NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD LỚP 12 NĂM 2020
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử.
Là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và phạm vi cả nước.
- Quyền này được ghi nhận ở Hiến pháp 2013.
b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
- Độ tuổi: Bầu cử từ đủ 18 tuổi trở lên; ứng cử từ đủ 21 tuổi trở lên. ( Điều 27 Hiến Pháp 2013)
- Những trường hợp không được bầu cử:
+ Người mất năng lực hành vi dân sự
+ Người bị tước quyền bầu cử
+ Người đang chấp hành hình phạt tù.
+ Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án.
- Những trường hợp không được quyền ứng cử. (giảm tải)
* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
- Quyền bầu cử: được thực hiện theo nguyên tắc: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
- Quyền ứng cử:
+ Tự ứng cử:
+ Được giới thiệu ứng cử
* Cách thức thực hiện quyền lực NN thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực NN-cơ quan đại biểu của nhân dân. (giảm tải)
c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng của công dân.
- Thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
- Thể hiện bản chất dân chủ và tiến bộ của nhà nước.
- Thể hiện sự bình đẳng trong đời sống chính trị.
- Đảm bảo bảo quyền công dân và quyền con người.
2. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
a. Khái niệm quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.
b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Phạm vi cả nước.
+ Xây dựng các văn bản pháp luật.
- Tham gia thảo luận đóng góp ý kiến
- Trong quá trình thực hiện pháp luật nhân dân có quyền phản ánh những bất cập vướng mắc của pháp luật.
+ Trưng cầu dân ý: lấy ý kiến của nhân dân về một vấn đề quan trọng của đất nước.
- Phạm vi cơ sở: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiển tra” để tạo ra sự dân chủ ở cơ sở.
+ Những việc phải thông báo để dân biết và thực hiện.
Ví dụ: chủ trương, chính sách, PL...
+ Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
Ví dụ: Bàn và quyết định xây dựng nhà văn hoá thôn bản hay làm đường...
+ Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.
Ví dụ: Quy hoạch đất, xây dựng các công trình phúc lợi...
+ Những việc nhân dân ở xã giám sát kiểm tra.
Ví dụ: việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngân sách xã, các loại phí và lệ phí...
c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Phát huy sức mạnh toàn dân, toàn xã hội vào xây dựng bộ máy nhà nước.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
a) Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ,tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại .
- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân .
- Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước , quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
b) Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
* Người có quyền khiếu nại , tố cáo:
- Người khiếu nại : mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
- Người tố cáo : Chỉ có công dân có quyền tố cáo .
*Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
* Người giải quyết khiếu nại:
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Quyền bầu cử chỉ có khi
A. công dân đủ 16 tuổi.
B. công dân đủ 18 tuổi.
C. công dân đủ 19 tuổi.
D. công dân đủ 21 tuổi.
Câu 2. Quyền thể hiện công dân tham gia quản lý Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, Cán bộ, Công chức Nhà nước là
A. quyền tự do ngôn luận.
B. quyền tự do báo chí.
C. quyền khiếu nại, tố cáo.
D. quyền tự do ngôn luận và quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 3. Công dân thực hiện quyền tố cáo khi gặp trường hợp
A. ông A xây nhà trái phép làm hỏng nhà ông B hàng xóm.
B. anh T nhân viên Điện lực đã tự ý ngưng cung cấp điện làm thiệt hại cho cơ sở sản xuất của anh H.
C. Chủ tịch UBND xã X ra quyết định ly hôn cho anh T và chị L.
D. Chủ tịch UBND xã Y ra quyết định thu hồi đất thổ cư của gia đình liệt sĩ.
Câu 4. "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là
A. dân chủ trực tiếp.
B. thức dân chủ gián tiếp.
C. dân chủ tập trung.
D. dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Câu 5. Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bãi nại.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 6. “.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền bầu cử.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền góp ý.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng?
Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt
A. giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. tình trạng pháp lý.
C. trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
D. thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
Câu 8. Nhận định nào không đúng?
Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử
A. người bị khởi tố dân sự.
B. người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.
C. người đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.
D. người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.
Câu 9. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền kiểm tra, giám sát.
C. Quyền đóng góp ý kiến.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Câu 10. Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm ...... quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
A. phục hồi.
B. bù đắp.
C. chia sẻ.
D. khôi phục.
Câu 11. Mục đích của quyền tố cáo nhằm........... các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân.
A. phát hiện, ngăn ngừa.
B. phát sinh
C. phát triển, ngăn chặn.
D. phát hiện, ngăn chặn
Câu 12. Nhận định nào không đúng?
Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử
A. người đang chấp hành hình phạt tù.
B. người đang bị tạm giam
C. người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án
D. người mất năng lực hành vi dân sự
Câu 13. Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Công khai.
D. Trực tiếp.
Câu 14. Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng
A. 1 con đường duy nhất.
B. 2 con đường.
C. 3 con đường.
D. 4 con đường.
Câu 15. Trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở
A. phạm vi cả nước.
B. phạm vi cơ sở.
C. phạm vi địa phương.
D. phạm vi cơ sở và địa phương.
Câu 16. Ở phạm vi cơ sở, chủ trương, chính sách pháp luật là
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 17. Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo của công dân là
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 18. Đối tượng nào sau đây có quyền tố cáo?
A. Cá nhân.
B. Cơ quan.
C. Tổ chức.
D. Đoàn thể.
Câu 19. Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước thì họ có quyền
A. khiếu nại.
B. tố cáo.
C. kiến nghị.
D. yêu cầu.
Câu 20. Công dân có thể tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của quản lý nhà nước và xã hội là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 21. Nhân dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 22. Qui định về người có quyền khiếu nại, tố cáo là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.
B. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
C. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 23. Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.
B. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
C. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 24. Quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện hiệu quả quyền công dân của mình là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.
B. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
C. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 25. "Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế." là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.
B. nội dung quyền bầu cử, ứng cử.
C. khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
....
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Nội dung ôn tập kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: