Bài tập trắc nghiệm nhận biết ôn tập các vấn đề về khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 12

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Câu 1:  Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Phát triển kinh tế biển.

B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

D. Phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

Câu 2:  Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng rất lớn là do

A. Địa hình đồi núi cao, phân tầng.

B. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh có những mặt bằng rộng, lưu lượng nước lớn.

C. Nhiều sông ngòi, lượng mưa lớn.

D. Địa hình dốc, lưu lượng dòng chảy lớn.

Câu 3:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sao đây:

A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.   

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4:  Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.

B. khoáng sản phân bố rải rác.

C. địa hình dốc, giao thông khó khăn.       

D. khí hậu diễn biến thất thường.

Câu 5:  Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển chăn nuôi gia súc ở TD-MN Bắc Bộ là

A. thiếu nước về mùa đông.                                    B. hiện tượng rét đậm, rét hại.

C. chất lượng đồng cỏ chưa cao.                             D. địa hình bị chia cắt phức tạp.

Câu 6:  Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta?

A. Cơ sở chế biến rất phát triển.           

B. Có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp.

C. Nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất.

D. Nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp lớn.

Câu 7:  Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lũ ống, lũ quét ở Tây Bắc là do :

A. Địa hình núi cao, cắt xẻ dữ dội.

B. Các dòng chảy có hướng đào lòng về phía thượng lưu.

C. Lớp phủ rừng bị tàn phá mạnh.

D. Mưa mùa tập trung với cường độ lớn.

Câu 8:  Nơi có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm ở vùng TD-MNBắc Bộ là

A. Mẫu Sơn (Lạng Sơn).                                         B. Mộc Châu (Sơn La).

C. Đồng Văn (Hà Giang).                                       D. Sa Pa (Lào Cai).

Câu 9:  Tỉnh nào dưới đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc?

A. Quảng Ninh                B. Hà Giang                     C. Hòa Bình                    D. Cao Bằng

Câu 10:  Điều kiện sinh thái nông nghiệp nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt.

B. thường xảy ra bão, lụt, nạn cát bay, gió Lào.

C. nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.

D. khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.

Câu 11:  Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa

B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện

C. Khai thác và chế biến bôxít, thủy sản

D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện

Câu 12:  Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Triều cường, xâm nhập mặn                               B. Rét đậm, rét hại

C. Cát bat , cát lấn                                                   D. Sóng thần

Câu 13:  Ý nào là hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có vùng biển không rộng nhưng kín gió            B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ

C. Nhiều cảnh quan đẹp                                          D. Có mùa đông lạnh nhất cả nước

Câu 14:  Ngành kinh tế biển nào dưới đây không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản                 B. Khai thác dầu khí

C. Giao thông vận tải biển                                       D. Du lịch biển

Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước

B. Có số dân đông nhất so với các vùng khác trong cả nước

C. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng

D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào

Câu 16:  Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. khoáng sản phân bố rải rác.                  B. khí hậu diễn biến thất thường.

C. địa hình dốc, giao thông khó khăn.      D. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.

Câu 17:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết khoáng sản nào sau đây không tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc bộ?

A. Sắt.                    B. Đồng.                     C. Bôxit.                     D. Pyrit

Câu 18:  Nguồn nước khoáng có giá trị cho nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở Đông Bắc là

A. Bình Châu, Quang Hanh.                                   B. Quang Hanh, Mỹ Lâm.

C. Mỹ Lâm, Kim Bôi.                                             D. Kim Bôi, Vĩnh Hảo.

Câu 19:  Tỉnh nào sau đây có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lạng Sơn.                   B. Hà Giang.                    C. Quảng Ninh.               D. Tuyên Quang

Câu 20:  Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. triều cường, xâm nhập mặn                                B. rét đậm, rét hại.

C. cát bay, cát lấn.                                                   D. sóng thần.

ĐÁP ÁN

1

C

2

D

3

B

4

A

5

B

6

B

7

C

8

D

9

A

10

D

11

D

12

B

13

D

14

B

15

B

16

C

17

C

18

B

19

C

20

B

---(Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm nhận biết ôn tập các vấn đề về khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?