KỸ THUẬT GIẢI BÀI TẬP PHẦN AMIN – AMINOAXIT MÔN HÓA HỌC 12
A. CON ĐƯỜNG TƯ DUY
1. Cần nhớ công thức của Amin no đơn chức là CnH2n+1NH2 từ đó các em suy ra tất cả các công thức của Amin khác trên nguyên tắc 1pi mất 2H.Ví dụ Amin có một nối đôi đơn chức sẽ là CnH2n-1NH2.
2. Với dạng bài tập phản ứng cháy chú ý áp dụng BTNT chú ý về tỷ lệ số mol (H2O, CO2, N2 ). Nếu là tìm CTPT hay Cấu Tạo các em nên nhìn nhanh qua đáp án trước.Chú ý khi đốt cháy trong không khí thì có cả lượng N2 không khí trong sản phẩm.
3. Khi tác dụng với axit thì áp dụng bảo toàn khối lượng hoặc tăng giảm khối lượng
4. Với bài toán Amin tác dụng với dung dịch muối.Cần chú ý khả năng tạo phức của Amin và nhớ là với Amin đơn chức 1 mol Amin cho 1 mol OH-
5. Bài toán liên quan tới aminoaxit chính là tổng hợp của bài toán amin và axit hữu cơ.
B. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no, đồng đẳng liên tiêp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức cấu tạo của 2 amin lần lượt là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. CH3NH2 và C3H5NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2 D. C2H5NH2 và C3H7NH2.
Ta có:
\(BTKL:{n_{HCl}} = \frac{{18,975 - 9,85}}{{36,5}} = 0,25(mol)\,\,\,\,\,\,\, \to {n_{A\min }} = 0,25(mol)\)
\( \to {M_{A\min }} = \overline R + 16 = \frac{{9,85}}{{0,25}} = 39,4\,\,\, \to \overline R = 23,4\,\,\, \to \left\{ \begin{array}{l}
C{H_3}N{H_2}\\
{C_2}{H_5}N{H_2}
\end{array} \right.\)
→ Chọn A
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là:
A. C2H5NH2. B. C3H7NH2.
C. CH3NH2. D. C4H9NH2.
Các đáp án đều cho ta thấy X là amin no và đơn chức.
Ta có :
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
C{O_2}:0,4(mol)\\
{H_2}O:0,7(mol)
\end{array} \right. \to n_{{O_2}}^{Pu} = \frac{{0,4.2 + 0,7}}{2} = 0,75\,\,\,\,\,\\
\, \to n_{{N_2}}^{Kh{\rm{\^o }}ng\,kh{\rm{\'i }}} = 0,75.4 = 3(mol)
\end{array}\)
\(BTNT.N:n_N^{Trong\,\,X} = \left( {3,1 - 3} \right).2 = 0,2\,\, \to C = \frac{{0,4}}{{0,2}} = 2 \to {C_2}{H_5}N{H_2}\)
Câu 3: Chia 1 amin bậc 1,đơn chức A thành 2 phần đều nhau.
Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong nước rồi thêm dung dịch FeCl3 (dư).Kết tủa sinh ra lọc rồi đem nung tới khối lượng không đổi được 1,6 gam chất rắn.
Phần 2: Tác dụng với HCl dư sinh ra 4,05 gam muối .CTPT của A là:
A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2
Dễ thấy 1,6 gam là Fe2O3
\( \to {n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,01(mol) \to {n_{F{e^{3 + }}}} = 0,02 \to {n_{OH}} = 0,06 \to {n_{ - N{H_2}}} = 0,06(mol)\)
Khi đó: \({M_A} + 36,5 = \frac{{4,05}}{{0,6}} = 67,5 \to {M_A} = 31\)
→ Chọn A
Câu 4: Cho hh X có thể tích V1 gồm O2,O3 có tỉ khối so với H2=22.Cho hh Y có tích V2 gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2=17.8333. đốt hoàn toàn V2 hh Y cần V1 hh X. Tính tỉ lệ V1:V2:
A.1 B.2 C.2,5 D.3
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
{O_2} - \frac{{{V_1}}}{4}\\
{O_3} - \frac{{3{V_1}}}{4}
\end{array} \right.\) và \(\left\{ \begin{array}{l}
C{H_3}N{H_2} - \frac{{2{V_2}}}{3}\\
{C_2}{H_5}N{H_2} - \frac{{{V_2}}}{3}
\end{array} \right.\)
\(\left\{ \begin{array}{l}
C{O_2} - \frac{{4{V_2}}}{3}\\
{H_2}O - \frac{{17{V_2}}}{6}
\end{array} \right.\)
\(BTNT.O \to \frac{{{V_1}}}{2} + \frac{{9{V_1}}}{4} = \frac{{8{V_2}}}{3} + \frac{{17{V_2}}}{6} \to \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 2\)
→ Chọn B
Câu 5: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m+15,4) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z chứa (m+18,25) gam muối. Giá trị của m là:
A. 56,1. B. 61,9. C. 33,65. D. 54,36.
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
Ala:a\\
Glu:b
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a + 2b = \frac{{15,4}}{{22}} = 0,7\\
a + b = \frac{{18,25}}{{36,5}} = 0,5
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,3(mol)\\
b = 0,2(mol)
\end{array} \right.\\
\to m = 0,3.89 + 0,2.147 = 56,1(gam)
\end{array}\)
→ Chọn A
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủvới dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là:
A. 10,95. B. 6,39. C. 6,57. D. 4,38.
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
C{O_2}:1,2\\
{H_2}O:1,3
\end{array} \right. \to \overline n = \frac{{1,2}}{{0,5}} = 2,4 \to {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = \frac{{{n_Y}}}{2} \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_Y} = 0,2(mol)\\
{n_Z} = 0,3(mol)
\end{array} \right.\\
\to 0,45X\left\{ \begin{array}{l}
{n_Y} = 0,18 \to m = 0,18.36,5 = 6,57(gam)\\
{n_Z} = 0,27
\end{array} \right.
\end{array}\)
→ Chọn C
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 11,25 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở (trong phân tử có số C nhỏ hơn 4) bằng lượng không khí (chứa 20% thể tích O2 còn lại là N2) vừa đủ thì thu được CO2, H2O và 3,875 mol N2. Mặt khác, cho 11,25 gam X trên tác dụng với axit nitrơ dư thì thu được khí N2 có thể tích bé hơn 2 lít (ở đktc). Amin có lực bazơ lớn hơn trong X là:
A. trimetylamin. B. etylamin.
C. đimetylamin. D. N-metyletanamin.
\(a:{C_n}{H_{2n + 3}}N\,\,\,\, \to \left\{ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
C{O_2}:na\\
{H_2}O:a(n + 1,5)
\end{array} \right.\\
{N_2}:0,5a
\end{array} \right.\)
\( \to n_{{O_2}}^{pu} = 1,5na + 0,75a \to n_{{N_2}}^{kk} = 6na + 3a\)
\(\begin{array}{l}
BTNT.N:3,875 = 0,5a + 6na + 3a\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,a = \frac{{11,25}}{{14n + 17}}\\
\to \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,25\\
n = 2
\end{array} \right. \to X\left\{ \begin{array}{l}
{C_2}{H_5}N{H_2}\\
C{H_3}NHC{H_3}
\end{array} \right.
\end{array}\)
Dễ dàng suy ra trường hợp 1C và 3C không thỏa mãn → Chọn C
Câu 8: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 49,125. B. 28,650. C. 34,650. D. 55,125.
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{{\rm{ax}}it\,glu}} = 0,15(mol)\\
{n_{HCl}} = 0,35(mol)
\end{array} \right. \to n_{{H^ + }}^{m{\rm{ax}}} = 0,65;\,\,\,\,\,\,{n_{NaOH}} = 0,8\,\,\,\,\, \to {n_{{H_2}O}} = 0,65(mol)\)
\(BTKL:0,15.147 + 0,35.36,5 + 0,8.40 = m + 0,65.18\,\,\, \to m = 55,125(gam)\)
C. BÀI TẬP ÁP DỤNG PHẦN AMIN
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba amin đồng đẳng bằng một lượng không khí vừa đủ, thu được 5,376 lit CO2, 7,56 gam H2O và 41,664 lit N2 ( các thể tích khí đo ở đktc, trong không khí oxi chiếm 20% , nitơ chiếm 80% về thể tích). Giá trị của m là:
A. 10,80 gam B. 4,05 gam C. 5,40 gam D. 8,10 gam
Câu 2**: Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước.Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức của hai hiđrocacbon là:
A. CH4 và C2H6 B. C2H4 và C3H6
C. C2H6 và C3H8 D. C3H6 và C4H8
Câu 3(KB-2010): Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin ( bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối .Amin có công thức là:
A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2 B. CH3CH2CH2NH2
C. H2NCH2CH2NH2 D. H2NCH2CH2CH2NH2
Câu 4: Hỗn hợp X gồm AlCl3 và và CuCl2.Hòa tan hỗn hợp X vào nước thu được 200 ml dung dịch A.Sục khí metyl amin tới dư vào trong dung dịch A thu được 11,7 gam kết tủa.Mặt khác, cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch A thu được 9,8 gam kết tủa.Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dung dịch A lần lượt là:
A. 0,1M và 0,75M B. 0,5M và 0,75M
C. 0,75M và 0,1M D. 0,75M và 0,5M
Câu 5: Cho m gam amin đơn chức bậc 1 X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được m + 7,3 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 23,52 lit O2 (đktc).X có thể là:
A. CH3NH2 B. C2H5NH2
C. C3H7NH2 D. C4H9NH2
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lit N2 (đktc) .Biết trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích. CTPT của X là:
A. C2H5NH2 B. C3H7NH2
C. CH3NH2 D. C4H9NH2
Câu 7: Để phản ứng hết với 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8 M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metyl amin và etyl amin có tỉ khối so với H2 là 17,25?
A. 41,4 gam B. 40,02 gam C. 51,57 gam D. 33,12 gam
Câu 8: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin: anilin, metyl amin, đimetyl amin, đietylmetyl amin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là:
A. 16,825 gam B. 20,18 gam C. 21,123 gam D. 15,925 gam
Câu 9: Cho hh X có thể tích V1 gồm O2,O3 co tỉ khối so với H2=22.Cho hh Y có tích V2 gồm metylamin va etylamin có tỉ khối so với H2=17.8333. đốt hoàn toàn V2 hh Y cần V1 hh X. tính tỉ lệ V1:V2?
A.1 B. 2 C. 2,5 D. 3
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin là đồng đẳng của Vinyl amin thu được 41,8 gam CO2 và 18,9 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 16,7 gam B. 17,1 gam C. 16,3 gam D. 15,9 gam
Câu 11: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin, đơn chức, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Khối lượng HCl phải dùng là:
A. 9,521 B. 9,125 C. 9,215 D. 9,512
Câu 12: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp, tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, sau cô cạn thu được 31,68 hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên trộn theo thứ tự khối lượng mol tăng dần với số mol có tỉ lệ 1: 10: 5 thì amin có khối lượng phân tử nhỏ nhất có công thức phân tử là:
A. CH3NH2 B. C2H5N C. C3H7NH2 D. C4H11NH2
Câu 13: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin dơn chức X, thu được 16,8 lit CO2, 2,8 lit N2 ( các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O.CTPT của X là:
A. C4H9N B. C3H7N C. C2H7N D. C3H9N
Câu 14: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 16ml B. 32ml C. 160ml D. 320ml
Câu 15: Hỗn hợp X gồm metyl amin , etylamin và propyl amin có tổng khối lượng là 21,6 gam và tỉ lệ về số mol là 1:2:1. cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 36,2 gam B. 39,12 gam C. 43,5 gam D. 40,58 gam
Câu 16: Cho 11,16 gam một amin đơn chức A tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu được 17,04 gam muối. Công thức của A là:
A. C7H7NH2 B. C6H5NH2 C. C4H7NH2 D. C3H7NH2
Câu 17: Trung hòa hoàn toàn 14,16 gam một amin X bằng axit HCl, tạo ra 22,92 gam muối. Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Amin X là:
A. H2NCH2CH2CH2NH2. B. CH3CH2CH2NH2.
C. CH3CH2NHCH3. D. H2NCH2CH2NH2.
Câu 18. Cho 50 gam dung dịch amin đơn chức X nồng độ 11,8% tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là:
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 19: Cho H2SO4 trung hoà 6,84 gam một Amin đơn chức X thu được 12,72 gam muối. Công thức của Amin X là:
A. C2H5NH2 B. C3H7NH2 C. C3H5NH2 D. CH3NH2
Câu 20. Hòa tan Etyl amin vào nước thành dung dịch C%. Trộn 300 gam dung dịch này với dung dịch FeCl3 dư thấy có 6,42 gam kết tủa. Giá trị của C là:
A. 3. B. 4,5. C. 2,25. D. 2,7.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít khí N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 22: Chia 1 amin bậc 1,đơn chức A thành 2 phần đều nhau.
Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong nước rồi thêm dung dịch FeCl3 (dư).Kết tủa sinh ra lọc rồi đem nung tới khối lượng không đổi được 1,6 gam chất rắn.
Phần 2 : Tác dụng với HCl dư sinh ra 4,05 gam muối .CTPT của A là :
A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2
Câu 23: Cho 1.22g hỗn hợp X gồm 2 amin bậc 1 (có tỉ lệ số mol là 1:2) tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y.Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 0.09mol hỗn hợp X thu được mg khí CO2 ; 1,344 lit (đktc) khí N2 và hơi nước. Giá trị của m là:
A.3,42g B.5,28g C.2,64g D.3,94g
D. BÀI TẬP RÈN LUYỆN PHẦN AMINOAXIT
Câu 1: Chất X là một α-aminoaxit mạch hở, không phân nhánh. Cứ 1 mol X tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 183,5 gam muối khan Y. Cho 183,5 gam muối khan Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 249,5 gam muối khan Z. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :
A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
B. NH2CH2CH2CH(NH2)COOH.
C. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH.
D. HOOCCH(NH2)COOH.
Câu 2: Cho 0,2 mol hợp chất X có công thức ClH3N-CH2-COOC2H5 tác dụng với dung dịch chứa 0,45 mol NaOH, sau khi kết thúc các phản ứng, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 19,4. B. 31,1. C. 15,55. D. 33,1.
Câu 3: Cho 0,1 mol X có công thức phân tử C3H12O3N2 tác dụng với 240 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng thu được một chất khí Y có mùi khai và dung dịch Z. Cô cạn Z được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 1,6. B. 10,6. C. 18,6. D. 12,2.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam một amin X đơn chức trong lượng vừa đủ không khí (O2 chiếm 20% thể tích, còn lại là N2). Dẫn sản phẩm khí qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 24 gam kết tủa và có 41,664 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra. X tác dụng với HNO2 tạo ra khí N2. X là:
A. đimetylamin. B. anilin. C. metylamin. D. Etylamin
Câu 5: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m+15,4) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z chứa (m+18,25) gam muối. Giá trị của m là:
A. 56,1. B. 61,9. C. 33,65. D. 54,36.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủvới dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là:
A. 10,95. B. 6,39. C. 6,57. D. 4,38.
Câu 7: Muối X có CTPT là CH6O3N2. Đun nóng X với NaOH thu được 1,12 lít khí Y (Y là hợp chất chứa C, H, N và có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Khối lượng muối thu được là:
A. 4,1 gam. B. 4,25 gam. C. 3,4 gam. D. 4,15 gam.
Câu 8: Với xúc tác men thích hợp chất hữư cơ A bị thuỷ phân hoàn toàn cho hai aminoaxit thiên nhiên X và Y với tỷ lệ số mol của các chất trong phản ứng như sau:1 mol A + 2 mol H2O 2 mol X + 1 mol Y. Thuỷ phân hoàn toàn 20,3 gam A thu được m1 gam X và m2 gam Y. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y cần 8,4 lít O2 ở đkc thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,23 lít N2 ở 270C, 1 atm. Y có CTPT trùng với CTĐG. Xác định X,Y và giá trị m1, m2?
A. NH2-CH2-COOH(15,5g), CH3-CH(NH2)-COOH; 8,9(g).
B. NH2-CH2-CH2-COOH(15g), CH3-CH(NH2)-COOH; 8,9(g).
C. NH2-CH2-COOH(15g), CH3-CH(NH2)-COOH, 8,9(g).
D. NH2-CH2-COOH (15g), CH2(NH2)-CH2-COOH; 8,95(g)
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Kỹ thuật giải bài tập phần Amin - Aminoaxit môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em đạt điểm số thật cao!