Phương pháp giải các dạng bài tập về đồ thị trong Hóa học năm 2021

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Dạng 1 : Cho CO2 tác dụng với Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2

Dạng bài tập này đồ thị có hình dáng như sau :

Các em cứ tư duy là CO2 làm hai nhiệm vụ là :

Nhiệm vụ 1 : đưa kết tủa lên cực đại với tỷ lệ mol 1 : 1

Nhiệm vụ 2 : hòa tan kết tủa với tỷ lệ mol cũng 1 : 1

2. Dạng 2 : Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp

Với dạng toán này các em chú ý các quá trình như sau (Theo hình vẽ):

Nhiệm vụ 1: \(\left[ \begin{gathered}
  Ca{(OH)_2} \hfill \\
  Ba{(OH)_2} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \to \left[ \begin{gathered}
  CaC{O_3} \hfill \\
  BaC{O_3} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.\)

Nhiệm vụ 2: \(\left[ \begin{gathered}
  NaOH \hfill \\
  KOH \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \to \left[ \begin{gathered}
  N{a_2}C{O_3} \hfill \\
  {K_2}C{O_3} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.\)

Nhiệm vụ 3: \(\left[ \begin{gathered}
  N{a_2}C{O_3} \hfill \\
  {K_2}C{O_3} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \to \left[ \begin{gathered}
  NaHC{O_3} \hfill \\
  KHC{O_3} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.\)

Nhiệm vụ 4: \(\left[ \begin{gathered}
  CaC{O_3} \hfill \\
  BaC{O_3} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \to \left[ \begin{gathered}
  Ca{(HC{O_3})_2} \hfill \\
  Ba{(HC{O_3})_2} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.\)

Khi làm bài cần quan sát kỹ trên hình vẽ xem CO2 đã làm những nhiệm vụ gì? Sau đó lập các phương trình đơn giản rồi suy ra đáp số.

3. Dạng 3. Bài toán cho kiềm (KOH,NaOH) vào dung dịch chứa \(Z{n^{2 + }}\)

Khi cho kiềm (KOH,NaOH ) vào dung dịch chứa Zn2+ ta hãy xem như  làm hai nhiệm vụ :

Nhiệm vụ 1: Đưa kết tủa lên cực đại.

Nhiệm vụ 2: Hòa tan kết tủa.

Chú ý : Tỷ lệ mol đều là 1 : 2

4. Dạng 4.Bài toán cho kiềm (KOH,NaOH) vào dung dịch chứa \(\left\{ \begin{gathered}
  {H^ + } \hfill \\
  Z{n^{2 + }} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.\)

Khi cho kiềm (KOH,NaOH ) vào dung dịch chứa \(\left\{ \begin{gathered}
  {H^ + } \hfill \\
  Z{n^{2 + }} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.\)​  ta hãy xem như  làm các  nhiệm vụ sau :

Nhiệm vụ 1: Trung hòa lượng axit

Nhiệm vụ 2: Đưa kết tủa lên cực đại.

Nhiệm vụ 3: Hòa tan kết tủa.

5. Dạng 5 . Cho (NaOH,KOH) vào dung dịch chứa

Đặc điểm cần chú ý của bài toán .

 

(1) OH làm 2 nhiệm vụ.

+ Nhiệm vụ 1 : Đưa kết tủa lên cực đại.

+ Nhiệm vụ 2 : Hòa tan kết tủa.

(2) tỷ lệ mol

+ ở nhiệm vụ 1 là 1:3

+ ở nhiệm vụ 2 là 1 :1

6. Dạng 6. Cho (NaOH,KOH) vào dung dịch chứa \(\left\{ \begin{gathered}
  A{l^{3 + }} \hfill \\
  {H^ + } \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.\)

Điểm cần chú ý khi giải toán OH- thường sẽ làm 3 nhiệm vụ:

 

NV1 : Trung hòa H+

NV2 : Đưa kết tủa lên cực đại.

NV3 : Hòa tan kết tủa.

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau :

Tỉ lệ a : b là

A. 4 : 3                        B. 2 : 3                        C. 1 : 1                                    D. 2 : 1.

Hướng dẫn giải

Nhìn vào đồ thị ta thấy ngay: \({n_{{H^ + }}} = a = 0,8\) (Nhiệm vụ 1 của  )

Tại vị trí \({n_{O{H^ - }}} = 2,8 = \underbrace {0,8}_{NV1} + \underbrace {3b}_{NV2} + \underbrace {\left( {b - 0,4} \right)}_{NV3}\,\,\,\, \to b = 0,6\)

Vậy ta có: \(\frac{a}{b} = \frac{4}{3}\)

→ Chọn A

Câu 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 và HCl,kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).

 

Tỷ lệ x : a là :

A.4,8                           B.5,0                                       C.5,2                           D.5,4

Hướng dẫn giải

Từ đồ thị ta có ngay : \(\left\{ \begin{gathered}
  {n_{{H^ + }}} = 0,6(mol) \hfill \\
  n_ \downarrow ^{M{\text{ax}}} = a \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.\)

Tại vị trí \({n_{O{H^ - }}} = 2,2 = \underbrace {0,6}_{NV1} + \underbrace {3a}_{NV2} + \underbrace {(a - 0,4)}_{NV3}\,\,\,\,\,\, \to a = 0,5(mol)\)

Vậy ta có : \(x = \underbrace {0,6}_{NV1} + \underbrace {3a}_{NV2} + \underbrace {(a - 0)}_{NV3}\,\,\,\,\,\, \to x = 2,6(mol)\,\,\,\,\,\,\, \to \frac{x}{a} = \frac{{2,6}}{{0,5}} = 5,2\)   

→Chọn C

Câu 3: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol H2SO4 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau :

Giá trị của a + b là : 

A.0,3                           B.0,25                         C.0,4                           D.0,35

Hướng dẫn giải

Từ hình vẽ ta thấy ngay : \({n_{{H^ + }}} = 0,2 \to a = 0,1\)

Lại có : \({n_{O{H^ - }}} = 1 = \underbrace {0,2}_{NV1} + \underbrace {3b}_{NV2} + \underbrace {(b - 0)}_{NV3}\,\,\,\,\,\, \to a = 0,2(mol)\)

\( \to a + b = 0,1 + 0,2 = 0,3(mol)\) →Chọn A

Câu 4 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 và HCl,kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).

Giá trị của x là :

A.0,35                         B.0,30                         C.0,25                         D.0,20

Hướng dẫn giải

Từ hình vẽ nhiệm vụ của OH- là \({n_{O{H^ - }}} = 1,6 = \underbrace {0,2}_{NV1} + \underbrace {3.0,4}_{NV2} + \underbrace {(0,4 - x)}_{NV3}\,\,\,\,\,\, \to x = 0,2(mol)\):  →Chọn D

Câu 5. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol ZnCl2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol) 

Tổng giá trị của a + b là

A. 1,4                          B. 1,6                          C. 1,2                          D. 1,3

Hướng dẫn giải

Dễ thây \({n_{{H^ + }}} = a = 0,6(mol)\)

Khi \({n_{O{H^ - }}} = 2,2 \to 2,2 = \underbrace {0,6}_{Trung\,\,H{\text{\`o a}}} + \underbrace {2b}_{NV\,2} + \underbrace {2(b - 0,4)}_{NV3} \to b = 0,6(mol)\)  →Chọn C

Câu 6: Cho 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,24M và Ba(OH)2 0,48M.Trong các đồ thị sau,trường hợp nào thể hiện đúng quá trình thí nghiệm trên (số liệu tính theo đơn vị mol).

C. LUYỆN TẬP

Bài 1: Cho 200 ml dung dịch X gồm NaAlO2 0,1M và Ba(OH)2 0,1M tác dụng với V ml dung dịch HCl 2M, thu được 0,78 gam kết tủa. Tính V?

Bài 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2 [hoặc Ba(AlO2)2], kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của x và y lần lượt là:

A. 0,05 và 0,15.

B. 0,10 và 0,30.

C. 0,10 và 0,15.

D. 0,05 và 0,30.

Bài 3: Cho từ từ dung dịch chứa x mol NaOH vào 300 ml dung dịch ZnSO4 1,5M thu được 19,8 gam kết tủa. Giá trị của x là:

A. 0,4 mol hoặc 1,4 mol.

B. 0,4 mol hoặc 1,2 mol.

C. 0,4 mol hoặc 1,6 mol.

D. 0,5 mol hoặc 1,4 mol.

Bài 4: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch gồm a mol HCl và b mol ZnSO4. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên sơ đồ sau :

Tỉ lệ a : b là:

A. 1 : 2.

B. 3 : 2.

C. 2 : 3.

D. 3 : 4.

Bài 5: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x (mol) là:

A. 0,4.

B. 0,6.

C. 0,7.

D. 0,65.

Bài 6: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,375M thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 1,344l lít.

B. 4,256 lít.

C. 8,512 lít.

D. 1,344l lít hoặc 4,256 lít.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải các dạng bài tập về đồ thị trong Hóa học năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?