Lý thuyết và bài tập chuyên đề Este - Lipit năm 2020 Trường THPT Chuyên Quang Trung

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ESTE – LIPIT TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUANG TRUNG

 

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

ESTE

I. Khái niệm –Danh pháp –Đồng phân:

1. Khái niệm: Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxylic bằng nhóm OR ta được este.

VD:   CH3 –COOH + HO –C2H5  (to, H2SO4 (đặc))  → ………

- Công thức chung của este no, đơn chức: RCOOR’. Trong đó, R là gốc HC hoặc H; R’ là gốc HC.

- Công thức phân tử của este no, đơn chức: CnH2nO2 ( với n 2).

  2. Danh pháp: của RCOOR’         

Tên gốc R’ + tên gốc RCOO-(đuôi “at”)

TÊN GỌI MỘT SỐ CHẤT VÀ GÔC

HCOOH: axit fomic

CH3COOH: axit axetic

CH3CH2COOH: axit propionic

CH3CH2CH2COOH: axit butiric

CH3CH2CH2CH2COOH: axit valeric

C6H5COOH:

C6H5CH2COOH

CH2=CHCOOH: axit acrylic

HOOC-COOH: axit oxalic

C3H5(OH)3: glyxerol

C2H4(OH)2: etylenglicol

CH3-: metyl

C2H5-: etyl

C3H7- có 2 đồng phân:CH3-CH2-CH2- :n-propyl       

CH3-CH(CH3)- : iso-propyl             

C4H9 có 4 đồng phân:

CH3-CH2-CH2-CH2- : n-butyl   

CH3-CH(CH3)-CH2-: i-butyl

CH3-CH2-CH(CH3)-: s-butyl    

(CH3)3-C- : t-butyl       

C6H5-: phenyl      

C6H5-CH2-:benzyl

CH2=CH-: vinyl  

CH2=CH-CH2-: anlyl

CH3-CH(CH3)-CH2-CH2- : iso amyl

3. Đồng phân: Từ 3C trở lên este mới có đồng phân

 

C2H4O2

C3H6O2

C4H8O2

C5H9O2

C3H4O2

C4H6O2

C8H8O2

ESTE

1

2

4

9

1

5

6

AXIT

1

1

2

4

3

 

 

C3H4O2: H-COO-CH=CH2

C4H6O2: H-COO-C=C-C; H-COO-C-C=C; H-COO-C(CH3)=C; C-COO-C=C; C=C-COO-C

C8H8O2: H-COO-CH2-C6H5; H-COO-C6H4-CH3; CH3-COO-C6H5; C6H5-COO-CH3

                                          (có 3 đồng phân: o,p,m)

4. Phân loại:

  Este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n ≥ 2)

  Este không no, đơn chức, 1 liên kết đôi, mạch hở: CnH2n-2O2 (n ≥ 3)

  Este có vòng Benzen: CnH2n-6O2 (n ≥ 7)

  Este no, 2 chức, mach hở: CnH2n-2O4

  Este no, 3 chức, mach hở: CnH2n-4O6

II. Tính chất vật lí:         

- Là chất lỏng ( hoặc chất rắn) hầu như không tan trong nước, có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và rượu tương ứng M

VD:   CH3COOC2H5(M=88) sôi ở 77oC, không tan trong nước.

CH3(CH2)3CH2OH (M=88) sôi ở 132oC, tan ít trong nước.

CH3CH2CH2COOH(M=88) sôi ở 163,5oC, tan nhiều trong nước.

- Các este có mùi thơm đặc trưng: iso amyl axetatmùi chuối chín; etyl butiratetyl propionatmùi dứa…

III. Tính chất hóa học:

   1. Phản ứng thủy phân: Este + H2O   (xt: H+)  ↔  Axit +  Ancol

* Thuỷ phân trong môi trường axit:

VD: CH3COOC2H5 + H2O    CH3-COOH + C2H5OH   (đun hồi lưu)

* Thuỷ phân trong môi trường kiềm (pứ xà phòng hóa): Este + NaOH   → Muối Na + Ancol

VD: CH3COOC2H5 + NaOH    CH3-COONa + C2H5OH

2. Phản ứng ở gốc HC: este có thể tham gia pứ thế, cộng, trùng hợp,…

3. Phản ứng cháy: CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 nCO2 + nH2O

F Nhận xét:    este no, đơn chức

  BTNT(O): 2.nCnH2nO2 + 2.

   4. Phản ứng đặt biệt

* HCOOR’, HCOOH, HCOONa...: Có tính andehit (tác dụng AgNO3/NH3 à 2Ag)

* CH3-COO-CH=CH-R’ + NaOH CH3-COONa + R’-CH2-CHO ( muối + andehit)

*CH3-COO-C(R)=CH-R’ + NaOH CH3-COONa + R-CO-CH2-R’ ( muối + xeton)

*CH3-COO-C6H4-R’ + 2NaOH CH3-COO-Na + R’-C6H4-ONa (muối + muối)

IV. Điều chế:

1. PP chung: bằng pứ este hóa.    RCOOH + HOR’   RCOOR’   + H2O

2. PP riêng:    CH3COOH + C2H2  CH3COOCH=CH2

(CH3CO)2O + C6H5COOH CH3-COO-C6H5 + CH3-COOH

VI. este đa chức

1. Rượu 2 chức + axit đơn chức

2R-COOH + R’-(OH)2 → (R-COO)2-R’ + H2O

(R-COO)2-R’ + 2NaOH 2R-COONa + R’(OH)2

CH3-COOH + C2H4(OH)2 (CH3-COO)2-C2H4 + 2H2O (CH3-COO-C2H4-OCO-CH3)

2. Rượu 1 chức + axit 2 chức

R-(COOH)2 + R’OH R-(COO-R’)2 + 2H2O

CH2-(COOH)2 + C2H5OH CH2-(COO-C2H5)2 + 2H2O   ( C2H5-OCO-CH2-COO-C2H5)

R-(COO-R’)2 + 2NaOH R-(COONa)2 + 2R’-OH

3. Rượu 3 chức + axit đơn chưc

R-COOH + R’(OH)3 (R-COO)3-R’ + H2O

CH3-COOH + C3H5-(OH)3 (CH3-COO)3-C3H5 + 3H2O

(R-COO)3-R’ + NaOH 3R-COONa + R’-(OH)3

LIPIT

I. Khái niệm

- Lipit là những hchc có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

- Cấu tạo: Phần lớn lipit là este phức tạp, bao gồm chất béo ( còn gọi là triglixerit), sáp, steroit và photphorit,…

Vd: (C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin).

II. Chất béo:

1. Khái niệm:

- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglyxerol.

- Các axit béo thường có trong chất béo là:

* No:  axit pamitic ( C15H31COOH), axit stearic ( C17H35COOH), 

* không no: axit oleic (C17H33COOH). Axit linoleic ( C17H31COOH)

Công thức cấu tạo chung của chất béo: (RCOO)3C3H5

R1COO – CH2   

R2COO – CH

R3COO – CH2

Trong đó, R1, R2, R3 là gốc HC có thể giống nhau hay khác nhau..

Lưu ý:          

2 axit béo tạo được tối đa 6 chất béo

3 axit béo tạo được tối đa 18 chất béo

2. Tính chất vật lí:

- Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn.

+ Khi trong phân tử có gốc HC không no, chất béo ở trạng thái lỏng.

+ Khi trong phân tử có gốc HC no, chất béo ở trạng thái rắn

3. Tính chất hoá học: giống este

a. Pứ thuỷ phân:

* Trong môi trường axit:

VD: (C17H35COO)3C3H5 +    H2O     3C17H35-COOH + C3H5(OH)3          

            Tri stearin       

* Trong môi trường kiềm (pứ xà phòng hóa):

VD: (C17H35COO)3C3H5 +    NaOH      C17H35-COONa + C3H5(OH)3

b. Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng:

VD: (C17H33COO)3C3H5 (lỏng)  + H2   (C17H35COO)3C3H5 (rắn)

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Công thức tổng quát của este tạo bởi axit đơn chức no mạch hở và ancol đơn chức no mạch hở có dạng. 

A. CnH2n+2O2 ( n ≥ 2)             B. CnH2nO2 (n ≥ 2)      C. CnH2nO2  ( n ≥ 3)    D. CnH2n-2O2 ( n ≥ 4)

Câu 2: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là

A. etyl axetat                           B. Metyl propionat                  C. metyl axetat           D.propyl axetat

Câu 3: etyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo:

A. HCOOC2H5                       B. C2H5COOCH3                   C. C2H5COOC2H5      D. C2H5COOH

Câu 4: Este etyl axetat có công thức là

A. CH3COOC2H5.                B. CH3COOH.                        C. CH3CHO.              D. CH3CH2OH.

Câu 5: Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3COOC2H5.                B. CH2=CHCOOCH3. C. C2H5COOCH3.      D. CH3COOCH3.

Câu 6: Chất nào dưới đây không phải là este?

A.HCOOCH3                        B.CH3COOH                          C.CH3COOCH3          D.HCOOC6H5

Câu 7: Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần

A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH   

B. CH3COOH,CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5

C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5   

D. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH

Câu 8: Một este có công thức phân tử là C4H8O2 , số đồng phân có thể tham gia pứ tráng gương là:

A. 1.                                   B. 2                                         C. 3.                            D. 4.

Câu 9: Đặc điểm của phản ứng este hóa là:

A. Phản ứng thuận nghịch cần đun nóng và có xúc tác bất kì.

B. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xúc tác.

C. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xúc tác.

D. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 loãng xúc tác.

Câu 10: Thủy phân este trong môi trường kiềm, khi đun nóng gọi là:

A. Phản ứng xà phòng hóa     

B. hidrat hóa              

C. Crackinh                

D. Sự lên men

Câu 11: Một este có công thức phân tử là C4H8O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol etylic. CTCT là:

A. C3H7COOH           B. CH3COOC2H5                   C. HCOOC3H7           D. C2H5COOCH3

Câu 12: Chất X có CTPT là C4H8O2. Khi X tác dụng với dd NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là:

A. HCOOC2H5         B. CH3COO C2H5                  C. C2H5COOH           D. HCOOCH3

Câu 13: Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetac và rượu etylic. Công thức của X là:

A. C2H3COOC2H5      B.C2H5COOCH3                    C.CH3COOC2H5        D.CH3COOCH3.

Câu 14: Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là

A. CH3COONa và CH3COOH.                                B. CH3COONa và CH3OH.

C. CH3COOH và CH3ONa.                                      D. CH3OH và CH3COOH.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo là tri este của glixerol và các axit monocacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.

Câu 16: Chất béo là trieste của axit béo với

A. etanol.                   B. phenol.                                C. glixerol.                  D. etylen glicol.

Câu 17: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo?

A. (C17H31COO)3C3H5.                  

B. (C16H33COO)3C3H5.                                                                        

C. (C6H5COO)3C3H5.                                

D. (C2H5COO)3C3H5.

Câu 18: Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được

 A. glixerol.                          B. axit oleic.                  C. axit panmitic.          D. axit stearic.

Câu 19: Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ nhân tạo?

A.Hiđro hoá  axit béo.                                                B.Hiđro hoá chất béo lỏng.

C. Đehiđro hoá chất béo lỏng.                                   D.Xà phòng hoá chất béo lỏng.

Câu 20: Khi xà phòng hoá tristearin ta thu được sản phẩm là

A. C17H35COONa và glixerol.                      

B. C15H31COOH và glixerol.

C. C17H35COOH và glixerol.                        

D. C15H31COONa và glixerol

Câu 21: Cho sơ đồ biến hoá sau: C2H2   X     Y    Z  → CH3COOC2H5.. X, Y , Z lần lượt là:

A. C2H4, CH3COOH, C2H5OH.                     B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH

C. CH3CHO, C2H4, C2H5OH                         D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH

Câu 22: Cho các chất: C6H5OH, HCHO, CH3CH2OH, C2H5OC2H5, CH3COCH3, HCOOCH3, CH3COOCH3, CH3COOH, HCOOH, HCOONa tác dụng với dd AgNO3/NH3, đun nóng. Số phản ứng xảy ra là:      

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 23: Đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic ( có H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được mấy loại trieste đồng phân cấu tạo của nhau?

A. 3 .                          B. 5 .                           C. 4 .                           D. 6 .

Câu 26: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?

A. Triolein.                B. Metyl axetat.          C. Glucozơ.                 D. Saccarozơ.

Câu 27: Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl format là

A. HCOOH và NaOH.                                  B. HCOOH và CH3OH.

C. HCOOH và C2H5NH2.                             D. CH3COONa và CH3OH.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.B. Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ đơn chức

C. Glucozơ là đồng phân của saccarozơ.

D. Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit axetic

Câu 29: Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là

A. CH3COOH và C6H5OH.                         

B. CH3COOH và C6H5ONa.

C. CH3OH và C6H5ONa.                             

D. CH3COONa và C6H5ONa.

Câu 30: Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây pứ với nhau tạo thành metyl axetat?

A. HCOOH và CH3OH.                                          

B. CH3COOH và CH3OH.

C. CH3COOH và C2H5OH.                                     

D. HCOOH và C2H5OH.

Câu 31: Chất X có cộng thức cấu tạo thu gọn HCOOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl fomat.            B. etyl axetat.              C. metl fomat.             D. metyl axetat.

Câu 32: Chất  nào sau đây phản ứng với NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH

A. HCOOCH3.          B. CH3COOCH3.        C. HCOOC2H5.          D. CH3COOC2H5.

Câu 33: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. metyl axetat là đồng phân của axit axetic.          

B. Poli (metyl metacrylat) được làm thủy tinh hữu cơ.

C. metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.

D. các est thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước.

Câu 34: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

Số phát biểu đúng là :            

A. 3.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 1.

Dạng 1: Lý thuyết về este

Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở thì sản phẩm thu được có:

A. số mol CO2 = số mol H2O                    B. số mol CO2 > số mol H2O

C. số mol CO2 < số mol H2O                     D. không đủ dữ kiện để xác định.

Câu 2: Công thức tổng quát của este được tạo thành từ axit không no có 1 nối đôi, đơn chức và ancol no, đơn chức là:

A. CnH2n–1COOCmH2m+1            

B. CnH2n–1COOCmH2m–1

C. CnH2n+1COOCmH2m–1                   

D. CnH2n+1COOCmH2m+1

Câu 3: Metyl fomiat có thể cho được phản ứng với chất nào sau đây?

A. Dung dịch NaOH   

B. Natri kim loại    

C. Dung dịch AgNO3 trong ammoniac   

D. Cả (A) và (C) đều đúng

Câu 4: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo nào sau đây?

A. HCOOC3H7                 B. C­2H5COOCH3                  C. C3H7COOH               D. CH3COOC2H5

Câu 5: Sản phẩm phản ứng xà phòng hóa vinyl axetat có chứa:

A. CH2=CHCl                  B. C2H2                                C. CH2=CHOH                   D. CH3CHO

Câu 6: Chất nào dưới đây không phải là este?

A.HCOOCH3                  B.CH3COOH                          C.CH3COOCH3                          D.HCOOC6H5

Câu 7:Este C4H8O2 tham gia phản ứng tráng bạc có thể có tên sau:

A.Etyl fomiat                    B.n-propyl fomiat                  C.isopropyl fomiat                      D.  B, C đều đúng

Câu 8:Đun este E (C4H6O2) với HCl thu được sản phẩm có khả năng có phản ứng tráng gương. E có tên là:

A.Vinyl axetat                 B.propenyl axetat                   C.Alyl fomiat                                D. Cả A,  C đều đúng

Câu 9: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C5H10O2 là:

A.10                                     B.9                                              C.7                                                    D.5

Câu 10: Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A.C4H9OH                        B.C3H7COOH                        C.CH3COOC2H5                        D.C6H5OH

Câu 11:Làm bay hơi 3,7 gam este nó chiếm thể tích bằng thể tích của 1,6 gam O2 trong cùng điều kiện. Este trên có số đồng phân là:

A.1                                       B.2                                              C.3                                                    D.4

Câu 12: Một este đơn chức no có 54,55 % C trong phân tử.Công thức phân tử của este có thể là:

A.C3H6O2                          B.C4H8O2                                 C.C4H6O2                                      D.C3H4O2

Câu 13: Một este đơn chức no có 8,1 % H trong phân tử thì số đồng phân este là:

A.1                                    B.2                                              C.3                                                    D.4

Câu 14: Este có mùi dứa là

A. isoamyl axetat.      

B. benzyl axetat.        

C. etyl propionat.       

D. metyl fomiat

Câu 15: Một số este được dùng trong hương liệu, mỹ phẩm, bột giặt là nhờ các este

A. là chất lỏng dễ bay hơi                                          

B. có mùi thơm, an toàn với người

C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng                   

D. dều có nguồn gốc từ thiên nhiên

Câu 16: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là

A. etyl axetat                 B. Metyl propionat               C. metyl axetat                 D.propyl axetat

Câu 17: Ứng với CTPT C4H8O2 có bao nhiêu este đồng phân của nhau?

A. 5                              B. 4                                      C. 3                                   D. 2                       

Câu 18: Chất X Có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng  với dung dịch  NaOH sinh ra chất Y có công thức  C2H3O2Na. CTCT của X là:

A. HCOOC3H5.         

B. HCOOC3H7.         

C. CH3COOC2H5.    

D.C2H5COOCH3.

Câu 19: Thủy phân este X có CTPT C4H8O2 trong dd NaOH thu được 2 chất hữu cơ Y,Z trong đó  Z có dZ/H2 =23. Tên của X là:

A. etylaxetat.                

B.metylpropionat.  

C. metylaxetat.             

D. propylfomat

Câu 20 Este có mùi chuối chín là

A. isoamyl axetat.      

B. benzyl axetat.        

C. etyl axetat.

D. metyl fomiat

Tự luyện

Câu 1: Cho các phản ứng sau:

1) Thủy phân este trong môi trường axit.                              

2) Thủy phân este trong dung dịch NaOH, đun nóng.

3) Cho este tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng.       

4) Thủy phân dẫn xuất halogen trong dung dịch NaOH, đun nóng.

5) Cho axit hữu cơ tác dụng với dung dịch NaOH.           

Các phản ứng KHÔNG được gọi là phản ứng xà phòng hóa là:

A.  2, 3, 5,                          B. 1, 4, 5                                        C. 1, 3, 4, 5                          D. 3, 4, 5

Câu 2: Thuỷ tinh hữu cơ có thể được điều chế từ monome nào sau đây?

A. Axit acrylic                   B. Metyl metacrylat                          C. Axit metacrylic                D. Etilen

Câu 3: Khi thủy phân este etyl axetat trong môi trường axit, để tăng hiệu suất phản ứng thủy phân ta nên dùng biện pháp nào?

1) thêm H2SO4

2) thêm HCl                                       

3) thêm NaOH                 

4) thêm H2O

Trong 4 biện pháp trên, biện pháp đúng là:

A. 1, 2                                 B. 3, 4                                        C. chỉ có 3                           D. chỉ có 4

Câu 4: Thuỷ phân este C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm gì?

A.C2H5COOH, CH2=CH-OH    

B.C2H5COOH, HCHO

C.C2H5COOH, CH3CHO                  

D.C2H5COOH, CH3CH2OH

Câu 5: Trong phản ứng este hoá giữa ancol và một axit hữu cơ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra este khi:

A. Cho ancol dư hay axit hữu cơ dư.                                                          

B. Giảm nồng độ ancol hay axit hữu cơ.

C. Dùng chất hút nước hay tách nước. Chưng cất ngay để tách este.      

D. Cả 2 biện pháp A, C

Câu 6: Este có mùi hoa nhài là

A. isoamyl axetat.      

B. benzyl axetat.        

C. etyl axetat. 

D. metyl fomiat

Câu 7. Este X có CTCP C4H6O2.Biết X thuỷ phân trong môi trường kiềm tạo ra muối và anđêhit. Công thức cấu tạo của X là.

A. CH3COOCH= CH2                                                                   B. HCOOCH2- CH= CH2

C. HCOOCH2- CH= CH2                                                              D. CH3COOCH2CH3

Câu 8 : Sản phẩm thu được khi thuỷ phân vinylaxetat trong dd kiềm là:

A. Một muối và một ancol                                                           B. Một muối và một anđehit

C. Một axit cacboxylic và một ancol                                           D. Một axit cacboxylic và một xeton

Câu 9: Este nào sau đây không thu được bằng phản ứng giữa axit và ancol

A. etyl axetat                 B. Metyl acrylat                 C. allyl axetat                 D. Vinyl axetat

Câu 10: Este có mùi tỏi là

A. isoamyl axetat.          B. benzyl axetat.              C. etyl axetat.                  D. metyl fomiat

Câu 11: Este có mùi dứa là

A. isoamyl axetat.         B. benzyl axetat.              C. etyl propionat.              D. metyl fomiat

Câu 12: Chất X Có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng  với dung dịch  NaOH sinh ra chất Y có công thức  C2H5OH. CTCT của X là:

A. HCOOC3H5.         

B. HCOOC3H7.         

C. CH3COOC2H5.    

D.C2H5COOCH3.

Câu 13: Thủy phân este X có CTPT C4H8O2 trong dd NaOH thu được 2 chất hữu cơ Y,Z trong đó  Z có dZ/H2 =16. Tên của X là:

A. etylaxetat.                

B.metylpropionat.  

C. metylaxetat.              

D. propylfomat

Câu 14: Công thức tổng quát của este no, đơn chức là:

A. CnH2nO2                        

B. CnH2n–1COOCmH2m–1              

C. CnH2n+1COOCmH2m–1                   

D. CnH2nCOOCmH2m+1

Câu 15: Công thức tổng quát của este no, 2 chức là:

A. CnH2n–2O4     

B. CnH2nO4        

C. CnH2n+1O4        

D. CnH2n-4O4

Câu 16: Este có công thức  CH2=CH-COOCH3 , tên được gọi là

A.  Metyl acrylat  

B. metyl axetat.  

C. vinyl axetat.          

D. metyl fomiat

Câu 17: cho các nhận xét:

1, este tan ít trong nước, nặng hơn nước; 2, este tan nhiều trong nước, trong dung môi hữu  cơ.

2, trong công thức este gốc ancol bao giờ cũng đứng sau ;

3, một số este có mùi thơm của hoa quả, mùi hoa hồng là etyl butirat.

4, este tồn tại dạng lỏng hoặc rắn;                 

6, gọi tên este phải gọi tên gốc ancol trước.

5, este có thể no hoặc không no tùy vào gốc hidrocacbon ;            

8, este còn được dùng để pha sơn.

Số nhận xét sai là

A. 2                                      B. 4                        C. 5                        D. 3

Câu 18: cho các nhận xét:

1, este tham gia phản ứng thủy phân trong axit, trong kiềm.

2, este tác dụng với kiềm thuận nghịch ; 3, este không có phản ứng cộng

3, este chỉ được điều chế từ ancol và axit  ; 5, este cháy chỉ cho sp là CO2 , H2O.

4, anđêhit có  tráng bạc còn este thì không;  7, ancol, axit, phenol tác dụng với Na este thì không.

5, chỉ  có anken mới trùng hợp, este không có phản này.

6, số đồng phân este và axit bằng nhau.

Số nhận xét đúng là

A. 6                                      B. 4                        C. 7                        D. 3

Câu 19: Este có công thức  CH2=CH-OOCH tác dụng với chất nào say đây:

A. Na, NaOH, NaHCO3, Br2, trùng hợp

B. NaOH, KOH, Br2, HBr, trùng hợp, AgNO3/NH3, O2, H2O/HCl

C. NaOH, NaHCO3, Br2, trùng hợp

D. NaOH, KOH, Br2, HBr, trùng hợp, trùng ngưng, AgNO3/NH3, O2, H2O/HCl

Câu 20: Khi đốt cháy một este no,đơn chức ta luôn thu được tỉ lệ T =số mol H2O /số mol CO2 là:

A >1                           B =1                                 C <1                             D =1/2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 44: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A. HCOOC2H5.         

B. C2H5COOC2H5.    

C. C2H5COOCH3.     

D. CH3COOCH3.

Câu 62: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 5.               

B. 3.               

C. 4.               

D. 1.

Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là

A. 86,10.                            B. 57,40.                         C. 83,82.                         D. 57,16.

Câu 67: Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai?

A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.                                 B. Y có mạch cacbon phân nhánh.

C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.                     D. Z không làm mất màu dung dịch brom.

Câu 74: Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ). Cho 48,28 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Q, thu được 13,44 lít khí CO2 và 14,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong Y là

A. 9,38%.                          B. 8,93%.                        C. 6,52%.                        D. 7,55%.

Câu 76: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.

B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.

D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.

Câu 78: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 29.                         B. 35.                                C. 26.                                D. 25.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập chuyên đề Este - Lipit năm 2020 Trường THPT Chuyên Quang Trung. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?