A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I- Khái niệm
Xyclo ankan là những hợp hidro cacbon có cấu tạo vòng, các liên kết giữa các nguyên tử cacbon đều là liên kết đơn C – C
- xiclo ankan có 1 vòng ( đơn vòng) gọi là mono xicloankan.
- xiclo ankan có nhiều vòng ( đa vòng) gọi là poli xicloankan.
II- Cấu tạo của mono xicloankan
Công thức chung là CnH2n ( n ³ 3 )
- Trong phân tử xicloankan ( trừ xiclopropan ): các nguyên tử cacbon không cùng nằm trên một mặt phẳng.
- Trong phân tử xiclo ankan, các nguyên tưt C liên kết nhau bằng những liên kết đơn C – C tạo nên mạch vòng.
* Đồng phân và cách gọi tên monoxicloankan:
a) Quy tắc:
Mạch chính là mạch vòng. Đánh số sao cho các số chỉ vị trí các mạch nhánh là nhỏ nhất.
Gọi tên nhánh theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.
Ví dụ:
II. TÍNH CHẤT
- C3,C4 ở thể khí; Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối
- Nhẹ hơn nước không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ -
- Không màu
1. Phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan và xiclobutan.
2. Phản ứng thế (tương tự ankan).
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Chất khí A là 1 xicloankan. Khi đốt cháy 672 ml A(đktc), thì thấy khối lượng CO2 tạo thành nhiều hơn khối lượng nước tạo thành 3,12 g.
a. Xác định công thức phân tử.
b. Viết công thức cấu tạo và tên các xicloankan ứng với công thức phân tử tìm được.
c. Cho chất A qua dung dịch brom, màu của dung dịch mất đi. Xác định công thức cấu tạo đúng của chất A.
Hướng dẫn giải
Số mol khí A là: nA = 0,672/22,4 = 0,03 mol; đốt cháy xicloankan: nCO2 = nH2O = x
Khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 3,12 gam: mCO2 – mH2O = 44x – 18x = 26x = 3,12 => x = 0,12 mol.
a.Phương trình đốt cháy:
CnH2n + 3n/2O2 → nCO2 + nH2O
n = 0,12/0,03 = 4
Vậy CTPT của xicloankan là: C4H8
b. Các đồng phân cấu tạo xicloankan của C4H8 là:
c. Chất A làm mất màu dung dịch nước brom. Vậy CTCT của A là
Bài 2: Hỗn hợp B gồm một ankan và 1 xicloankan. Dẫn m g B qua bình chứa nước brom dư thì khối lượng bình tăng 4,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam B thu được 11,2 lit CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Thành phần % khối lượng ankan trong B là?
Hướng dẫn giải
Khối lượng bình brom tăng là khối lượng của xicloankan: mxicloankan = 4,2 gam
Số mol H2O và CO2 thu được là: nH2O = 10,8/18 = 0,6 mol; nCO2 = 11,2/22,4 = 0,5 mol
Khối lượng của hỗn hợp B: mB = mC + mH = 0,5.12 + 0,6.2 = 7,2 gam
Khối lượng của ankan trong B là: mankan = 7,2 – 4,2 = 3 gam
Thành phần % khối lượng của ankan trong B là:
%(m) ankan = 3.110%/7,2 = 41,67%
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn một xicloankan A thu được hỗn hợp khí và hơi. Dẫn toàn bộ hỗn hợp đó qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra 9,85 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Hướng dẫn giải
nH2O = nCO2 = nBaCO3 = 9,85/197 = 0,05 mol
⇒ mH2O = 0,05.18 = 0,9 gam
mCO2 = 0,05.44 = 2,2 gam
mgiảm= 9,85 – (0,9 + 2,2) = 6,75.
Bài 4: Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một monoxicloankan. Tỉ khối của A đối với hiđro là 25,8. Đốt cháy hoàn toàn 2,58 g A rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 g kết tủa. Công thức phân tử của các chất trong hỗn hợp A là
Hướng dẫn giải
nCO2 = nBaCO3 = 35,46/197 = 0,18 mol
nA= 2,58/51,6 = 0,05 mol
mH = 2,58 – 0,18.12 = 0,42 gam
⇒ nH2O = 0,21 mol; nankan = 0,21 – 0,18 = 0,03 mol
⇒ nxicloankan = 0,02 mol;
CTPT của ankan và xicloankan lần lượt là: CnH2n+2 và CmH2m; ta có: 0,02n + 0,03m = 0,18 ⇔ 2n + 3m = 18 ⇒ n = 3 và m = 4.
Bài 5: Oxi hóa hoàn toàn 0,224 lit ( đktc) xicloankan X thu được 1,760g khí CO2. Biết X làm mất màu dd brom. X là:
A. Metylxiclobutan
B. xiclopropan
C. xiclobutan
D. Metylxiclopropan.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
CTPT X là CnH2n ; n = 0,04/0,01 = 4 ⇒ CTCT của X là :
C. LUYỆN TẬP
Câu 1. Có các câu sau nói về ankin:
1. Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử hiđro từ phân tử ankan
2. Ankin là hiđrocacbon mạch hở có công thức phân tử CnH2n-2 ( )
3. Ankin là hiđrocacbon không no có một liên kết ba C C
4. Ankin là hiđrocacbon mạch hở có một liên kết ba C C
5. Ankin là những hợp chất có công thức chung là R1-C C-R2 với R1, R2 là nguyên tử hiđro hoặc gốc hiđrocacbon no, mạch hở.
Các câu đúng là:
A. 4 và 5
B. 4 và 1
C. 4 và 2
D. 4 và 3
Câu 2. Để làm mất màu 200 gam dung dịch brom nồng độ 20% cần dùng 10,5 gam anken X. Công thức phân tử của X là:
A. C4H8
B. C5H10
C. C2H4
D. C3H6
Câu 3. X và Y là hai hiđrocacbon có cùng công thức phân tử là C5H8. X là một monome dùng để trùng hợp thành cao su isoprene; Y có mạch cacbon phân nhánh và tạo kết tủa khi cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH3-CH(CH3)-C CH
B. CH3-CH=CH-CH=CH2 và CH3-CH(CH3)-C CH
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2(CH3)-CH2-C CH
D. CH3-CH=CH-CH=CH2 và CH2(CH3)-CH2-C CH
Câu 4. Cho các dữ kiện liên quan đến một số ankađien như sau:
1. Tỉ khối hơi của ankađien A so với amoniac là 4.
2. Trộn lẫn một ankađien B ở thể khí với etan theo tỉ lệ thể tích 1: 2 được hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro bằng 19.
3. Trong phân tử ankađien D có 6 liên kết .
4. Ankađien E có tên gọi: 2,3-đimetylbuta-1,3-đien.
A, B, D, E có công thức phân tử lần lượt là:
A. C5H8, C3H4, C4H6, C6H10
B. C5H8, C3H4, C6H10, C4H6
C. C5H8, C6H10, C4H6, C3H4
D. C5H8, C4H6, C3H4, C6H10
Câu 5. Cao su buna là sản phẩm của phản ứng trùng hợp monome nào dưới đây?
A. Isopren
B. Vinyl clorua
C. Đivinyl
D. Etilen
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 0,014 mol hỗn hợp 2 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào dung dịch chưa 0,03 mol Ca(OH)2 thấy tạo ra 2 gam kết tủa trắng. Công thức phân tử của 2 ankin và thể tích của chúng (đktc) là
A. C2H2; 0,2688 lít và C3H4; 0,0448 lít
B. C2H2; 0,0448 lít và C3H4; 0,2688 lít
C. C3H4; 0,2688 lít và C4H6; 0,0448 lít
D. C3H4; 0,0448 lít và C4H6; 0,2688 lít
Câu 7. Có 0,896 lít hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon mạch hở làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch brom 0,5M. Sau phản ứng thấy còn 0,336 lít khí không bị hấp thụ. Tỉ khối hơi của A so với hiđro là 19. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là:
A. C2H2 và C4H10
B. C2H2 và C3H8
C. C3H4 và C4H10
D. C3H4 và C3H8
Câu 8. Ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu đồng phân dạng ankin?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9. Hỗn hợp A (gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một ankan) có tỉ khối hơi so với hiđro là 14,25. Cho 1,792 lít hỗn hợp A qua dung dịch brom dư thấy có 0,448 lít khí không bị brom hấp thụ. Sau phản ứng khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 1,96 gam. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của hiđrocacbon và thành phần % theo thể tích của ankan trong hỗn hợp A là
A. C4H8, C3H6 và CH4; 25% B. C4H8, C3H6 và CH4; 75%
C. C2H4, C3H6 và CH4; 25% D. C2H4, C3H6 và CH4; 75%
Câu 10. Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Khi nói về khả năng phản ứng của các chất này thì nhận định nào sau đây là đúng?
A. không có chất nào làm nhạt màu dung dịch KMnO4
B. có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
C. có hai chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.
D. cả bốn chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
Câu 11. Cho sơ đồ phản ứng sau:
Các chất A, B, D, E lần lượt có công thức cấu tạo là:
A. CH CH, CH2=CH-CH=CH2, CH C-CH=CH2, CH2=CH2
B. CH2=CH2, CH C-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH2, CH CH
C. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, CH C-CH=CH2, CH CH
D. CH CH, CH C-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH2, CH2=CH2
Câu 12. Hỗn hợp A gồm một ankan và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp này được 12,6 gam H2O, khối lượng oxi cần dùng cho phản ứng này là 36,8 gam và thể tích CO2 sinh ra bằng thể tích hỗn hợp A. Lấy 5,5 gam A cho qua dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) thì khối lượng kết tủa thu được nhỏ hơn 15 gam. Công thức phân tử đúng của 2 hiđrocacbon là:
A. C4H10 và C3H6 B. C2H6 và C3H4 C. C2H6 và C2H2 D. C4H10 và C2H2
Câu 13. Cho các câu sau:
1. Ankađien là những hiđrocacbon không no, mạch hở có hai liên kết đôi trong phân tử.
2. Những hiđrocacbon không no có hai liên kết đôi trong phân tử là ankađien.
3. Những hiđrocacbon có khả năng cộng hợp với hai phân tử hiđro thuộc loại ankađien.
4. Ankađien là những hiđrocacbon có công thức chung là CnH2n-2 ( ).
Số câu đúng là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 14. Một bình kín dung tích 2 lít ở 27,3oC chứa 0,03 mol C2H2; 0,015 mol C2H4 và 0,04 mol H2. Trong bình trên đã có sẵn một ít bột Ni (thể tích không đáng kể), nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp khí A gồm 3 hiđrocacbon có áp suất p2. p2 nhận kết quả
A. 0,6 atm B. 1,6 atm C. 1,2 atm D. 1,0 atm
Câu 15. Cho butađien tác dụng với hiđro có kim loại Ni làm xúc tác có thể thu được:
A. isobutilen B. butilen C. butan D. isobutan
Câu 16. Chọn định nghĩa đúng về anken.
A. Anken là những hiđrocacbon ứng với công thức CnH2n .
B. Anken là những hiđrocacbon không no là phân tử chứa một liên kết đôi C=C.
C. Anken là những hiđrocacbon mà phân tử chứa một liên kết đôi C=C.
D. Anken là những hiđrocacbon không no có công thức CnH2n .
Câu 17. Trong số các đồng đẳng của etilen thì chất nào có thành phần % nguyên tố cacbon là 85,71%?
A. C2H4 B. C3H6 C. Tất cả các anken D. C6H12
Câu 18. Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Cho X tác dụng với 3,136 lít hiđro tới phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí trong đó có hiđro dư và một hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi dẫn hỗn hợp khí và hơi sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 13,52 gam đồng thời có 16 gam kết tủa được tạo thành. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức của hai hiđrocacbon là:
A. C3H8 và C3H6 B. C5H12 và C5H10 C. C2H6 và C2H4 D. C4H10 và C4H8
Câu 19. Có 3 hiđrocacbon A, B, D có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó tỉ lệ mol nguyên tử hiđro và cacbon lần lượt là1:1, 2:1, 3:1. A, B lần lượt có công thức phân tử:
A. C4H4, C4H8 B. C3H4, C3H6 C. C2H2, C2H4 D. C6H6, C6H12
Câu 20. Có hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon A, B, C. Khi đốt cháy lần lượt A, B, C thì trong cả ba trường hợp thể tích CO2 thu được đều bằng hai lần thể tích của mỗi hiđrocacbon ở cùng điều kiện. Trong hỗn hợp X, nếu đốt cháy hoàn toàn A và C thì số mol CO2 và H2O sinh ra bằng nhau, còn nếu đốt cháy hoàn toàn A và B thì tỉ lệ số mol H2O và CO2 thu được là 17/14. A, B, C và thành phần % mỗi chất trong hỗn hợp X là:
A. C2H6, 30% - C2H4, 30% - C2H2, 40% B. C3H8, 30% - C3H6, 30% - C3H4 - 40%
C. C2H6, 30% - C2H4, 40% - C2H2, 30% D. C2H6, 40% - C2H4, 30% - C2H2, 20%
Trên đây là phần trích dẫn Lý thuyết và bài tập chuyên đề Xyclo Ankan môn Hóa học 11 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!