LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
A. LÝ THUYẾT
I. Tính chất vật lí:
Kim loại có những tính chất vật lí chung :
Tính dẻo - Tính dẫn điện - Tính dẫn nhiệt - Ánh kim
Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
II. Tính chất hóa học:
Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử (dễ bị oxi hóa)
M → Mn+ + ne (n=1,2 hoặc 3e)
1. Tác dụng với phi kim:
Thí dụ:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Cu + Cl2 → CuCl2
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Fe + S → FeS
Hg + S → HgS
2. Tác dụng với dung dịch axit:
a. Với dung dịch axit HCl , H2SO4 loãng: (trừ các kim loại Cu , Ag , Hg , Au không có phản ứng) sản phẩm là muối và khí H2.
Thí dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b. Với dung dịch HNO3 , H2SO4 đặc: (trừ Pt , Au không phản ứng) sản phẩm là muối + sản phẩm khử + nước.
Thí dụ: 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O
Fe + 4HNO3 (loãng) → Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O
Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O
Chú ý: HNO3 , H2SO4 đặc nguội không phản ứng với các kim loại Al , Fe, Cr …
3. Tác dụng với nước: các kim loại Li , K , Ba , Ca , Na phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường tạo bazơ và khí H2
Thí dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
4. Tác dụng với dung dịch muối: kim loại mạnh hơn khử ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
Thí dụ: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Điều kiện để kim loại A đẩy kim loại B ra khỏi muối : A + Bn+ à
+ Kim loại A đứng trước kim loại B trong dãy hoạt động hóa học
+ Kim loại A không tan trong nước
+ Muối tạo thành phải tan
III. Dãy điện hóa của kim loại:
1. Dãy điện hóa của kim loại:
K+ Na+ Ca2+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H Cu2+ Fe3+ Hg2+ Ag+ Pt2+ Au3+
⇒ Tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Hg Ag Pt Au
⇒ Tính khử của kim loại giảm dần
2. Ý nghĩa của dãy điện hóa:
Dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều: chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chát khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Thí dụ: phản ứng giữa 2 cặp Fe2+Fe và Cu2+Cu là:
Cu2+ + Fe → Fe2+ + Cu
Oxh mạnh khử mạnh oxh yếu khử yếu
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Phương trình phản ứng :
Yy+ + X → Xx+ + Y
*ĂN MÒN KIM LOẠI
I. Khái niệm:
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
M → Mn+ + ne
II. Các dạng ăn mòn kim loại:
1. Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
2. Ăn mòn điện hóa học:
a. Khái niệm: ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
b. Cơ chế:
+ Cực âm: kim loại có tính khử mạnh hơn bị oxi hóa.
+ Cực dương: kim loại có tính khử yếu hơn.
III. Chống ăn mòn kim loại:
a. Phương pháp bảo vệ bề mặt:
b. Phương pháp điện hóa:
Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại có tính khử mạnh hơn. Thí dụ: để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta gắn vào những mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những lá kẽm (Zn).
*ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
I.Nguyên tắc:
Khử ion kim loại thành nguyên tử. Mn+ + ne → M
II. Phương pháp:
1. Phương pháp nhiệt luyện: dùng điều chế những kim loại (sau Al) như: Zn , Fe , Sn , Pb , Cu , Hg …
Dùng các chất khử mạnh như: C , CO , H2 hoặc Al để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.
Thí dụ:
PbO + H2 → Pb + H2O
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
2. phương pháp thủy luyện: dùng điều chế những kim loại Cu , Ag , Hg …
Dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối
Thí dụ: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
3. Phương pháp điện phân:
a. điện phân nóng chảy: điều chế những kim loại K , Na , Ca , Mg , Al.
Điện phân nóng chảy các hợp chất (muối, oxit, bazơ) của chúng.
Thí dụ: 2NaCl → 2Na + Cl2
MgCl2 → Mg + Cl2
2Al2O3 → 4Al + 3O2
b. Điện phân dung dịch: điều chế kim loại đứng sau Al.
Thí dụ: CuCl2 → Cu + Cl2
4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + O2 + 4HNO3
CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2
c.Tính lượng chất thu được ở các điện cực
ne= ItF (F=96500)
B. TRẮC NGHIỆM :
Câu 1. Các ion và nguyên tử nào sau đây đều có cấu hình e là:1s22s22p6?
A. Na+;Mg2+,Al3+,Cl- , Ne B. Na+, Mg2+Al3+,Cl- , Ar
C. Na+;Mg2+,Al3+, F- , Ne D. K+, Ca2+ ,Cu2+ ,Br - ,Ne
Câu 2. So sánh với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại
A. thường có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều hơn
B. thường có bán kính của nguyên tử nhỏ hơn
C. thường có năng lượng ion hóa nhỏ hơn
D. thường dễ nhận e trong phản ứng hóa học
Câu 3. Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại?
A. 1s22s22p6 B. 1s22s22p63s23p4
C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p63s1
Câu 4. Sắt là nguyên tố:
A. nguyên tử có cấu hình e: 4s23d6 B. tính khử yếu
C. không bị nhiễm từ D. nhóm d.
Câu 5. Fe3+có cấu hình e là:
A. 3d34s2 B. 3d5 C. 3d6 D. 3d6 4s2
Câu 6. Liên kết trong MTT kim loại là liên kết:
A. Cộng hoá trị B. ion C. Kim loại D. Cho nhận
Câu 7. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do:
A. Các e tự do chuyển động quanh vị trí cân bằng giữa nguyên tử kim loại và ion dương kim loại
B. Sự cho và nhận e giữa các nguyên tử kim loại.
C. Sự góp chung e giữa các nguyên tử kim loại.
D. Lực hút tỉnh điện của ion dương kim loại này với nguyên tử kim loại.
Câu 8. Khi T0 tăng tính dẫn điện của kim loại sẽ thay đổi theo chiều:
A. tăng B. giảm C. k0 đổi D. Không xđ
Câu 9: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 10: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 11: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfam. B. Crom C. Sắt D. Đồng
Câu 12: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Liti. B. Xesi. C. Natri. D. Kali.
Câu 13: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfam. B. Sắt. C. Đồng. D. Kẽm.
Câu 14: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất ( có khối lượng riêng nhỏ nhất ) trong tất cả các kim loại ?
A. Natri B. Liti C. Kali D. Rubidi
Câu 15: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là?
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.
Câu 16: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là?
A. Al và Fe. B. Fe và Au. C. Al và Ag. D. Fe và Ag.
Câu 17: Cặp chất không xảy ra phản ứng là?
A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2.
Câu 18: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch?
A. NaCl loãng. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. NaOH loãng
Câu 19: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch?
A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. HCl.
Câu 20: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với?
A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Zn.
Câu 21: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. HCl. B. AlCl3. C. AgNO3. D. CuSO4.
Câu 22: Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là?
A. CuSO4 và HCl. B. CuSO4 và ZnCl2. C. HCl và CaCl2. D. MgCl2 và FeCl3.
Câu 23: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb?
A. Pb(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. Ni(NO3)2.
Câu 25: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch?
A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. KOH.
Câu 26: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là?
A. Al. B. Na. C. Mg. D. Fe.
Câu 27: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 28: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?
A. Zn, Cu, Mg B. Al, Fe, CuO C. Fe, Ni, Sn D. Hg, Na, Ca
Câu 29: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 30: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là?
A. Cu + dung dịch FeCl3. B. Fe + dung dịch HCl.
C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm đại cương kim loại môn Hóa học 12, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em đạt điểm số thật cao!