TỪ TRƯỜNG CỦA TRÁI ĐẤT CHẤT THUẬN TỪ - NGHỊCH TỪ
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT
- Trường từ của Trái Đất, đường thẳng nối hai cực từ tạo thành một góc 11,3° so với trục quay của Trái Đất. Từ quyển dạng khiên trên bề mặt của Trái Đất từ các hạt bị tích điện của gió mặt trời. Nó bị nén vào ban ngày (mặt hứng ánh sáng Mặt Trời) do lực của các hạt bay đến và giãn nở vào ban đêm.
-Các chất trong tự nhiên khi đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ tức là bị từ hóa các chất có tính từ hóa. Đa số các chất có tính từ hóa yếu : Gồm chất nghịch từ và thuận từ.
-Tùy theo sự sắp xếp của các dòng điện trong phân tử có thể khử lẫn nhau hoàn toàn ( chất nghịch từ ) hoặc không hoàn toàn (chất thuận từ).
*Nguyên nhân sự từ hóa các chất trong các vật có cùng dòng điện kín do sự chuyển động của các electron trong nguyên tử tạo thành
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1/ Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt.
B. Coban và hợp chất của coban.
C. Niken và hợp chất của niken.
D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
2/ Pb1: Tại mổi vị trí trên mặt đất kim la bàn định hướng bắc – nam.
Pb2: Trái đất là 1 nam châm khổng lồ có cực nam gần với cực bắc địa lí.
A. Phát biểu 1 sai, pb 2 đúng.
B. Phát biểu 1 đúng, pb 2 sai.
C. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng. Hai pb không có liên quan.
D. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng. Hai pb có liên quan.
3A/ Một kim nam châm ở trạng thái tự do, không đặt gần các nam châm và dòng điện. Nó có thể nằm cân bằng theo bất cứ phương nào. Kim nam châm này đặt tại
A. Chí tuyến bắc.
B. Xích đạo.
C. Địa cực từ.
D. Chí tuyến nam.
4A/ Pb1: Dòng điện tác dụng lực lên 1 nam châm đặt gần nó.
Pb2: Đưa kim la bàn tới gần 1 bình điện phân đang hoạt động thì kim la bàn lệch khỏi hướng bắc nam.
A. Phát biểu 1 sai, pb 2 đúng.
B. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng. Hai pb có liên quan.
C. Phát biểu 1 đúng, pb 2 sai.
D. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng. Hai pb không có liên quan.
5A/ Nhận xét nào sau đây không đúng về từ trường Trái Đất?
A. Từ trường Trái Đất làm trục các nam châm thử ở trạng thái tự do định vị theo phương Bắc Nam.
B. Cực từ của Trái Đất trùng với địa cực của Trái Đất.
C. Bắc cực từ gần địa cực Nam.
D. Nam cực từ gần địa cực Bắc.
6/ Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và // với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn
A. hút nhau.
D. đẩy nhau.
C. không tương tác.
D. đều dao động.
7/ Hai dây dẫn thẳng song song với nhau cách nhau 10cm đặt trong kk. Dòng điện trong 2 dây có cường độ 2A và 5A. Tính lực từ tác dụng lên một đoạn dây 1 dài 20cm.
A. 4.10-4N.
B. 4.10-5N.
C. 4.10-6N.
D. 4.10-7N.
8/ Hai dây dẫn thẳng dài song song được đặt trong kk. Cường độ dòng điện trong 2 dây bằng nhau và bằng 1A. Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của dây bằng 20 . Tính khoảng cách giữa 2 dây đó.
A. 1mm.
B. 1cm.
C. 1dm.
D. 1m.
9/ Một khung dây có kích thước 2cm x 3cm đặt trong từ trường đều. Khung dây gồm 200 vòng. Cho dòng điện có cường độ 0,2A đi vào khung dây. Momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung có giá trị lớn nhất bằng 24.10-4N.m. Tính cảm ứng từ của từ trường .
A. 0,1T.
B. 0,01T.
C. 0,1mT.
D. 0,01mT.
10/ Một khung dây hình chử nhật có các cạnh dài 3cm và 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-2T. Cạnh AB của khung vuông góc với các đường sức từ. Dòng điện qua khung có cường độ 2A. Tính giá trị lớn nhất của momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung.
A. 1,5.10-5N.m.
B. 15.10-5N.m.
C. 0, 5.10-5N.m.
D. Kết quả khác.
-(Hết)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn về Từ trường của trái đất - Chất thuận từ và nghịch từ môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.