NỘI DUNG ÔN THI HỌC KỲ 1 HOÁ 11CB (2019-2020)
Câu 1.Cho các chất: HNO3, Ca(OH)2, CH3COONa, CH3COOH, NaCl. Có bao nhiêu chất điện li mạnh:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 2.Cho các chất sau: HCl, H2SO3, HNO3, KOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2, NaNO3, NaCl. Có bao nhiêu chất điện li yếu?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 3.Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, NH3, CuSO4. Các chất điện li yếu là:
A. H2O, CH3COOH, NH3. B. H2O, CH3COOH, CuSO4.
C. H2O, NaCl, CuSO4, CH3COOH. D. NaOH, CuSO4, NaCl.
Câu 4. Phương trình điện li nào sau đây viết sai ?
A. Ca(NO3)2 → Ca2+ + 2NO3– B. K2CrO4 → 2K+ + CrO42 –
C. Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO42– D. K2SO4 → K2+ + SO42 –
Câu 5. Phương trình điện li nào viết sai?
A. H2SO4 → 2H+ + SO42 – B. NaOH → Na+ + OH–
C. NaClO → Na+ + ClO – D. KCl → K+ + Cl–
Câu 6.Phương trình điện li nào đúng?
A. CaCl2 → Ca+ +2Cl- B. Ca(OH)2 → Ca+ + 2 OH –
C. AlCl3 → Al3+ +3Cl2- D. Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-
Câu 7. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai:
A. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl B. 2NaHSO4 + BaCl2 → Ba(HSO4)2 + 2NaCl
C. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
Câu 8. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng axit–bazơ?
A. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O B. 6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O
C. H2SO4 + CaCl2 → CaSO4 + 2HCl D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Câu 9. Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion?
A. MgSO4 + CaCl2 → MgCl2 + CaSO4. B. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3.
C. 2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2. D. Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag.
Câu 10.Phương trình phân tử: K2CO3 + MgCl2 → 2KCl + MgCO3 có phương trình ion rút gọn sau ?
A. K+ + Cl – → KCl . B. K2CO3 + Cu2+ → 2K+ + CuCO3.
C. CO32– + CuCl2 → 2Cl – + CuCO3. D. Mg2+ + CO32– → MgCO3.
Câu 11.Cho phương trình ion thu gọn: H+ + OH – → H2O. Phương trình ion thu gọn đã cho biểu diễn bản chất của các phản ứng hóa học nào sau đây ?
A. KOH + HCl → KCl + H2O B. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4 D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Câu 12.Cho phương trình hóa học của phản ứng ở dạng ion thu gọn: CO32– + 2H+ → H2O + CO2
Phương trình ion thu gọn trên là của phương trình dạng phân tử nào sau đây
A. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
C. MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O D. BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
Câu 13.Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây cho môi trường có pH nhỏ hơn 7?
A. NaCl. B. NaOH. C. Na2SO4. D. HCl.
Câu 14.Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường pH > 7 ?
A. NaCl. B. KNO3. C. HCl. D. NaOH.
Câu 15. Phát biểu không đúng là
A. Môi trường kiềm có pH < 7. B. Môi trường kiềm có pH > 7.
C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường axit có pH < 7.
Câu 16.Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?
A. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm. B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
C. Dd có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh. D. Dd có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
Câu 17.Phát biểu không đúng là
A. Môi trường kiềm có pH < 7. B. Môi trường kiềm có pH > 7.
C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường axit có pH < 7.
Câu 18.Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Ở điều kiện thường, N2 ở trạng thái khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí.
B. Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
C. Amoniăc là chất khí, không màu, tan nhiều trong nước, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí.
D. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
Câu 19.Chỉ ra nội dung không đúng:
A. Photpho đỏ độc, kém bền trong không khí ở nhiệt độ thường.
B. Khi làm lạnh, hơi của photpho trắng chuyển thành photpho đỏ.
C. Photpho đỏ có cấu trúc polime.
D. Photpho đỏ không tan trong nước, nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete...
Câu 20.Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
Câu 21.Kim cương và than chì là các dạng :
A. đồng hình của cacbon B. đồng vị của cacbon
C. thù hình của cacbon D. đồng phân của cacbon
Câu 22.“Nước đá khô” không nóng chảy mà thănh hoa nên được dùng tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:
A. CO rắn B. SO2 rắn C. H2O rắn D. CO2 rắn
Câu 23. Khi tham gia phản ứng hóa học, C
A. chỉ thể hiện tính khử. B. không thể hiện tính khử hay tính oxi hóa.
C. chỉ thể hiện tính oxi hóa. D. vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
Câu 24. H3PO4 có tính chất nào sau đây:
A. chỉ thể hiện tính axit. B. thể hiện tính axit và tính khử.
C. chỉ thể hiện tính oxi hoá. D. thể hiện cả tính axit và tính oxi hoá mạnh.
Câu 25. Trong các câu phát biểu sau câu phát biểu nào đúng:
A. NH3 chỉ thể hiện tính bazơ. B. H3PO4 có tính axit và tính oxi hóa.
C. NH3 chỉ thể hiện tính khử. D. NH3 thể hiện cả tính khử và tính bazơ yếu.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. C có tính oxi hóa và tính khử. B. P có tính oxi hóa và tính khử.
C. HNO3 có tính axit và tính oxi hóa. D. CO có tính khử.
b. 1 chất tác dụng chất gì ?
Câu 27.Dãy chất nào sau đây phản ứng được với N2:
A. Li, CuO, O2, NaOH B. HCl, Ca(OH)2, CaCl2, MgCl2
C. Al, H2, Mg, O2 D. Ca(OH)2, KOH, H2SO4, HNO3
Câu 28.Si phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. O2, F2, Mg, HCl, NaOH B. Ca(OH)2, KOH, HCl , Na2CO3
C. O2, F2, Mg, NaOH D. O2, Mg, HCl, NaOH
Câu 29.HNO3 loãng thể hiện tính axit khi tác dụng với:
A. Cu, S, FeO, Al, Fe(OH)2, FeCl2. B. Fe2O3, Fe(OH)3, NaOH, Na2CO3.
C. MgO, Na2CO3, Fe3O4, FeCl2, Al. D. FeO, NaOH, MgO, FeCl3, P.
Câu 30.Cho các chất: HCl (1), NaCl (2), NaOH (3), BaCl2 (4), NaNO3 (5). Chất nào tác dụng được với dung dịch (NH4)2CO3 ?
A. (1), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (4), (5). D. (1), (4).
....
Trên đây là phần trích dẫn Nội dung ôn thi học kì 1 môn Hóa 11 năm học 2019 - 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!