SỞ GD VÀ ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KỶ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC KHỐI 11 – CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 – 2020 |
CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI
I. LÍ THUYẾT
1. Nêu các khái niệm: chất điện li, sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Lấy ví dụ minh hoạ và viết phương trình điện li.
2. Định nghĩa axit, bazơ theo thuyết Arenius. Định nghĩa hiđroxit lưỡng tính, muối. Lấy ví dụ minh hoạ và viết phương trình điện li.
3. Khái niệm tích số ion của nước, pH. Xác định môi trường của dung dịch dựa vào giá trị pH, hay [H+].
4. Nêu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Nắm vững cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
1. Xác định nồng độ ion trong dung dịch chất điện li (Độ điện li α và Hằng số điện li Ka; Kb).
2. Bài tập áp dụng định luật bảo toàn điện tích.
3. Bài tập tính pH của dung dịch:
a) Axit hoặc hỗn hợp axit (Axit yếu).
b) Bazơ hoặc hỗn hợp bazơ (Bazơ yếu).
c) Hỗn hợp muối của axit yếu và axit yếu.
d) Hỗn hợp axit+bazơ.
4. Bài tập áp dụng định luật pha loãng.
5. Bài tập áp dụng phương trình ion thu gọn (Vận dụng phương pháp phương trình ion rút gọn).
6. Bài tập về axit, bazơ, muối và hiđroxit lưỡng tính.
7. Bài tập tổng hợp.
CHƯƠNG II: NITƠ – PHOTPHO
I. LÍ THUYẾT
1. Cấu tạo phân tử; tính chất vật lí, hoá học của nitơ; trạng thái tự nhiên; ứng dụng và điều chế nitơ trong công nghiệp.
2. Tính chất vật lí, hoá học của amoniac; ứng dụng và điều chế amoniac. Tính chất hoá học của muối amoni.
3. Cấu tạo phân tử; tính chất vật lí, hoá học của axit nitric; ứng dụng và điều chế axit nitric. Tính chất hoá học của muối nitrat.
4. Tính chất vật lí, hoá học của photpho; trạng thái tự nhiên; ứng dụng và điều chế photpho. Tính chất hoá học của axit photphoric; muối photphat. Nhận biết muối photphat.
5. Các loại phân bón hoá học: Thành phần, tính chất, cách điều chế, ứng dụng.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
1. Bài tập tổng hợp NH3 từ H2 và N2. Hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac.
2. Bài tập đốt cháy nitơ, hấp thụ sản phẩm cháy vào nước thu axit tương ứng.
3. Bài tập về amoniac (tác dụng với axit và với muối “muối Cu2+; Zn2+; Ag+”).
4. Bài tập về muối amoni (tác dụng với bazơ và nhiệt phân).
5. Bài tập về axit nitric (tác dụng với kim loại, phi kim và oxit: Vận dụng phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp qui đổi,...).
6. Bài tập về muối nitrat (nhiệt phân).
7. Bài tập về đốt cháy photpho, hấp thụ sản phẩm cháy vào nước thu axit tương ứng.
8. Bài tập về H3PO4 phản ứng với Bazơ kiềm (P2O5 phản ứng với Bazơ kiềm).
9. Bài tập nhận biết ion PO43-.
10. Bài tập về phân bón.
11. Bài tập tổng hợp.
CHƯƠNG III: CACBON – SILIC
I. LÍ THUYẾT
1. Tính chất vật lí 2 dạng thù hình cơ bản của Cacbon, tính chất hoá học của cacbon, viết các phản ứng chứng minh tính chất đó. Trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng của cacbon.
2. Tính chất hoá học các hợp chất của cacbon: Cacbon monooxit, Cacbon đioxit, muối Cacbonat, axit Cacbonic. Viết các phương trình phản ứng chứng minh.
3. Tính chất của Silic và các hợp chất của silic.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
1. Bài tập về cacbon.
2. Bài tập về CO khử Oxit kim loại (Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp tăng giảm khối lượng).
3. Bài tập về CO2 phản ứng với Bazơ: Xác định muối, khối lượng muối, khối lượng kết tủa, lượng CO2 phản ứng,... (CO2 phản ứng với hỗn hợp bazơ kiềm và bazơ kiềm thổ).
4. Bài tập về muối cacbonat (tác dụng với bazơ, axit và nhiệt phân).
5. Bài tập về silic (tác dụng với bazơ kiềm).
6. Bài tập về muối silicat.
7. Bài tập tổng hợp.
CHƯƠNG IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ
I. LÍ THUYẾT
1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ? Cách phân loại hợp chất hữu cơ? Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ?
2. Các phương pháp lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
1. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ
a. Dựa vào công thức đơn giản nhất.
b. Dựa vào % khối lượng các nguyên tố.
c. Dựa trực tiếp vào khối lượng sản phẩm đốt cháy.
2. Bài tập tổng hợp.
C. ĐỀ THI MINH HỌA
Câu 1: Sục 4,48 lít khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 10 gam B. 15 gam C. 20 gam D. 30 gam
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do
A. sự dịch chuyển của các cation.
B. sự dịch chuyển của các phân tử hòa tan.
C. sự dịch chuyển của các electron.
D. sự dịch chuyển của cả cation và anion.
Câu 3: Phương trình phân tử: CaCO3+ 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O có phương trình ion thu gọn là
A. 2H+ + CO → CO2 + H2O B. Ca2+ + 2Cl- → CaCl2
C. 2HCl + CO → CO2 + H2O + Cl- D. CaCO3+ 2H+ → Ca2+ + H2O+ CO2
Câu 4: Tính pH của dung dịch KOH 0,0001M?
A. 12 B. 3 C. 4 D. 10
Câu 5: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
(1) thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
(2) phần lớn là ít tan trong nước.
(3) liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(4) liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
(5) dễ bay hơi, khó cháy.
(6) phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Các câu đúng là
A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch H3PO4 không dẫn điện.
(2) Dung dịch NH3 là bazơ mạnh làm quỳ tím hóa xanh.
(3) Al, Fe, Cr bị thụ động bởi dung dịch axit HNO3 đặc nguội.
(4) H2SiO3 là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.
(5) Hợp chất hữu cơ là tất cả các hợp chất của cacbon.
Số phát biểu sai là
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: A → B → C → D → HNO3
A, B, C, D lần lượt là
A. N2; NH3; NO; NO2. B. N2; NH3; N2O; NO2.
C. N2O5; N2; NO; NH3. D. N2; N2O; NO; NO2.
Câu 8: Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch. Khối lượng muối khan thu được là
A. 16,4 gam B. 38,2 gam C. 14,2 gam D. 24,0 gam
Câu 9: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là
A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. Giấy quỳ mất màu.
C. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh. D. Giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 10: Cho 12,8 gam kim loại X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc. Sau phản ứng thu được 8,96 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại X là
A. Zn(M=65) B. Cu(M=64) C. Ag(M=108) D. Fe(M=56)
Câu 11: Dung dịch X chứa 0,1 mol Na+, 0,3 mol Mg2+, 0,3 mol Cl- và x mol SO42-. Cô cạn dung dịch X lượng chất rắn thu được là
A. 39,35 gam B. 65,75 gam C. 58,55 gam D. 39,53 gam
Câu 12: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hoá chất cần sử dụng là
A. dd NaNO3 và dd HCl. B. Tinh thể NaNO3 và dd HCl.
C. Tinh thể NaNO3 và dd H2SO4 đặc. D. dd NaNO3 và dd H2SO4 đặc.
Câu 13: Loại than nào được dùng làm chất độn khi lưu hoá cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giày?
A. Than cốc. B. Than gỗ. C. Than muội. D. Than chì.
Câu 14: Thành phần chính của thuốc ở hai bên thành bao diêm là
A. KClO3. B. bột than. C. photpho trắng. D. photpho đỏ.
Câu 15: Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là (bỏ qua sự điện li của nước)?
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 16: Trộn dung dịch X chứa NaOH 0,1M; Ba(OH)2 0,2M với dung dịch Y chứa HCl 0,2M; H2SO4 0,1M theo tỉ lệ nào về thể tích để dung dịch thu được có pH=13?
A. VX:VY=5:3 B. VX:VY=4:5 C. VX:VY=6:4 D. VX:VY=5:4
Câu 17: Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử?
A. N2 + O2 → 2NO B. N2 + 3Mg → Mg3N2
C. N2 + 3H2 → 2NH3 D. N2 + 6Li → 2Li3N
Câu 18: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.
Câu 19: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 6,72 gam B. 5,6 gam C. 16,0 gam D. 11,2 gam
Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn a gam Cu(NO3)2 thu được 11,2 lít khí (đktc). Giá trị của a là
A. 63,7 B. 37,6 C. 36.7 D. 73,6
Câu 21: Cho 10 gam hỗn hợp cacbon và silic tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của cacbon trong hỗn hợp là
A. 21% B. 42% C. 79% D. 60%
Câu 22: - Hòa tan 6,4 gam Cu bằng 120 ml dung dịch HNO3 1M tạo V1 lít khí NO (đktc).Hòa tan 6,4 gam Cu bằng 120 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M tạo V2 lít khí NO (đktc). Tỉ lệ V1 : V2 là
A. 2 : 3 B. 1 : 2 C. 1 : 1 D. 2 : 1
Câu 23: Phản ứng hoá học nào sau đây không xảy ra?
A. CaCO3 → CaO + CO2 B. Na2CO3 → Na2O + CO2
C. MgCO3 → MgO + CO2 D. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Câu 24: Thành phần chính của “thủy tinh lỏng” dùng để tẩm vải, gỗ làm cho những vật liệu này không cháy, dùng làm hồ dán đồ thủy tinh và đồ sứ là
A. dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.
B. Dung dịch đậm đặc của H2SiO3.
C. Dung dịch đậm đặc của muối silicat.
D. dung dịch loãng của Na2SiO3 và K2SiO3.
Câu 25: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là
A. 4,48 lít B. 1,12 lít C. 2,24 lít D. 0,112 lít
Câu 26: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỷ khối hơi so với hiđro bằng 31. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ X là
A. C4H12O4 B. C2H6O2 C. C3H9O3 D. CH3O
Câu 27: Dãy các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Ba2+, Na+, S2-, Cl- B. Ba2+, Na+, NO3-, Cl-
C. Ba2+, Na+, OH-, Cl- D. Ba2+, Na+, CO32-, Cl-
Câu 28: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 300 ml dung dịch HCl 0,1M. Nồng độ [H+] trong dung dịch sau phản ứng là
A. 0,04M B. 0,02M C. 0,1M D. 0,06M
Câu 29: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng
A. phân kali. B. phân đạm. C. phân lân. D. phân vi lượng
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thì thu được khối lượng muối khan là
A. 77,1 gam B. 53,1 gam C. 17,7 gam D. 71,7 gam
Câu 31: Cho các phát biểu nào sau:
(1) Amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
(2) Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
(3) Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+)
(4) Nitrophotka là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
(5) Supephotphat đơn chỉ có muối Ca(H2PO4)2
Các phát biểu đúng là
A. (1)(2)(5) B. (1)(3)(4)(5) C. (4)(5) D. (1)(2)(3)(4)
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 15. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ X là
A. C2H6O. B. CH2O. C. C2H4O. D. CH2O2.
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dich KOH 2M vào dung dịch X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào dung dịch X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 16,10 B. 32,20 C. 24,15 D. 17,71
Câu 34: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là
A. 19,76 gam. B. 19,20 gam. C. 20,16 gam. D. 22,56 gam.
Câu 35: Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl, K2SO4, (NH4)2SO4, ta có thể chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau?
A. Dung dịch Ba(OH)2. B. Dung dịch BaCl2.
C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch NaOH.
Câu 36: Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 4,9. Cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác nung nóng được hỗn hợp mới có tỉ khối so với hiđro là 6,125. Hiệu suất tổng hợp NH3 là
A. 40,00% B. 16,67% C. 42,86% D. 57,14%
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Trần Văn Kỷ, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!