I. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
1. Nguyên tắc chung
Nguyên tắc chung của phương pháp này là dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố:
“ Trong các phản ứng hóa học thông thường, các nguyên tố luôn được bảo toàn”
Điều này có nghĩa là:
Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kì trước và sau phản ứng luôn luôn bằng nhau
Điểm mấu chốt của phương pháp là phải xác định được đúng các hợp phần chứa nguyên tố X ở trước và sau phản ứng rồi áp dụng ĐLBT nguyên tố với X để rút ra mối quan hệ giữa các hợp phần → Kết luận cần thiết
2. Các trường hợp áp dụng và một số chú ý quan trọng
Phương pháp bảo toàn nguyên tố có thể áp dụng cho hầu hết các dạng bài tập, đặc biệt là các dạng bài hỗn hợp nhiều chất, xảy ra biến đổi phức tạp. Dưới đây là một số dạng bài tập tiêu biểu:
Dạng 1: Từ nhiều chất đầu tạo thành một sản phẩm
Từ dữ kiện đề bài ta tính số tổng mol nguyên tố X trong các chất ban đầu → tổng số mol X trong sản phẩm tạo thành → số mol sản phẩm:
Cho hỗn hợp A gồm các chất rắn Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 ta hoàn toàn trong dung dịch HCl, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m ?
Ta thấy, chất cuối cùng là Fe2O3. vậy nếu tính được tổng số mol Fe có trong A ta sẽ tính được số mol Fe2O3
Dạng 2: Từ một chất đầu tạo thành hỗn hợp nhiều sản phẩm
Dạng 3: Từ nhiều chất đầu tạo thành nhiều sản phẩm
Dạng 4: Bài toán đốt cháy trong hóa học hữu cơ
3. Một số chú ý để làm tốt phương pháp bảo toàn nguyên tố
- Hạn chế viết phương trình phản ứng mà thay vào đó là viết sơ đồ hợp thức(chú ý đến hệ số) biểu diễn các biến đổi cơ bản của các nguyên tố cần quan tâm
- Đề bài thường cho số mol của nguyên tố quan tâm, từ đó xác định được số mol hay khối lượng của các chất
4. Các bước giải
- Viết sơ đồ hợp thức
- Rút ra các mối quan hệ về số mol của các nguyên tố cần xác định theo yêu cầu của đề bài trên cơ sở dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố
II. BÀI TẬP MINH HỌA
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch sấy khô và nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn, m có giá trị là:
A. 23 gam
B. 32 gam
C. 24 gam
D. 42 gam
Hướng dẫn giải
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
HCl + NaOH → NaCl + H2O
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Nhận xét: Trong m gam chất rắn có 0,1 mol Fe2O3 ban đầu. Vậy chỉ cần tính lượng Fe2O3 tạo ra từ Fe theo mối quan hệ sau:
2Fe → Fe2O3
0,2(mol) → 0,1 (mol)
m = 0,2.160 = 32 (g)
→ Đáp án B
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27 gam bột nhôm và 2,04 gam bột Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y, nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Khối lượng của Z là:
A. 2,04 gam.
B. 2,31 gam.
C. 3,06 gam.
D. 2,55 gam
Hướng dẫn giải
\(\begin{gathered}
Theo BTNT : {n_{Al(A{l_2}{O_3}, Z)}} = {n_{Al(Al)}} + {n_{Al(A{l_2}{O_3})}} \hfill \\
\Rightarrow {n_{Al(A{l_2}{O_3}, Z)}} = \frac{{0,27}}{{27}} + \frac{{2,04}}{{102}} \times 2 = 0,05 mol \Rightarrow {n_{A{l_2}{O_3}(Z)}} = \frac{{0,05}}{2} = 0,025 mol \hfill \\
\Rightarrow {m_Z} = {m_{A{l_2}{O_3}(Z)}} = 0,025.102 = 2,55 gam \hfill \\
\end{gathered} \)
→ Đáp án D
Ví dụ 3: Cho 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được dung dịch A và V lit khí H2(đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc B nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m (gam) chất rắn:
a/ V có giá trị là:
A. 2,24 lit
B. 3,36 lit
C. 5,6 lit
D. 6,72 lit
b/ Giá trị của m là:
A. 18 gam
B. 20 gam
C. 24 gam
D. 36 gam
Hướng dẫn giải
Các phản ứng:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Mg + H2SO4 → FeSO4 + H2
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4
4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
Mg(OH)2 → MgO + H2O
a/ Ta có: \({{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}}}{\text{ = }}{{\text{n}}_{{\text{Mg}}}}{\text{ + }}{{\text{n}}_{{\text{Fe }}}}{\text{ = }}\frac{{2,4}}{{24}} + \frac{{11,2}}{{56}} = 0,3(mol)\)
→ V(H2) = 0,3.22,4 = 6,72 (lit)
→ Chọn D
b/ Dựa vào sự thay đổi chất đầu và chất cuối ta được sơ đồ hợp thức:
2Fe → Fe2O3 ; Mg → MgO
0,2 → 0,1(mol) 0,1 → 0,1 (mol)
m = 0,1.160 + 0,1.40 = 20(g)
→ Chọn B
Ví dụ 4: Thổi từ từ V lit hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8gam hỗn hợp 3 oxit: CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m
A. 0,224 lit và 14,48 gam
B. 0,672 lit và 18,46 gam
C. 0,112 lit và 12,28 gam
D. 0,448 lit và 16,48gam
Hướng dẫn giải
Thực chất phản ứng khử các oxit trên là:
CO + O → CO2
H2 + O → H2O
Khối lượng hỗn hợp khí tạo thành nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu chính là khối lượng của nguyên tử oxi trong các oxit tham gia phản ứng. Do vậy:
mO = 0,32 (g) → nO = \(\frac{{0,32}}{{16}} = 0,02({\text{mol)}}\)
→ n(CO) + n(H2) = 0,02 (mol) → V(CO + H2) = 0,02.22,4 = 0,448 (lit)
Áp dụng ĐLBTKL:
m(oxit) = m(chất rắn) + 0,32 → m(chất rắn) = 16,8 – 0,32 = 16,48 (g)
→ chọn D
Ví dụ 5: Thổi rất chậm 2,24 lit( đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 24 gam dư đang được đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là:
A. 22,4g
B. 11,2g
C. 20,8g
D. 16,8g
Hướng dẫn giải
Có thể làm nhanh:
m = 24 - \(\frac{{2,24*16}}{{22,4}}\) = 22,4 (g)
→ Chọn A
Ví dụ 6: Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm đi 0,32g. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với H2 là 15,5. Giá trị m là:
A. 0,92gam
B. 0,32gam
C. 0,62gam
D. 0,46gam
Hướng dẫn giải
CnH2n+1CH2OH + CuO → CnH2n+1CHO + Cu + H2O
Khối lượng chất rắn trong bình giảm chính là số gam nguyên tử O trong CuO phản ứng. Do đó:
mO = 0,32(g) → nO = \(\frac{{0,32}}{{16}} = 0,02({\text{mol)}}\)
→ Hỗn hợp hơi gồm: CnH2n+1CHO: 0,02 mol và H2O: 0,02 mol
Vậy hỗn hợp hơi có khối lượng là: m(hỗn hợp) = 31.0,04 = 1,24 (g)
Ta có: m(ancol) + 0,32 = m(hỗn hợp)
m(ancol) = 1,24 – 0,32 = 0,92 (g)
→ Đáp án A
Ví dụ 7: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl. Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng
A. 0,5 lit
B. 0,7 lit
C. 0,12lit
D. 1 lit
Hướng dẫn giải
Ta có: mO = m(oxit) – m(kim loại) = 5,96 – 4,04 = 1,92 (g)
→ nO = \(\frac{{1,92}}{{16}} = 0,12({\text{mol)}}\)
Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl thực chất chỉ là phản ứng:
2H+ + O2- → H2O
0,24 ← 0,12 mol
VHCl = \(\frac{{0,24}}{2} = 0,12(lit{\text{)}}\)
→ Đáp án C
Ví dụ 8: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là:
A. 0,04.
B. 0,075.
C. 0,12.
D. 0,06.
Hướng dẫn giải
Ta có sơ đồ sau:
2 FeS2 → Fe2(SO4)3
0,12(mol) → 0,06 (mol)
Cu2S → 2CuSO4
a (mol) → 2a (mol)
Bảo toàn nguyên tố S nên: 0,12.2 + a = 0,06.3 + 2a → a = 0,06
→ chọn câu D
Ví dụ 9: Cho 0,6 mol FexOy phản ứng nhiệt nhôm tạo ra 81,6g Al2O3.Công thức oxit sắt là:
A. FeO.
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Không xác định được.
Hướng dẫn giải
Nhận xét: Al lấy oxi trong oxit sắt nên số mol nguyên tử O trong 2 oxit là bằng nhau
( tức là bảo toàn) nên: 0,6y = \(\frac{{81,6*3}}{{102}}\) → y = 4 → Fe3O4
→ Chọn C
Ví dụ 10: Cho tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong 290 ml dung dịch HNO3 thu được khí NO và dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần 250 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Kết tủa tạo thành đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 32,03 gam chất rắn Z. Khối lượng mỗi chất trong X là:
A. 3,6g FeS và 4,4g FeS2
B. 2,2g FeS và 5,8g FeS2
C. 4,6g FeS và 3,4g FeS2
D. 4,4g FeS và 3,6g FeS2
Hướng dẫn giải
Nhận xét: Nguyên tố Fe và S được bảo toàn trong các quá trình phản ứng:
Ta có: 88 x + 120y = 8 [1]
Bảo toàn Fe và S: 160.\(\frac{{x + y}}{2}\) + 233.(x + 2y) = 32,03 [2]
Giải [1] và [2] → x = 0,05 mol ; y = 0,03 mol
→ m(FeS) = 88.0,05 = 4,4 (g) và m(FeS2) = 8 – 4,4 = 3,6 (g)
→ Chọn D
III. LUYỆN TẬP
Bài 1: Cho 4,48 lit khí CO2(đktc) tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Tính khối lượng muối thu được?
A. 8,4g.
B.10,6g
C.19g
D.15,2g
Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lit CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 9,85g
B. 11,82g
C. 17,73g
D. 19,7g
Bài 3: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là:
A. FeO;75%
B. Fe2O3;75%
C. Fe2O3;65%
D. Fe3O4;75%
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là:
A. 70 lit
B. 78,4 lit
C. 84 lit
D. 56 lit
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam H2O, m có giá trị là:
A. 1,48gam
B. 2,48gam
C. 14,8gam
D. 24,7gam
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức cần vừa đủ V lit O2(đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 8,96lit
B. 11,2lit
C. 6,72lit
D. 4,48lit
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai rượu đơn chức cùng dãy đồng đẳng cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 10,08 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Giá trị của V là:
A. 17,92.
B. 4,48.
C. 15,12.
D. 25,76.
Bài 8: Tiến hành crackinh ở nhiệt độ cao 5,8 gam butan. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6 và C4H10. Đốt cháy hoàn toàn X trong khí oxi dư rồi dẫn toàn bộ sản phẩm sinh ra qua bình đựng H2SO4 đặc. Tính độ tăng khối lượng của bình H2SO4 đặc là:
A. 9g
B. 4,5g
C. 18g
D. 13,5g
Bài 9: Đun nóng 7,6 gam hỗn hợp A gồm C2H2, C2H4 và H2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4 gam. Khối lượng tăng lên ở bình 2 là:
A. 11g
B. 22
C. 25 g
D. 15 g
Bài 10: Hỗn hợp khí A gồm một ankan, một anken, một ankin và H2. Chia A thành 2 phần có thể tích bằng nhau rồi tiến hành thí nghiệm sau:
Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong dư. Sau phản ứng cân thấy khối lượng bình 1 tăng 9,9 gam, bình 2 tăng 13,2 gam
Phần 2: Dẫn từ từ qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí B. Đốt hoàn toàn B rồi rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư thấy bình tăng m gam. Tìm giá trị của m ?
A. 13,1 g
B. 23,1
C. 11,1 g
D. 33,1 g
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích đoạn nội dung tài liệu Kỹ thuật giải bài toán bằng phương pháp bảo toàn nguyên tố môn Hóa học 12 năm 2021, để xem đầy đủ đáp án vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: