TRƯỜNG THPT HOÀNG THÁI HIẾU | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do ngôn luận, bất khả xâm phạm về chỗ ở, đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, bảo hộ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm thuộc nhóm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Dân chủ. B. Tự do cơ bản. C. cơ bản. D. quan trọng.
Câu 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang là biểu hiện của quyền nào dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Tự do thân thể. D. Bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
Câu 3. Công dân được tự do phát biểu, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... của đất nước là biểu hiện quyền
A. tự do ngôn luận. B. quản lí nhà nước.
C. tự do phát biểu. D. tự do phê bình.
Câu 4. Chị C tự ý khóa trái cửa phòng nhốt hai khách thuê phòng trọ vì chậm trả tiền thuê phòng là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Tự do thân thể. D. Bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
Câu 5. Do nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà ông B, nên anh T công an xã đã tự ý xông vào nhà ông B để lụt soát mặc dù ông B không đồng ý. Anh T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Tự do thân thể. D. Bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
Câu 6. Công dân vi phạm quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Đe dọa đánh người. B. Đánh người gây thương tích.
C. Giao hàng không đúng thời hạn. D. Nói xấu người khác trên trang mạng xã hội.
Câu 7. Việc kiểm soát thư tín, điện tín của người khác trong trường hợp cần thiết được tiến hành bởi
A. nhân viên bưu điện. B. cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.
C. bất kỳ công dân nào. D. cảnh sát giao thông.
Câu 8. Hành vi bịa đặt, nói xấu người khác là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể. B. bảo hộ danh dự, nhân phẩm.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 9. Do nghi ngờ M lấy trộm xe đạp của mình nên anh T đã nói xấu M với mọi người xung quanh và chặn đường bắt nhốt M tại nhà mình buộc M phải khai nhận. Do bị hoảng loạng nên sau khi được thả ra M đã ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện điều trị. Anh T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. bất khả xâm phạm về thân thể. B. bảo hộ danh dự, nhân phẩm.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 10. Ai dưới đây có quyền bầu cử, ứng cử?
A. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi được bầu cử, đủ 20 tuổi được ứng cử.
B. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi được bầu cử, đủ 21 tuổi được ứng cử.
C. Công dân Việt Nam đủ 20 tuổi được bầu cử, đủ 22 tuổi được ứng cử.
D. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi được bầu cử, đủ 22 tuổi được ứng cử.
Câu 11. Trường hợp nào sau đây không được bầu cử?
A. Người đang đi công tác xa. B. Người đang chấp hành hình phạt tù.
C. Người đang nằm bệnh viện. D. Người không biết chữ.
Câu 12. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, công khai.
B. phổ thông, bình đẳng, bỏ phiếu kín, gián tiếp.
C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
D. bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, công khai.
Câu 13. Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng cách
A. tự ứng cử và nhờ đề cử. B. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
C. tự ứng cử và tái cử. D. tự ứng cử và được đề nghị ứng cử.
Câu 14. Công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử là thực thi hình thức dân chủ
A. gián tiếp. B. trực tiếp. C. chính đáng. D. cơ bản.
Câu 15. Những ai dưới đây có quyền khiếu nại?
A. mọi cá nhân. B. mọi cơ quan, tổ chức.
C. chỉ có công dân. D. mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 16. Những ai dưới đây có quyền tố cáo?
A. người có thẩm quyền. B. mọi cơ quan, tổ chức.
C. chỉ có công dân. D. mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 17. Công dân đề nghị cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó ảnh hưởng đến quyền lợi của mình là biểu hiện của quyền
A. tự do ngôn luận. B. khiếu nại. C. tố cáo. D. tố giác.
Câu 18. Công dân đi báo với cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật là đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. tự do ngôn luận. B. khiếu nại. C. tố cáo. D. tố giác.
Câu 19. Mục đích của khiếu nại là nhằm
A. tố giác tội phạm.
B. khôi phục quyền lợi của người khiếu nại
C. ngăn chặn tội phạm.
D. giáo dục, răn đe những người khác.
Câu 20. Mục đích của tố cáo là nhằm
A. củng cố địa vị của mình trong xã hội.
B. khôi phục quyền lợi của công dân.
C. phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. \
D. giáo dục, răn đe những người khác.
Câu 21. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào dưới đây?
A. làng xã.
B. cả nước và cơ sở.
C. cả nước.
D. làng xã và cả nước.
Câu 22. Mỗi công dân khi tham gia bầu cử đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
Câu 23. Anh X đi bỏ phiếu bầu cử thay cho vợ là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
Câu 24. Vận động người khác bỏ phiếu bầu cử cho người thân, người quen là vi phạm nguyên tắc bầu cử
A. phổ thông.
B. bình đẳng.
C. trực tiếp.
D. bỏ phiếu kín.
Câu 25. Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế
A. dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.
B. dân biết, dân bàn, dân làm.
C. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân quyết định.
Câu 26. Chị T đề nghị giám đốc công ty xem xét lại quyết định chuyển công tác chị với lí do không chính đáng là thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
A. tự do ngôn luận. B. khiếu nại. C. tố cáo. D. tố giác.
Câu 27. Phát hiện hành vi gian lận trong tổ chức bầu cử của tổ bầu cử, anh M đã đi báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. tự do ngôn luận. B. khiếu nại. C. tố cáo. D. tham gia quản lí.
Câu 28. Công dân tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo luật giáo dục là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở. B. cả nước. C. địa phương. D. làng, xã.
Câu 29. Một trong những nội dung của quyền học tập là
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào mình thích.
C. Học ở các bậc học mà không cần thi tuyển.
D. Học mọi lúc mọi nơi.
Câu 30. Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau, học ban ngày hay buổi tối hay hệ giáo dục thường xuyên, vừa học vừa làm là biểu hiện nội dung nào của quyền học tập?
A. Học không hạn chế.
B. Học thường xuyên, suốt đời.
C. Học bất cứ ngành, nghề nào.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 31. Anh N quyết tâm thi đỗ vào ngành thú y mặc dù gia đình bắt anh phải theo ngành cảnh sát. Việc làm của anh N là biểu hiện nội dung nào của quyền học tập?
A. Học không hạn chế.
B. Học thường xuyên, suốt đời.
C. Học bất cứ ngành, nghề nào.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 32. Công dân được hưởng đầy đủ về đời sống vật chất, tinh thần là biểu hiện nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Hưởng thụ.
Câu 33. Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, tìm tòi, phát minh, sáng chế, sáng kiến, sáng tác văn học nghệ thuật…. là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Hưởng thụ.
Câu 34. Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung của quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Hưởng thụ.
Câu 35. Công dân được cung cấp thông tin, chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao là biểu của nội dung quyền phát triển nào dưới đây?
A. Được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. Được hưởng đầy đủ đời sống vật chất, tinh thần.
C. Được tham gia vào đời sống văn hóa.
D. Được hưởng thụ cuộc sống đầy đủ về vật chất.
Câu 36. Công dân có quyền được học vượt lớp, học trước tuổi đúng theo quy định pháp luật là biểu hiện nội dung quyền phát triển nào dưới đây?
A. Được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. Được hưởng đầy đủ đời sống vật chất, tinh thần.
C. Được tham gia vào đời sống văn hóa.
D. Được hưởng thụ cuộc sống đầy đủ về vật chất.
Câu 37. Học sinh có năng khiếu, học sinh thi đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng là biểu hiện nội dung quyền phát triển nào dưới đây?
A. Được tham gia vào đời sống văn hóa.
B. Được hưởng đầy đủ đời sống vật chất, tinh thần.
C. Được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Được hưởng thụ cuộc sống đầy đủ về vật chất.
Câu 38. Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm
A. lợi ích hợp pháp cùa mình.
B. tài sàn thừa kế cùa người khác.
C. ngân sách quốc gia.
D. nguồn quỹ phúc lợi.
Câu 39. Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện đường dây sản xuất vacxin già.
B. BỊ trì hoãn thanh toán tiền lương.
C. Nhận tiên bôi thường chưa thỏa đáng.
D. Bị thu hồi giấy phép lái xe ô tô.
Câu 40. Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tăc bầu cử trực tiếp khi
A. độc lập lựa chọn ứng cử viên.
B. bào mật nội dung viết vào phiếu bầu.
C. đề xuất danh sách ban kiểm phiếu.
D. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
....
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Hoàng Thái Hiếu. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: