TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT
1. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài
Vectơ cảm ứng từ B tại một điểm được xác định:
- Điểm đặt tại điểm đang xét.
- Phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đang xét
- Chiều được xác định theo quy tắc nắm tay phải
- Độ lớn: \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r}\)
2. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn
Vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây được xác định:
- Phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây
- Chiều là chiều của đường sức từ: Khum bàn tay phải theo vòng dây của khung dây sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều của dòng điện trong khung , ngón tay cái choảy ra chỉ chiều đương sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện
- Độ lớn : \(B = 2\pi {10^{ - 7}}\frac{{NI}}{R}\)
R: Bán kính của khung dây dẫn
I: Cường độ dòng điện
N: Số vòng dây
3. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn
Từ trường trong ống dây là từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ được xác định
- Phương song song với trục ống dây
- Chiều là chiều của đường sức từ:
- Độ lớn : \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}nI\) n=N/l: Số vòng dây trên 1m
N là số vòng dây, llà chiều dài ống dây
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1/ Một dây dẫn thẳng dài có dđ nằm trong mp P. Hai điểm M, N trong mp P và đối xứng nhau qua dây. Vectơ cứ từ tại 2 điểm này có tính chất nào sau đây:
A. Cùng vuông góc với mp P và cùng chiều nhau.
B. Cùng nằm trong mp P và // cùng chiều nhau.
C. Cùng v/góc với mp P và ngược chiều nhau.
D. Cùng nằm trong mp P và // ngược chiều nhau.
2/ Cảm ứng từ tại 1 điểm bên trong ống dây có dđ chạy qua không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. Bán kính mổi vòng dây.
B. Bán kính mổi vòng dây và môi trường bên trong ống dây.
C. Số vòng dây.
D. Môi trường bên trong ống dây.
3/ Nếu cường độ dòng điện trong dây tròn tăng 2 lần và đường kính dây tăng 2 lần thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây
A. Tăng 2 lần.
B. Giảm 2 lần.
C. Không đổi.
D. Tăng 4 lần.
4/ Chọn câu đúng:
A. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường tròn.
B. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường thẳng // cách đều nhau.
C. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường thẳng // với dòng điện.
D. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
5/ Độ lớn của cảm ứng từ của dòng điện tròn gây ra tại tâm tăng lên khi:
A. Số vòng dây quấn tăng.
B. Bán kính của vòng dây giảm.
C. Cường độ của dđ tăng.
D. Tất cả đều đúng.
6/ Pb1: những đường cảm ứng từ bên trong ống dây điện là những đường thẳng //.
Pb2: bên trong ống dây điện có từ trường đều.
A. Pb 1 đúng, Pb 2 sai.
B. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng.
C. Pb 1 sai, pb 2 đúng.
D. Pb 1 sai, pb 2 sai
7/ Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây:
A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.
B. Vuông góc với dây dẫn.
C. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.
D. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn.
8/ Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng tư sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài
A. Phụ thuộc hình dạng dây dẩn.
B. Phụ thuộc môi trường xung quanh.
C. Phụ thuộc bản chất dây dẫn.
D. Phụ thuộc độ lớn dòng điện.
9/ Một dây dẫn thẳng dài có đoạn giữa uốn thành vòng tròn trong mp thẳng đứng bên phải dây. Khi có dđ qua dây theo chiều từ dưới hướng lên thì vectơ cứ từ tại tâm của vòng tròn có:
A. Phương vuông góc mp hình tròn, hướng ra ngoài
B. Phương vuông góc mp hình tròn, hướng vào trong.
C. Phương thẳng đứng, hướng lên.
D. Phương thẳng đứng, hướng xuống.
10/ Cảm ứng từ tại 1 điểm trong từ trường do dđ gây ra phụ thuộc vào:
A. Cường độ dđ chạy trên mạch.
B. Hình dạng và kích thước của mạch điện.
C. Môi trường xung quanh.
D. Cả 3 yếu tố.
11/ Cảm ứng từ do dđ thẳng gây ra tại điểm N và M là BN và BM trong đó: BM = 4BN. Khoảng cách từ M và N đến dđ :
A. RM = ½.RN. B. RM = 2.RN.
C. RM = ¼.RN. D. RM = 4.RN.
12/ Hai điểm M và N gần dđ thẳng dài mà khoảng cách từ M đến dđ gấp 2 lần khoảng cách từ N đến dđ. Gọi cảm ứng từ tại M là BM và tại N là BN thì:
A. BM = 4BN . B. BM = 2.BN .
C. BM = ¼.BN . D. BM = ½.BN .
13/ Cảm ứng từ của 1 dđ chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại 1 điểm M có độ lớn tăng lên khi:
A. M di chuyển // với dây và ngược chiều với dđ trên dây.
B. M di chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây.
C. M di chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây.
D. M di chuyển // với dây và cùng chiều với dđ trên dây.
14/ Pb1: Một dây dẫn thẳng dài có dđ tạo xung quanh nó 1 từ trường đều.
Pb2: Tại những điểm có cùng khoảng cách d tới dây thì cảm ứng từ bằng nhau.
A. Pb 1 đúng, Pb 2 sai.
B. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng.
C. Pb 1 sai, pb 2 đúng.
D. Pb 1 sai, pb 2 sai
15/ Một dây dẫn thẳng dài có dđ I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây . Kết luận nào sau đây là sai:
A. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau.
B. M và N đều nằm trên một đường sức từ.
C. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau.
D. Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau.
...
-(Nội dung đề và đáp án từ câu 16-71 của phần bài tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Ôn tập Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.