Lý thuyết và câu hỏi ôn tập chủ đề Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp Địa lí 12

PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

1) Ngành thủy sản:

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản:

* Thuận lợi:

  • Tự nhiên:
    • Bờ biển dài, vùng thềm lục địa rộng lớn
    • Nguồn lợi hải sản khá phong phú (trữ lượng 3,9 - 4,0 triệu tấn, giàu thành phần loài với 2000 loài cá, 650 loài rong biển…)
    • Có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang
    • Dọc bờ biển có các bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn => nuôi thủy sản nước lợ
    • Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng => nuôi thủy sản nước ngọt
  • Điều kiện kinh tế - xã hội:
    • Ngư dân có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt cá biển và nuôi trồng thuỷ sản .
    • Các đội tàu đ­ược cơ giới hoá, trang bị các ph­ương tiện đánh bắt hiện đại
    • Các dịch vụ và công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển
    • Về chính sách: đổi mới, nghề cá được chú trọng; khai thác gắn với việc bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền biền và hải đảo.
    • Thị tr­ường mở rộng, hàng thủy sản đã xâm nhập vào thị trường khó tính

* Khó khăn:

  • Thiên tai: bão, gió mùa Đông Bắc,….
  • Phương tiện đánh bắt, hệ thống cảng cá, công nghiệp chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu
  • Môi trường bị ô nhiễm, nguồn lợi hải sản bị suy giảm

b) Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản:

* Tình hình chung:

  • Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá.
  • Sản lượng thủy sản tăng nhanh. Từ năm 1990 – 2005 tăng gấp 3,9 lần. Đạt 34 triệu tấn
  • Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

* Khai thác thủy sản:

  • Sản lượng khai thác liên tục tăng.
  • Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

* Nuôi trồng thủy sản:

Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nghề nuôi tôm và nuôi cá nước ngọt do:

  • Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều.
  • Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.

* Ý nghĩa:

  • Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.
  • Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.
  • Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Duyên hải, ĐBSH

2) Ngành lâm nghiệp:

a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái:

  • Kinh tế:
    • Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người.
    • Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.
    • Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
    • Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở vùng núi, trung du và vùng hạ du.
  • Sinh thái:
    • Chống xói mòn đất.
    • Bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm.
    • Điều hòa dòng chảy sông ngòi chống lũ lụt và khô hạn.
    • Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

b) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp:

  • Về trồng rừng: Diện tích rừng trồng ngày càng tăng (2,5 triệu ha năm 2005)
  • Hàng năm cả nước trồng khoảng 200 nghìn ha.
  • Về khai thác chế biến gỗ và lâm sản:
    • Khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ/ năm
    • Khoảng 100 cây tre luồng/ năm
    • Gần 100 triệu cây tre nứa.
  • Nhiều cơ sở và nhà máy chế biến gỗ ra đời
  • Phân bố: Tây Nguyên: 54,4 %. Bắc trung Bộ: 46%

* CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

{-- Nội dung phần. câu hỏi trắc nghiệm của tài liệu Lý thuyết và câu hỏi ôn tập chủ đề Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp Địa lí 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Lý thuyết và câu hỏi ôn tập chủ đề Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt ! 

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?