhỏ và sắp xếp theo thứ tự nhất định (ví dụ: 1, 2, a, b, -, +
* Đặc điểm phân bố dân cư:
- Mật độ dân số cao (so với thế giới)
- Phân bố không đều:
+ TDMN – ĐB
+ giữa các khu vực địa hình (MN-TD, ĐB-ĐB)
+ trong nội bộ một khu vực địa hình (MN, ĐB, hoặc trong một tỉnh…)
+ TT – nt
- Phân hóa: các cấp mật độ dân số (nêu các cấp mật độ dân số, so sánh cấp cao nhất và thấp nhất với nhau và với trung bình cả nước).
* Giải thích: dựa và sự khác biệt của các nhóm nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội
+ cao…
+ không đều (phân bố, phân hóa..)
2- Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của một vùng
* Khái quát chung về vùng (ngắn gọn, khoảng 3 - 4 dòng)
* Đặc điểm phân bố
- Mật độ DS phổ biến của vùng (cao? thấp? so với cả nước, so với vùng khác)
- Phân bố không đồng đều:
+ Giữa các khu vực và trong nội bộ từng khu vực:: Nơi đông (mật độ? Người/km2), nơi thưa (mật độ? Người/km2)
+ Giữa các tỉnh và trong nội bộ tỉnh
+ Giữa thành thị và nông thôn (nếu có)
- Có sự phân hóa: (nêu các cấp mật độ dân số, so sánh cấp cao nhất và thấp nhất với nhau và với trung bình cả nước).
* Giải thích: dựa và sự khác biệt của các nhóm nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội
Lưu ý: có thể nhận xét sau đó giải thích hoặc vừa nhận xét vừa giải thích luôn từng luận điểm. Thông thường để đảm bảo tính logic, trách lặp lại ý, tránh lãng phí thời gian... nên nhận xét đến đâu giải thích luôn đến đó.
B. Bài tập vận dụng
Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở ĐBSH?
Hướng dẫn giải
* Khái quát chung: ĐBSH bao gồm 11 tỉnh, thành phố với diện tích gần 15 nghìn km2 và số dân 18,2 triệu người (năm 2006), chiếm 4,5% diện tích và 21,6% số dân cả nước. Vùng tiếp giáp với TDMMBB, BTB và biển Đông. Đây là vùng đồng bằng lớn thứ 2 cả nước sau ĐBSCL.
* Đặc điểm phân bố dân cư: ĐBSH là vùng có mật độ dân số đông nhất cả nước với mật độ phổ biến là từ 1001 – 2000 người/km2, gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình cả nước, hơn 3 lần mật đô dân số ĐBSCL. Dân cư phân bố không đồng đều:
- Giữa các khu vực:
+ Dân cư tập trung đông ở khu vực phía Đông và Đông Nam của đồng bằng với mật độ chủ yếu từ 1001 – 2000 người/km2.
+ Dân cư thưa thớt ở rìa đồng bằng, các khu vực phía Tây với mật độ từ 101 – 200 người/km2
- Trong nội bộ từng khu vực:
+ Dân cư tập trung đông ở vùng trung tâm đồng bằng như Hà Nội (> 2000 người/km2), Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình (từ 1001 – 2000 người/km2)
+ Dân cư thưa thớt ở các khu vực xa trung tâm, khu vực rìa đồng bằng như ở Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, vùng bán sơn địa, ô trũng Hà Nam Ninh (501 – 1000 người/km2)
- Giữa các tỉnh:
+ Hà Nội: trung tâm và vùng ven sông Hồng có mật độ đông nhất > 2000 người/km2, khu vực xa trung tâm thưa còn 1001 – 2000 người/km2.
+ Nam Định: Đông ở phía Bắc và Nam với mật độ 1001 – 2000 người/km2; thưa ở phía Tây và phía Đông với mật độ 501 - 1000 người/km2
- Giữa nông thôn và thành thị: Dân cư tập trung đông ở các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình), các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp và các đô thị ven sông.
- Dân cư có sự phân hóa rõ rệt
+ Những nơi đông dân là ở ven sông Hồng, trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng (1001 – 2000 người/km2)
+ Những nơi dân cư thưa thớt là ở rìa đồng bằng, xa trung tâm các thành phố (101 – 200 người/km2)
* Giải thích: ĐBSH là vùng có mật độ dân số cao cả nước do:
- Đây là vùng đồng bằng có diện tích lớn thứ 2 cả nước, có vị trí địa lí thuận lợi cho sự cư trú của dân cư.
- Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; địa hình bằng phẳng, dải phù sa ngọt ven sông màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước nên thu hút dân cư.
- Kinh tế - xã hội: Đây là vùng có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế ngày càng được hoàn thiện nên dân cư tập trung với mật độ ngày càng đông.
- Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên nền nông nghiệp sớm được hình thành và phát triển, đồng thời đây cũng là vùng tập trung các thành phố lớn, các đô thị có quy mô lớn và trung bình ở nước ta nên sớm có sự định cư.
- Là một trong hai vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm của cả nước.
- Khu vực ven sông Hồng và ven biển phía Đông có mật độ rất cao do tập trung nhiều điều kiện thuận lợi như diện tích đất phù sa lớn có độ màu mỡ cao, nguồn nước dồi dào, có thủ đô Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị - xã hội của cả nước, vị trí địa lí gắn liền với các trục giao thông, kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ…
- Khu vực thưa dân là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, điển hình như khu vực bán sơn địa, vùng ô trũng, núi đá vôi có đất nông nghiệp kém màu mỡ; các khu vực hải đảo đều không thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế; kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông – lâm – ngư nghiệp.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Dựa vào Atlat ĐLVN kết hợp kiến thức đã học giải thích đặc điểm phân bố dân cư của TDMNBB và TN?
Câu 2: Dựa vào Atlat ĐLVN kết hợp kiến thức đã học giải thích đặc điểm phân bố dân cư của BTB và DHNTB?
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: