A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Dạng 1: Khử anđehit, xeton (Phản ứng cộng H2)
+ R(CHO)n + nH2 → R(CH2OH)n
Anđehit + H2 → ancol bậc 1
+ R(CO)nR’ + nH2 → R(CHOH)nR’
Xeton + H2 → ancol bậc 2
Chú ý:
+ nanđehit/xeton = nsản phẩm
+ manđehit/xeton + mH2 = msản phẩm
+ Vkhí giảm = VH2 pư
2. Dạng 2: Phản ứng tráng bạc của anđehit
R(CHO)n → 2nAg
Chú ý: HCHO → 2Ag
+ nAg : n andehit = 2⇒ anđehit đơn chức ( trừ HCHO)
+ nAg : n andehit = 4 ⇒ anđehit 2 chức hoặc HCHO
+ Nếu hỗn hợp anđehit đơn chức mà nAg : n andehit > 2 ⇒ Hỗn hợp có HCHO
+ Dung dịch sau phản ứng tráng bạc tác dụng với HCl giải phóng khí CO2 chứng tỏ anđehit ban đầu có HCHO
Chú ý: Phản ứng tráng bạc là phản ứng thể hiện tính khử của anđehit, ngoài ra anđehit còn bị oxi hóa bởi các chất như: CuO( sản phẩm kết tủa đỏ gạch Cu2O); O2; dung dịch Br2,… để tạo ra axit.
3. Dạng 3: Tính axit của cacboxylic
+ Phản ứng với dung dịch kiềm ( phản ứng trung hòa)
n–COOH= nOH-
+ Phản ứng với kim loại:
n–COOH = 2nH2
+ Phản ứng với muối: CO32- ; HCO3- tạo khí CO2
4. Dạng 4: Phản ứng este hóa
RCOOH + HOR’ → RCOOR’ + H2O
+ Tính hiệu suất của phản ứng theo chất thiếu hoặc sản phẩm
+ Sử dụng hằng số cân băng Kc nếu cần
5. Dạng 5: Đốt cháy anđehit, xeton, axit cacboxylic
+ Anđehit no đơn chức, mạch hở: CnH2nO
CnH2nO + (3n-1)/2O2 → nCO2 + nH2O
Đốt cháy anđehit no đơn chức, mạch hở: nCO2= nH2O
+Axit no đơn chức mạch hở: CnH2nO2
CnH2nO2 + (3n-2)/2O2 → nCO2 + nH2O
Đốt cháy anđehit no đơn chức, mạch hở: nCO2 = nH2O
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1 : Hiđro hóa hoàn toàn 2,9 gam một anđehit no A được 3,1 gam ancol. A có công thức phân tử là
A. CH2O.
B. C2H4O.
C. C3H6O.
D. C2H2O2.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mH2 = mancol – manđehit = 3,1 – 2,9 = 0,2g
nH2 = 0,1 mol
R(CHO)n + nH2 → R(CH2OH)n
0,1/n ← 0,1 (mol)
Ta có: manđehit = 0,1/n . (R + 29n) = 2,9 ⇒ R = 0
⇒ Anđehit là: (CHO)2
⇒ Đáp án D
Bài 2: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là
A. HCHO và C2H5CHO.
B. HCHO và CH3CHO.
C. C2H3CHO và C3H5CHO.
D. CH3CHO và C2H5CHO.
Hướng dẫn giải:
nAg = 0,3 mol
nAg : nX > 2; X đơn chức ⇒ X có HCHO
X gồm 2 anđehit đồng đẳng kế tiếp ⇒ X gồm: HCHO và CH3CHO
⇒ Đáp án B
Bài 3: Cho 1,72 gam hỗn hợp anđehit acrylic và anđehit axetic tham gia phản ứng cộng vừa đủ 1,12 lít H2(đktc). Cho thêm 0,696 gam anđehit B là đồng đẳng của anđehit fomic vào 1,72 gam hỗn hợp 2 anđehit trên rồi cho hỗn hợp thu được tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn được 10,152 gam Ag. Công thức cấu tạo của B là:
A. CH3CH2CHO.
B. C4H9CHO.
C. CH3CH(CH3)CHO.
D. CH3CH2CH2CHO.
Hướng dẫn giải:
CH2=CH-CHO ( x mol); CH3-CHO (y mol)
⇒ 56x + 44y = 1,72g
nH2 = 2x + y = 0,05 mol
⇒ x = 0,015 mol; y = 0,02 mol
Ta có: nAg = 0,094 mol = 2x + 2y + 2 nB
⇒ nB = 0,012 mol; MB = 0,696/0,012= 58
⇒ B là: C2H5CHO
⇒ Đáp án B
Bài 4: Oxi hóa 1,8 gam HCHO thành axit với hiệu suất H% thu được hỗn hợp X. Cho X tham gia phản ứng tráng gương thu được 16,2 gam Ag. Giá trị của H là
A. 60.
B. 75.
C. 62,5.
D. 25.
Hướng dẫn giải:
nHCHO = 0,06 mol; gọi nHCHO bị oxi hóa = x mol
HCHO + 1/2 O2 → HCOOH
x → x (mol)
Khi X gồm HCHO dư và HCOOH tham gia phản ứng tráng gương:
nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 4.(0,06-x) + 2x = 0,15 mol
⇒ x = 0,045 mol
⇒ H% = 0,045/0,06.100% = 75%
⇒ Đáp án B
Bài 5: A và B là 2 axit cacboxylic đơn chức. Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợp X. Để trung hòa hết X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. A, B lần lượt là
A. Axit acrylic, axit axetic.
B. Axit axetic, axit propionic.
C. Axit acrylic, axit propionic.
D. Axit axetic, axit acrylic.
Hướng dẫn giải:
maxit = 1,2 + 5,18 = 6,38g; nNaOH = 0,09mol
Gọi công thức chung của 2 axit là RCOOH
nRCOOH = nNaOH = 0,09 mol
⇒ MRCOOH = 6,38/0,09 = 70,8 ⇒ R = 25,8
⇒ A hoặc B phải là CH3COOH
+ Nếu A là CH3COOH ⇒ nA = 1,2 : 60 = 0,02 mol
⇒ nB = 0,09 – 0,02 = 0,07 mol
MB = 5,18 : 0,07 = 74 ⇒ B là: C2H5COOH
+ Nếu B là CH3COOH ⇒ A không có giá trị
⇒ Đáp án B
Bài 6: Cho 2,46 gam hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối khan thu được sau khi phản ứng là:
A. 3,52 gam.
B. 6,45 gam.
C. 8,42 gam.
D. 3,34 gam.
Hướng dẫn giải:
Hỗn hợp X đều tác dụng với NaOH → muối + H2O
nNaOH = nH2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối = mX + mNaOH – mH2O
mmuối = 2,46 + 0,04.40 – 0,04.18 = 3,34g
⇒ Đáp án D
Bài 7: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CH - COOH.
B. CH3COOH.
C. HC C - COOH.
D. CH3 - CH2 - COOH.
Hướng dẫn giải:
Đặt công thức của X là: RCOOH
RCOOH → (RCOO)2Ca
R + 45 → 2R + 128 (g)
5,76 → 7,28
⇒ 5,76.(2R + 128) = 7,28.(R+45)
⇒ R = 27 ( C2H3-)⇒ X là: CH2=CH – COOH
⇒ Đáp án A
Bài 8: Thực hiện phản ứng este hóa m gam CH3COOH bằng một lượng vừa đủ C2H5OH ( xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được 1,76 gam este (H=100%). Giá trị của m là:
A. 2,1
B. 1,2
C. 2,4
D. 1.4
Hướng dẫn giải:
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
60g 88g
1,76.60/88 = 1,2g ← 1,76g
maxit = 1,2g ⇒ Đáp án B
Bài 9: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là
A. CH3COOH và C2H5COOH
B. HCOOH và CH3COOH
C. C2H5COOH và C3H7COOH
D. C3H7COOH và C4H9COOH
Hướng dẫn giải:
Gọi 2 axit có công thức chung là RCOOH.
Khi tham gia phản ứng với Na ⇒ nancol + naxit = 2nH2 = 0,6 mol
Vì các chất trong hỗn hợp phản ứng este hóa vừa đủ với nhau
⇒ naxit = nancol = 0,3 mol
⇒nRCOOCH3 = naxit = 0,3 mol ⇒ (R + 44 + 15). 0,3 = 25
⇒ 15 (CH3) < R = 24,333 < 29 (C2H5)
Vậy axit kế tiếp nhau là CH3COOH.
Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 1 andehit no, đơn chức, mạch hở X cần 17,92 lít khí oxi (đktc). Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư được 60gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. CH2O.
B. C2H4O.
C. C3H6O.
D. C4H8O.
Hướng dẫn giải:
nCO2 = nCaCO3 = 0,6 mol; nO2 = 0,8 mol
Gọi anđehit no đơn chức mạch hở X là: CnH2nO
CnH2nO + (3n-1)/2O2 → nCO2 + nH2O
0,8 0,6
Ta có: 0,8.n = 0,6. (3n-1)/2 ⇒ n = 3
⇒ X là: C3H6O
⇒ Đáp án C
Bài 11: Một hỗn hợp đẳng mol gồm một axit cacboxylic no đơn chức và một ancol no đơn chức. Chia hỗn hợp làm hai phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy thu được 0,2 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Phần 2 đem thực hiện phản ứng este hóa, phản ứng xong đem loại nước rồi đốt cháy thu được 0,2 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 40%
B. 45%
C. 50%
D. 60%
Hướng dẫn giải:
Phần 1:
Đốt cháy ancol no đơn chức: nancol = nH2O – nCO2
Đốt cháy axit no đơn chức: nCO2 = nH2O
⇒ Đốt cháy phần 1: nancol = nH2O – nCO2 = 0,05 mol
Phần 2:
Ta thấy, lượng H2O loại đi chính là số mol este tạo thành
=> neste = 0,25 - 0,22 = 0,03 mol
=> H% = 0,3/0,5 . 100% = 60%
⇒ Đáp án D
Bài 12: Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là
A. 4,48 lít.
B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít.
D. 1,12 lít.
Hướng dẫn giải:
Đặt công thức chung của 2 axit là: CnH2nO2
RCOOH → RCOONa
Cứ 1 mol axit + NaOH → 1 mol muối tăng 22g
⇒ naxit = (5,2-3,88)/22 = 0,06 mol
Maxit = 3,88 : 0,06 = 64,6 ⇒ 14n + 32 = 64,6 ⇒ n = 7/3
CnH2nO2 + (3n-2)/2O2 → nCO2 + nH2O
0,06 0,06. (3n-2)/2 (mol)
⇒ nO2 = 0,15 mol ⇒ VO2 = 3,36 lít
⇒ Đáp án B
C. LUYỆN TẬP
Bài 1: Có bao nhiêu anđehit 2 chức có CTĐGN là C2H3O?
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Bài 2: Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết được các chất: ancol etylic, glixerol, dung dịch anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn?
A. Cu(OH)2/OH-
B. Quỳ tím
C. Kim loại Na
D. dd AgNO3/NH3.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol anđehit A no, mạch hở, đơn chức thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 49,6 gam. Anđehit A là
A. C2H4O
B. C3H6O2
C. C4H8O
D. C5H10O
Bài 4: Hợp chất A chứa C, H, O có M < 90 đvC. A tham gia phản ứng tráng bạc và có thể tác dụng với H2 (xt Ni) sinh ra ancol chứa C bậc IV trong phân tử. Công thức của A là
A. (CH3)2CHCHO.
B. (CH3)2CH-CH2CHO.
C. (CH3)3C-CH2CHO.
D. (CH3)3CCHO.
Bài 5: Hiện nay nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là
A. etanol.
B. etan.
C. axetilen.
D. etilen.
Bài 6: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?
A. CH3CH2OH.
B. CH3COOH.
C. CH3CHO.
D. CH3CH3.
Bài 7: Chuyển hóa hoàn toàn 2,32 gam anđehit X mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư rồi cho lượng Ag sinh ra tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư tạo ra 3,808 lít NO2 ở 27oC và 1,033 atm. Tên gọi của anđehit là:
A. anđehit fomic
B. anđehit axetic
C. anđehit acrylic
D. anđehit oxalic
Bài 8: Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là
A. axit oxalic
B. anđehit fomic
C. axit butiric
D. etilen glycol
Bài 9: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là
A. CH3COOH.
B. HCOOH.
C. C2H5COOH.
D. C3H7COOH.
Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam anđehit A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức bằng O2 vừa đủ, hấp thụ toàn bộ sản phẩm sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 394 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 284,4 gam. CTPT của A là
A. C4H6O2
B. C5H6O2
C. C6H8O2
D. C5H8O2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Một số dạng bài tập thường gặp về andehit, xeton, axit cacboxylic môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: