TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 NĂM 2019-2020 MÔN HÓA HỌC 11 |
Chương I: SỰ ĐIỆN LI
Câu 1: Cho hình vẽ sau
Bóng đèn không sáng là của hình
A. (b). B. (a), (b). C. (c) . D. (a), (c).
Câu 2: Số lượng chất điện li trong các chất: K2SO4, CH3COOH, C6H6, Ca(OH)2 và KCl.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 3: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, chọn biểu thức đúng
A. \({C_{{H^ + }}} \ne {C_{C{H_3}CO{O^ - }}}\)
B. \({C_{{H^ + }}} = 0,1M\)
C. \({C_{C{H_3}CO{O^ - }}} = 0,1M\)
D. \({C_{{H^ + }}} = {C_{C{H_3}CO{O^ - }}} < 0,1M\)
Câu 4: Trong dung dịch HCOOH gồm có các phần tử
A. chỉ có H+. B. chỉ có HCOO- . C. H+ và HCOO-. D. HCOOH, H+, HCOO-
Câu 5: Trộn lẫn 200mL dung dịch KCl 0,1M và 300mL dung dịch K2SO4 0,2M thu được dung dịch mới có số mol cation K+ là
A. 0,08. B. 0,12. C. 0,14. D. 0,1.
Câu 6: Trộn lẫn 200mL dung dịch NaCl 0,1M và 400mL dung dịch BaCl2 x(M) thu được dung dịch mới có số mol anion là 0,1. Giá trị của x
A. 0,24. B. 0,12. C. 0,2. D. 0,1.
Câu 7: Hòa tan a gam FeSO4.7H2O vào nước tạo thành 100mL dung dịch có nồng độ Fe2+ bằng 0,4M. Giá trị của a
A. 22,24. B. 12,16. C. 11,12. D. 6,08.
Câu 8: Trộn 40 mL dung dịch HCl 0,05M với 40 mll H2SO4 0,075M. pH của dung dịch thu được có giá trị
A. 1. B. 2. C. 3. D. 1,5.
Câu 9: Trộn 250 mL dung dịch KOH 0,01M với 250 mL dung dịch Ba(OH)2 0,005M thu được dung dịch (X). Giá trị pH của (X)
A. 12. B. 13. C. 11. D. 10.
Câu 10: Trộn V(L) dung dịch HNO3 0,01M với V (L) dung dịch KOH 0,03M thu được dung dịch mới có giá trị pH
A. 14. B. 12. C. 13. D. 13,3.
Câu 11: Trộn 200mL dung dịch HNO3 với 300mL dung dịch Ca(OH)2 0,05M thu được dung dịch mới có pH = 1. Nồng độ của HNO3 đã dùng là
A. 0,4. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,1.
Câu 12: Trộn 100mL dung dịch HCl với 400mL dung dịch Ba(OH)2 0,1875M thu được dung dịch mới có pH = 13. Nồng độ của HCl đã dùng.
A. 0,5. B. 0,1. C. 1. D. 2.
Câu 13: Thể tích dung dịch NaOH có pH = 13 cần cho vào 100ml H2SO4 0,06M để được dung dịch mới có giá trị pH = 2.
A. 200 ml. B. 100 ml. C. 300 ml. D. 50 ml.
Câu 14: Dung dịch HCl có pH = 2, cần pha loãng dung dịch này (bằng nước cất) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 3
A. 10 lần. B. 9 lần. C. 8 lần. D. 5 lần.
Câu 15: Thêm 90mL nước cất vào 10mL dung dịch NaOH có pH = 14, khuấy đều. Dung dịch lúc này có giá trị pH
A. 12. B. 13. C. 11. D. vẫn là 14.
Câu 16: Muối vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH
A. MgCl2. B. Mg(HSO4)2. C. NaHSO3. D. Na2SO3.
Câu 17: Chất không đồng thời tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH
A. Al(OH)3. B. Zn(OH)2. C. NaHCO3. D. Mg(OH)2.
Câu 18: Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào Al2(SO4)3
A. có kết tủa trắng. B. có kết tủa trắng, sau đó tan một phần.
C. không có hiện tượng xảy ra. D. có kết tủa trắng, sau đó tan lại hết.
Câu 19: Nhóm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Ba2+, \(SO_4^{2 - }\)
B. OH- , Zn2+.
C. NH4+, OH-
D. Ca2+, HCO3-
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 20 đến câu 84 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 85: Đốt hợp chất hữu cơ (X) trong khí O2 vừa đủ thấy thoát ra khí CO2 và hơi H2O. Nguyên tố chắc chắn có trong (X)
A. cacbon và hidro. B. cacbon và nito.
C. cacbon, hidro và nito. D. cacbon, hidro và oxi.
Câu 86: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ (X) trong một lượng O2 vừa đủ. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa và khối lượng bình tăng lên 18,6 gam. Khối lượng Hidro trong (X)
A. 0,6 gam. B. 0,3 gam. C. 1,2 gam. D. 2,05 gam.
Câu 87: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam hợp chất hữu cơ trong một lượng O2 vừa đủ. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch trong bình giảm đi 11,6 gam. Khối lượng của nguyên tố Oxi trong hợp chất hữu cơ là
A. 0 gam. B. 1,6 gam. C. 3,2 gam. D. 0,64 gam.
Câu 88: Số lượng nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
- Phép phân tích định tính nhằm xác định khối lượng nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
- Trong phép phân tích định lượng xác định được sự có mặt của nguyên tố oxi.
- Chất có CTĐGN là C2H5 thì CTPT cũng là C2H5.
- CTĐGN cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 89: Hợp chất (X) có CTĐGN là CH3. Nhận xét sai về (X)
A. CTPT C2H6. B. Có 5H
C. Có 6H. D. thuộc loại hợp chất hidrocacbon.
Câu 90: Hợp chất (X) chứa hai nguyên tố Cacbon và Hidro. Đốt cháy hoàn toàn x mol X trong một lượng O2 vừa đủ thu được 2x mol CO2 và 3x mol nước. CTPT của (X)
A. C4H6. B. C2H6. C. C4H4. D. C2H4.
Câu 91: Đốt cháy hoàn toàn 1,12L hidrocacbon (X) (ở đktc) trong một lượng O2 vừa đủ. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 20 gam kết tủa và đồng thời khối lượng bình tăng lên 10,6 gam. Công thức phân tử của (X)
A. C4H6. B. C2H6. C. C4H4. D. C2H4.
Câu 92: Đốt cháy hoàn toàn hợp hidrocacbon (X) trong một lượng O2 vừa đủ thu được x mol CO2 và 2x mol nước. Công thức phân tử của X là
A. C4H6. B. C2H6. C. CH4. D. C2H4.
Câu 93: Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon (X) trong một lượng O2 vừa đủ. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa và phần nước lọc; đồng thời khối lượng bình tăng lên 12,4 gam. Đun sôi phần nước lọc lại thu thêm 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT có thể có của (X)
A. C4H6. B. C2H6. C. C4H4. D. C2H4.
Câu 94: Đốt cháy hoàn toàn 5,2 gam hợp chất hữu cơ (X) (chứa C, H) trong một lượng O2 vừa đủ. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng dung dịch nước vôi trong thu được 30 gam kết tủa và phần nước lọc. Đun sôi phần nước lọc thu thêm 5 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử không thể của (X) là
A. C2H2. B. C6H6. C. C4H4. D. C2H4.
Câu 95: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ (X) (chứa C, H) trong một lượng O2 vừa đủ. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua 150mL dung dịch Ba(OH)2 1M trong thu được 19,7 gam kết tủa và phần nước lọc. Đun sôi phần nước lọc lại thu thêm kết tủa nữa. Công thức phân tử của (X) là
A. C3H6. B. C3H8. C. C2H6. D. C2H4.
Câu 96: Để đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp gồm C2H6O và C3H6O thì cần dùng V (L) khí O2 (đktc), thu được 0,28 mol khí CO2. Giá trị của V gần nhất với là
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
Câu 97: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp gồm CH≡CH, CH2=CH2 và CH3–CH2–OH, trong một lượng oxi vừa đủ. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được b gam kết tủa. Mối quan hệ giữa a và b
A. b = 100a. B. b = 200a. C. b = 150a. D. b = 300a.
Câu 98: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hơi của hợp chất hữu cơ (X) trong 0,4 mol khí O2 (dư). Toàn bộ sản phẩm cháy và oxi dư được dẫn qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa và đồng thời khối lượng dung dịch giảm 5,8 gam. Khí thoát ra khỏi bình có số mol là 0,05. CTPT của (X)
A. C2H6. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C3H8.
Câu 99: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hơi của hợp chất hữu cơ có dạng CxHyOz trong 25,6 gam khí O2 (dư). Sản phẩm sau phản ứng gồm khí và hơi được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa và đồng thời khối lượng bình tăng lên 28,4 gam. Khí thoát ra khỏi bình có số mol là 0,3. Giá trị của x và z
A. 2 và 2. B. 2 và 1. C. 1 và 1. D. 1 và 1.
Câu 100: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp gồm C2H4, C3H8 và C4H10 trong một lượng oxi vừa đủ, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu được qua bình đựng nước vôi trong dư, thu được 25 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch nước vôi giảm a gam so với ban đầu. Giá trị của a
A. 8,6. B. 6,8. C. 7,6. D. 6,7.
....
Trên đây là Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Trần Phú, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Phan Liêm
- Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Trần Văn Kỷ
Chúc các em học tập thật tốt!