I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Dạng 1: Tính giá trị pH của dung dịch axit mạnh
HnA → nH+ + An-
1M nM
→ Tính pH của dung dịch axit:
pH = - lg[H+]
* Lưu ý: Trong một dung dịch có nhiều axit mạnh
→ Tổng nồng độ ion H+ = [H+]HCl + [H+]HNO3 + 2[H+]H2SO4…
2. Dạng 2: Tính giá trị pH của dung dịch bazơ mạnh (bazơ tan)
M(OH)n → Mn+ + nOH-
1M nM
→ [H+] = 10-14/[OH-]
Hay pH + pOH = 14
→ Tính pH của dung dịch bazơ:
pH = 14 - pOH = 14 + lg[OH-].
* Lưu ý: Trong dung dịch có nhiều bazo mạnh
→ Tổng nồng độ OH- = [OH-]NaOH + [OH-]KOH + 2[OH-]Ba(OH)2 + …
3. Dạng 3: Tính giá trị pH của dung dịch sau khi trộn dung dịch axit và dung dịch bazơ
- Tổng số mol H+ = nHCl + nHNO3 + 2nH2SO4
- Tổng số mol OH- = nNaOH + nKOH + 2nBa(OH)2 + 2nCa(OH)2
Phương trình ion thu gọn:
H+ + OH- → H2O
- Nếu H+ dư thì
[H+]dư = (nH+ ban đầu – nH+ phản ứng)/ tổng thể tích dung dịch
→ pH = - lg[H+]
- Nếu OH- dư thì
[OH-] = (nOH- ban đầu – nOH- phản ứng)/ tổng thể tích dung dịch
→ pH = 14 + lg[OH-].
4. Dạng 4: Pha loãng dung dịch pH bằng nước
Dung dịch A có pH = a được pha loãng bằng nước tạo thành dung dịch B có pH = b
→ số mol H+A = số mol H+B
CA.VA = CB.VB
→ VB = CA.VA/CB
Trong đó: VB = VA + VH2O
5. Dạng 5: Trộn 2 dung dịch axit và bazơ vào nhau
- Dung dịch axit mạnh có pH = a
- Dung dịch bazơ mạnh có pH = b
Gọi V và V’ lần lượt là thể tích của dung dịch axit và dung dịch bazơ
pH = a → [H+] = 10-a M
→ nH+ = 10-a.V mol
pH = b → [H+] = 10-b M
→ [OH-] = 10-14/10-b
→ nOH- = 10-14/10-b.V’ mol
Phương trình ion thu gọn:
H+ + OH- → H2O
- Nếu dung dịch thu được có pH = 7 thì axit và bazơ đều hết
10-14/10-b.V’= 10-a.V
→ Tỉ lệ V/V’ = 10-14/10-a.10-b
- Nếu dung dịch thu được có pH < 7 thì axit dư
nH+ dư = nH+ ban đầu – nH+ phản ứng
→ [H+] = (nH+ ban đầu – nH+ phản ứng)/ (V + V’)
→ [H+] = (CA.V – CB.V’)/(V + V’)
- Nếu dung dịch thu được có pH > 7 thì bazơ dư
nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng
→ [OH-] = (nOH- ban đầu – nOH- phản ứng)/(V + V’)
= (CB.V’ – CA.V)/(V + V’)
→ pH = 14 + lg[OH-].
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Trong dung dịch A chứa hỗn hợp dung dịch H2SO4 2.10-4M và HCl 6.10-4M.
Hướng dẫn
→ Tổng nồng độ ion H+ = [H+]HCl + 2[H+]H2SO4
= 6.10-4 + 2.2.10-4 = 10-3 M
→ pH = 3
Ví dụ 2: Tính pH của dung dịch NaOH, biết 2 lít dung dịch đó có chứa 8 gam NaOH
Hướng dẫn
nNaOH = 0,2 mol
CNaOH = 0,2/2 = 0,1M
NaOH → Na+ + OH-
0,1 0,1
→ [OH-] = 0,1M
→ pH = 14 + lg[0,1] = 13
Ví dụ 3. Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375 M và HCl 0,0125 M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.
Hướng dẫn
H+ + OH- → H2O
Tổng số mol OH-: (0,1.2 + 0,1).0,1 = 0,03 mol
Tổng số mol H+ : (0,0375.2 + 0,0125).0,4 = 0,035 mol
Số mol H+ dư: 0,035 – 0,03 = 0,005 mol → [H+]= 0,01M
→ pH = 2
Ví dụ 4. Pha loãng 600 ml dung dịch axit HCl có pH = 1 bằng V lit nước cất thu được dung dịch có pH = 3. Tìm V
Hướng dẫn
→ số mol H+đầu = số mol H+sau
Cđầu.Vđầu = Csau.Vsau
→ Vsau = Cđầu.Vđầu/Csau
= 0,6.10-1/10-3 = 60 lit
→ VH2O = 60 – 0,6 = 59,4 lit
Ví dụ 5: Phải lấy dung dịch axit mạnh pH = 5 và dung dịch bazơ mạnh pH = 9 theo tỉ lệ thể tích nào để được dung dịch có pH = 8
Hướng dẫn
nH+ = 10-5.V mol
nOH- = 10-14/10-b.V’ mol = 10-5.V’ mol
Phương trình ion thu gọn:
H+ + OH- → H2O
Dung dịch thu được có pH = 8 thì bazơ dư [OH-]sau = 10-6 M
nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng
→ [OH-] = (nOH- ban đầu – nOH- phản ứng)/(V + V’)
10-6 = (10-5.V’ – 10-5.V)/(V + V’)
→ V’/V = 9/11
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Câu nào sai khi nói về pH và pOH của dung dịch ?
A. pH = lg[H+]
B. pH + pOH = 14
C. [H+].[OH-] = 10-14
D. [H+] = 10-a ⇔ pH = a
Bài 2: Dung dịch H2SO4 0,10 M có
A. pH = 1
B. pH < 1
C. pH > 1
D. [H+] > 2,0M
Bài 3: pH của hỗn hợp dung dịch HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 12
Bài 4: pH của dung dịch Ba(OH)2 0,05M là.
A. 13
B. 12
C. 1
D. 11
Bài 5: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250ml dd có pH = 10
A. 0,1 gam
B. 0,01 gam
C. 0,001 gam
D. 0,0001 gam
Bài 6: Số ml dung dịch NaOH có pH = 12 cần để trung hoà 10ml dung dịch HCl có pH = 1 là
A. 12ml
B. 10ml
C. 100ml
D. 1ml.
Bài 7: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,15M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2nồng độ aM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 1. Giá trị của a và m lần lượt là
A.0,15 và 2,330
B. 0,10 và 6,990.
C.0,10 và 4,660
D. 0.05 và 3,495
Bài 8: Cho 300 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là
A. 134.
B. 147.
C. 114.
D. 169.
Bài 9: Ba dung dịch axit sau có cùng nồng độ mol: HCl, H2SO4, CH3COOH. Giá trị pH của chúng tăng theo thứ tự là
A. HCl, H2SO4, CH3COOH.
B. CH3COOH, HCl, H2SO4.
C. H2SO4, HCl, CH3COOH.
D. HCl, CH3COOH, H2SO4.
Bài 10: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là
A. a < b =1.
B. a > b = 1.
C. a = b = 1.
D. a = b > 1.
Bài 12: Tính pH của dd CH3COOH 0,2M, biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước
A. 5,46
B. 4,76
C. 2,73
D. 0,7
Bài 13: Cho dd hh X gồm HF 0,09M và KF 0,08M. Biết Ka của HF = 6,5.10-5, bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:
A. 1,1
B. 4,2
C. 2,5
D. 0,8
Bài 14: Khi pha loãng dung dịch axit HCl có pH = a ta thu được dung dịch mới có
A.pH > a
B. pH = a
C. pH < a
D. Cả A, B, C đều đúng
Bài 15: Cần trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 với bao nhiêu ml dung dịch NaOH có pH=10 để thu được dung dịch NaOH có pH = 11.
A.1
B.10
C.100
D.1000.
Bài 16: Trộn V1 lit dung dịch H2SO4 có pH = 3 với V2 lit dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có pH = 11, thì tỷ lệ V1: V2 có giá trị nào?
A. 9:11
B. 11:9
C. 9:2
D. 2:9
Bài 17. Phải lấy dung dịch axit mạnh V lit có pH = 5 và dung dịch bazơ mạnh V’ lit có pH = 9 theo tỉ lệ thể tích V/V’ để được dung dịch có pH = 6 là
A. 9/11.
B. 1/1.
C. 11/9.
D. 6/5.
Bài 18. Dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 (dd A), dung dịch HCl có pH = 1 (dd B).Đem trộn 2,75 lít dung dịch A với 2,25 lít dung dịch B. Tính pH của dung dịch này
A. 11.
B. 12.
C. 2.
D. 3.
Bài 19. X là dung dịch H2SO4 0,02M. Y là dung dịch NaOH 0,035M. Khi trộn lẫn dung dịch X và dung dịch Y ta thu được dung dịch Z có thể tích bằng tổng thể tích 2 dung dịch đem trộn và có pH = 2. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn 2 nấc. Hãy tính tỉ lệ thể tích giữa dung dịch X và dung dịch Y
A. 3/2.
B. 2/3.
C. 2/1.
D. 1/2.
Bài 20. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít khí H2 đktc và dung dịch Y. Tính PH của dung dịch Y (Coi dung dịch có thể tích như ban đầu ) .
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải bài tập pH của dung dịch môn Hóa học 11 năm 20211, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: