ÔN TẬP TỪ TRƯỜNG –
CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA TỪ TRƯỜNG
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT
1. Tương tác từ
Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với nam châm và giữa dòng điện với dòng điện đều gọi là tương tác từ. Lực tương tác trong các trường hợp đó gọi là lực từ.
2. Từ trường
- Khái niệm từ trường: Xung quanh thanh nam châm hay xung quanh dòng điện có từ trường.
Tổng quát: Xung quanh điện tích chuyển động có từ trường.
- Tính chất cơ bản của từ trường: Gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó.
- Cảm ứng từ: Để đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ, người ta đưa vào một đại lượng vectơ gọi là cảm ứng từ và kí hiệu là \(\overrightarrow B \).
Phương của nam châm thử nằm cân bằng tại một điểm trong từ trường là phương của vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) của từ trường tại điểm đó. Ta quy ước lấy chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm thử là chiều của \(\overrightarrow B \).
3. Đường sức từ
Đường sức từ là đường được vẽ sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.
4. Các tính chất của đường sức từ:
- Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ một mà thôi.
- Các đường sức từ là những đường cong kín. Trong trường hợp nam châm, ở ngoài nam châm các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
- Các đường sức từ không cắt nhau.
- Nơi nào cảm ứng từ lớn hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cảm ứng từ nhỏ hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ thưa hơn.
5. Từ trường đều
Một từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau gọi là từ trường đều.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1/ Chọn câu sai: Đường sức của từ trường:
A. Không cắt nhau.
B. Là những đường cong kín.
C. Là những đường cong không kín.
D. Là những đường mà tiếp tuyến với nó trùng với hướng của từ trường tại đó.
2/ Pb1: Từ trường tại mổi điểm có 1 hướng xác định.
Pb2: Hai đường cảm ứng từ của 1 từ trường không cắt nhau.
A. Phát biểu 1 sai, pb 2 đúng.
B. Phát biểu 1 đúng, pb 2 sai.
C. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng. Hai pb không có liên quan.
D. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng. Hai pb có liên quan.
3/ Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho:
A. Tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. Pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. Tiếp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. Pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
4/ Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và:
A. Tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.
B. Tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
C. Tác dụng lực điện lên điện tích.
D. Tác dụng lực hút lên các vật.
5/ Đường sức từ không có các tính chất nào sau đây:
A. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
B. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường.
C. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
D. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
6/ Pb1: Tương tác từ chỉ xảy ra giữa các hạt mang điện cđ.
Pb2: Tương tác điện chỉ xảy ra giữa các hạt mang điện đứng yên.
A. Phát biểu 1 đúng, pb 2 sai.
B. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng. Hai pb có liên quan.
C. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng. Hai pb không có liên quan.
D. Phát biểu 1 sai, pb 2 đúng.
7/ Chọn câu sai:
A. Tương tác giữa 2 hạt mang điện chuyển động là tương tác giữa 2 từ trường của chúng.
B. Điện tích cđ vừa là nguồn gốc của điện trường vừa là nguồn gốc của từ trường.
C. Xung quanh hạt mang điện cđ có 1 từ trường.
D. Điện tích đứng yên là nguồn gốc của điện trường tĩnh.
8/ Chọn câu sai: giữa 2 nhánh của 1 nam châm hình chử U:
A. Lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
B. Cảm ứnh từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. Phương và chiều của lực từ tác dụng lên nam châm tại mọi điểm là như nhau.
D. Các đường sức // và cách đều nhau.
9/ Pb1: Xung quanh mổi dòng điện có 1 từ trường.
Pb 2: Tương tác giữa 2 dđ là tương tác giữa 2 từ trường của chúng.
A. Phát biểu 1 đúng, pb 2 sai.
B. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng. Hai pb không có liên quan.
C. Phát biểu 1 sai, pb 2 đúng.
D. Pb 1 đúng, Pb 2 đúng. Hai pb có liên quan.
10/ Tính chất cơ bản của từ trường là
A. Gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt lên nó.
B. Gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
C. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
D. Gây ra lực tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
...
-(Nội dung đề và đáp án từ câu 11-23 của phần bài tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Ôn tập Từ trường – Các đại lượng đặc trưng của từ trường môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.