Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “thương mại“ (tr.24) Địa lí 12

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “THƯƠNG MẠI” (TR. 24)

A. Kiến thức trọng tâm

Trang 24 có 2 bản đồ là bản đồ Thương mại tỉ lệ 1:9.000.000 và bản đồ Ngoại thương, tỉ lệ 1:180.000.000.

– Bản đồ Thương mại tập trung phản ánh các nội dung chính.

+ Thứ nhất là tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ các tỉnh tính theo đầu người bằng phương pháp đồ giải (Cartogram) với gam màu nóng thay đổi sắc độ từ vàng nhạt (mang giá trị dưới 4 triệu đồng) đến sắc độ hồng (mang giá trị là trên 16 triệu đồng).

+ Thứ hai là giá trị xuất nhập khẩu của các tỉnh bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ (Cartodiagram) với biểu đồ cột bao gồm cột thể hiện giá trị xuất khẩu và cột thể hiện giá trị nhập khẩu, với giá trị tương ứng quy ước trong bản đồ.

+ Thứ ba: Biểu đồ cột chồng thể hiện Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần KT qua các năm và Biểu đồ Cơ cấu giá trị hàng Xuất – Nhập khẩu năm 2007.

– Bản đồ Ngoại thương thể hiện kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ (Cartodiagram) với biểu đồ hình tròn theo bậc thang quy ước bao gồm giá trị dưới 1 tỉ USD đến trên 6 tỉ USD.
+ Ngoài ra, còn có Biểu đồ Cột ghép thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007.

Bản đồ thương mại

Bản đồ ngoại thương

– Bản đồ này có thể khai thác nhiều kiến thức địa lí như tình hình phát triển thương mại trong nước; kết hợp với vốn kiến thức đã học ta có thể giải thích một số hiện tượng : tình hình phát triển ngoại thương, tốc độ tăng trưởng XNK, cán cân XNK, cơ cấu hàng XNK, thị trường…

 – Khi trình bày sự phát triển các hiện tượng nên dựa vào biểu đồ hoặc bảng số liệu có trong trang atlat, sự phân bố của hiện tượng bằng các kí hiệu có trong bản đồ của atlat hoặc kiến thức ngoại thương đã học.

+ Trình bày và phân tích tình hình phát triển thương mại nước ta ? (dựa vào biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ qua một số năm để biết được sự phát triển và cơ cấu theo thành phần KT của ngành cũng như ngành nào chiếm tỉ trọng lớn nhất và xu hướng tăng trưởng của từng thành phần KT trong hoạt động thương mại, ngoài ra phải dựa vào vốn kiến thức và bài học trong SGK).

+ Các tỉnh nào có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tính theo đầu người cao nhất, thấp nhất? Tại sao ?

+ Tình hình ngoại thương nước ta những năm gần đây ? (sự phát triển của ngoại thương dựa vào biểu đồ xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các năm để thấy được sự tăng trưởng và cán cân giá trị XNK; biểu đồ cơ cấu giá trị XNK để thấy được sự phát triển về chất của nền KT nước ta; bản đồ kim ngạch buôn bán giữa VN và các nước cho biết bạn hàng quan trọng, dựa vào SGK và vốn kiến thức để giải thích).

B. Luyện tập

Câu 1. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị hàng – xuất khẩu năm 2007 của nước ta ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất là

A. công nghiệp nặng và khoáng sản.

B.  nông, lâm sản.

C.  công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

D.  thủy sản.

Câu 2. Căn cứ  Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, xác định tỉnh nào sau đây có cán cân xuất nhập khẩu dương?

A. Hải Phòng.               B. Quảng Ninh.          C. Lào Cai.                  D. Phú Yên.

Câu 3. Căn cứ  Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho  biết tỉnh, thành phố nào có giá trị nhập khẩu cao nhất nước ta?

A. Hà Nội.                                                     B. Tp. Hồ Chí Minh.                        

C. Bình Dương.                                            D. Bà Rịa -Vũng Tàu.

Câu 4. Căn cứ  Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào có tổng giá trị xuất nhập khẩu cao nhất nước ta?

A. Hải Phòng.                                                 B. Hà Nội.

C. Tp. Hồ Chí Minh.                                       D. Đồng Nai.

Câu 5. Căn cứ  Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng nào có giá trị nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta?

A. Máy móc, thiệt bị phụ tùng.                       B. Nguyên, nhiên, vật liệu.      

C. Hàng tiêu dùng.                                          D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

Câu 6. Căn cứ  Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết quốc gia nào sau đây Việt Nam nhập siêu?

A. Hoa Kỳ.   B. Trung Quốc.                 C. Ôx-trây-lia.          D. Anh.

Câu 7. Căn cứ  Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho  quốc gia nào sau đây Việt Nam xuất siêu?

A. Singapo                   B. Đài Loan.             C. Hoa Kỳ.                  D. Hàn Quốc.

Câu 8. Căn cứ  Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng khi nhận xét về giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000-2007?

A.  Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.

B.  Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.       

C.  Tổng giá trị xuất nhập khẩu đều tăng.       

D.  Giá trị nhập siêu ngày càng lớn.

Câu 9. Căn cứ  Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Nam Trung Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất?

A. Khánh Hòa.       B. Đà Nẵng.                       C. Bình Thuận.           D. Bình Định.

Câu 10. Căn cứ  Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo bình quân đầu người ở mức từ trên 8 đến 12 triệu đồng (năm 2007)?

A. Bình Dương.       B. Phú Yên.                      C. Tây Ninh.               D. Khánh Hòa.

ĐÁP ÁN

1 C

2 B

3 A

4 C

5 B

6 B

7 C

8 A

9 B

10 D

 
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “thương mại“ (tr.24) Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?