Ôn tập chuyên đề Phản xạ toàn phần môn Vật Lý 11 năm 2021

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

 

I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

1. Hiện tượng phản xạ toàn phần

Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng mà trong đó chỉ tồn tại tia phản xạ mà không có tia khúc xạ.

2. Điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần

– Tia sáng truyền theo chiều từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn. (Hình 34)

– Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần (i gh).

3. Phân biệt phản xạ toàn phần và phản xạ thông thường

Giống nhau

– Cũng là hiện tượng phản xạ, (tia sáng bị hắt lại môi trường cũ).

– Cũng tuân theo định luật phản xạ ánh sáng .

Khác nhau

– Hiện tượng phản xạ thông thường xảy ra khi tia sáng gặp một mặt phân cách hai môi trường và không cần thêm điều kiện gì.

Trong khi đó, hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi thỏa mãn hai điều kiện trên.

– Trong phản xạ toàn phần, cường độ chùm tia phản xạ bằng cường độ chùm tia tới. Còn trong phản xạ thông thường, cường độ chùm tia phản xạ yếu hơn chùm tia tới.

4. Lăng kính phản xạ toàn phần

Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối thủy tinh hình lăng trụ có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân

Ứng dụng 

Lăng kính phản xạ toàn phần được dùng thay gương phẳng trong một số dụng cụ quang học (như ống nhòm, kính tiềm vọng …).

Có hai ưu điểm là tỉ lệ phần trăm ánh sáng phản xạ lớn và không cần có lớp mạ như ở gương phẳng.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1/ Theo định luật khúc xạ ánh sáng, khi tia sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn thì:    

A. Thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.                   

B. Có hiện tượng phản xạ toàn phần.    

C. Góc khúc xạ sẽ bằng 00 khi góc tới là 00. 

D. Góc khúc xạ sẽ bằng 900 nếu góc tới là 900.

2/ So sánh hiện tượng phản xạ thông thường và phản xạ toàn phần:

A. Phản xạ thông thường xảy ra khi gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường dưới mọi góc tới.

B. Phản xạ toàn phần xảy ra khi tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới i > igh.         

C. Cường độ sáng của tia phản xạ toàn phần lớn hơn phản xạ thông thường.        

D. Tất cả đều đúng.

3/ Câu nào dưới đây là không đúng:      

A. Khi chùm sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm sáng khúc xạ.

B. Ta luôn luôn có tia khúc xạ khi a/s đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

C. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ chùm sáng phản xạ gần như bằng cường độ chùm sáng tới.

D. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ mtrường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.

4/ Hiện tượng phản xạ tòan phần là hiện tượng

A. ánh sáng bị phản xạ tòan bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. ánh sáng bị phản xạ tòan bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.

C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.

D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

5/ Hiện tượng phản xạ tòan phần xảy ra với hai điều kiện l: ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang

A. hơn sang môi trường chiết quang kém với góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ tòan phần;

B. kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ tòan phần;         

C. kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ tóan phần;         

D. hơn sang môi trường chiết quang kém với góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ tòan phần.

6/ Trong các ứng dụng  sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ tòan phần là

A. gương phẳng.        

B. gương cầu.            

C. dẫn sáng trong nội soi.                                          

C. thấu kính.

7/ Cho 2 môi trường: thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5, nuớc có chiết suất n’ =  1,33. Kết luận nào dưới đây là đúng về hiện tượng phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa 2 môi trường.

A. Phản xạ toàn phần xảy ra khi tia sáng đi từ nước ra thuỷ tinh với góc tới i>igh. Với sinigh = n’/n.

B. Phản xạ toàn phần xảy ra với mọi tia sáng  đi từ thuỷ tinh vào nước.

C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi tia sáng đi từ thuỷ tinh đến mặt phân cách với góc tới i>igh. Với sinigh = n’/n.

D. Góc giới hạn phản xạ toàn phần là igh với sinigh = n/n’.

8/ Phát biểu nào sau đây là sai về hiện tượng phản xạ toàn phần:         

A. Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ có thể xảy ra khi môi trường chứa tia tới có chiết suất lớn hơn môi trường chứa tia khúc xạ.         

B. Góc giới hạn phản xạ toàn phần bằng tỉ số của chiết suất môi trường chiết quang kém với chiết suất của môi trường chiết quang hơn.

C. Phản xạ toàn phần chỉ có thể xảy ra khi góc tới mặt phân cách lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.

D. Khi có phản xạ toàn phầnxảy ra thì 100% ánh sáng truyền trở lại môi trường cũ chứa tia tới.

9/ Chiết suất của thuỷ tinh là n1 lớn hơn chiết suất của nước là n2:

A. Vận tốccủa ánh sáng trong nước nhỏ hơn vận tốc của ánh sáng trong thuỷ tinh. 

B. Vận tốc của ánh sáng trong nước bằng với vận tốc ánh sáng trong thuỷ tinh.

C. Góc giới hạn bởi 2 môi trường thuỷ tinh – nước được xác định bởi công thức: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\).

D. Góc giới hạn bởi 2 môi trường thuỷ tinh – nước được xác định bởi công thức: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

10/ So sánh hiện tượng phản xạ thông thường và phản xạ toàn phần:

A. Phản xạ thông thường xảy ra khi gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường dưới mọi góc tới.      

B. Cường độ sáng của tia phản xạ toàn phần lớn hơn phản xạ thông thường. 

C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới i > igh.                  

D. Tất cả đều đúng.

11/ Gọi n1 và n2 là chiết suất của môi trường tới và môi trường khúc xạ.; i, igh , r lần lượt là góc tới và góc giới hạn, góc khúc xạ. Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ có thể  xảy ra khi :

A. i> igh  và n1 > n2.          

B. i> igh  và n2 > n1.             

C. i> igh .             

D. n1 > n2.

12/ Ba môi trường trong suốt gồm không khí và 2 môi trường chiết suất n1 > n2 . Lần lượt cho ánh sáng truyền tới mặt phân cách của tất cả các cặp môi trường có thể tạo ra. Biểu thức có thể có của sinigh của cặp môi trường thích hợp là:      

\(\begin{array}{l}
A.\sin {i_{gh}} = \frac{1}{{{n_1}}}\\
B.\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\\
C.\sin {i_{gh}} = \frac{1}{{{n_2}}}
\end{array}\)

D. Tất cả đều đúng.

13/ Sự phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng từ 1 môi trường truyền sang môi trường khác.

A. có chiết suất nhỏ hơn chiết suất của môi trường đầu.

B. có chiết suất lớn hơn chiết suất của môi trường đầu.

C. có chiết suất bằng chiết suất của môi trường đầu.       

D. có góc tới nhỏ hơn góc tới giới hạn.

14/ Để hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra thì:

A. Anh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém chiết quang hơn.

B. Góc tới phải đạt  .         

C. Góc tới phải rất lớn.               

D. Tất cả đều đúng.

15/ Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng để:         

A. Chế tạo gương cầu trong kính thiên văn phản xạ.  

B. Chế tạo lăng kính.        

C. Chế tạo sợi quang học.                                                        

D. Chế gương chiếu hậu của xe.

 

...

-(Nội dung đề và đáp án từ câu 16-29 của phần bài tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Ôn tập chuyên đề Phản xạ toàn phần môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?