BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020
1. M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne = M biểu diễn:
A) Tính chất hoá học chung của kim loại.
B) Nguyên tắc điều chế kim loại.
C) Sự khử của kim loại.
D) Sự oxi hoá ion kim loại.
2. Phương pháp thuỷ luyện là phương pháp dùng kim loại có tính khử mạnh để khử ion kim loại khác trong hợp chất:
A) muối ở dạng khan. B) dung dịch muối.
C) oxit kim loại. D) hidroxit kim loại.
3. Muốn điều chế Pb theo phương pháp thuỷ luyện người ta cho kim loại nào vào dung dịch Pb(NO3)2:
A) Na B) Cu C) Fe D) Ca
4. Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện ( nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng:
A) Al, Cu B) Mg, Fe C) Fe, Ni D) Ca, Cu
5. Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?
A) Cu2+, Mg2+, Pb2+. B) Cu2+, Ag+, Na+.
C) Sn2+, Pb2+, Cu2+. D) Pb2+, Ag+, Al3+.
6. Phản ứng hóa học nào sau đây chỉ thực hiện được bằng phương pháp điện phân ?
A) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
B) CuSO4 + H2O → Cu + O2 + H2SO4.
C) CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.
D) Cu + AgNO3 → Ag + Cu(NO3)2.
7. Trong quá trình điện phân dung dịch Pb(NO3)2 với các điện cực trơ , ion Pb2+ di chuyển về :
A). catot và bị oxi hoá.
B) anot và bị oxi hóa.
C) catot và bị khử.
D) anot và bị khử.
8. Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện ?
A) C + ZnO → Zn + CO.
B) Al2O3 → 2Al + 3/2 O2.
C) MgCl2 → Mg + Cl2 .
D) Zn + 2Ag(CN)2 → Zn(CN)42– + 2Ag .
9. Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là :
A) phương pháp nhiệt luyện. B) phương pháp thủy luyện.
C) phương pháp điện phân. D) phương pháp thủy phân.
10. Khi điên phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hòa trong nước thì xảy ra hiện tượng nào trong số các hiện tượng cho dưới đây ?
A) Khí oxi thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
B) Khí hidro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
C) Kim loại natri thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
D) Nước Gia-ven được tạo thành trong bình điện phân.
11. Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị 2 với dòng điện cường độ 6 A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng 3,45g. Kim loại đó là :
A) Zn. B) Cu. C) Ni. D) Sn.
12. Điện phân 200ml dung dịch KOH 2M ( D = 1,1 g/cm3) với điện cực trơ. Khi ở catot thoát ra 2,24 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Biết rằng nước bay hơi không đáng kể. Dung dịch sau điện phân có nồng độ phần trăm là :
A) 10,27%. B) 10,18%. C) 10,9%. D) 38,09%.
13. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng) . Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :
A) Cu, Al, Mg.
B) Cu, Al, MgO.
C) Cu, Al2O3, Mg.
D) Cu, Al2O3, MgO.
14. Địện phân 400ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong một thời gian thu được 0,224 lít khí (đktc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là :
A) 1,28g. B) 0,32g. C) 0,64g. D) 3,20g.
15. Chất nào sau đây được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân ?
A) Lưu huỳnh. B) Axit sunfuric. C) Sắt. D) Nhôm.
16. Điện phân nóng chảy một muối của kim loại M với cường độ dòng điện là 10A, thời gian điện phân là 80 phút 25 giây, thu được 0,25 mol kim loại M ở catot. Số oxi hoá của kim loại M trong muối là :
A) +1. B) +2. C) +3. D) +4.
17. Điện phân NaBr nóng chảy, thu được Br2 là do có :
A) sự oxi hoá ion Br– ở anot. B) Sự oxi hoá ion Br– ở catot.
C) sự khử ion Br– ở anot. D) Sự khử ion Br– ở catot.
18. Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện ?
A) Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4
B) H2 + CuO → Cu + H2O
C) CuCl2 → Cu + Cl2
D) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2
19. Để điều chế Ag từ dung dịch AgNO3, người ta làm cách nào trong các cách sau :
1. Dùng Zn để khử Ag+ trong dung dịch AgNO3 .
2. Điện phân dung dịch AgNO3 .
3. Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó lọc lấy AgOH , đem đun nóng để được Ag2O sau đó khử Ag2O bằng CO hoặc H2 ở to cao .
Phương pháp đúng là
A) 1 B) 1 và 2 C) 2 D) Cả 1 , 2 và 3
20. Kim loại kiềm có thể được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây ?
A) Nhiệt luyện. B) Thuỷ luyện.
C) Điện phân nóng chảy. D) Điện phân dung dịch.
21. Bằng phương pháp thủy luyện có thể điều chế được kim loại
A) kali. B) magie. C) nhôm. D) đồng.
22. Khi điện phân dung dịch muối bạc nitrat trong 10 phút đã thu được 1,08 gam bạc ở cực âm. Cường độ dòng điện là:
A. 1,6A B. 1,8A C. 16A D. 18A.
23. Những kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca…
B. Kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn…
C. Các kim loại như Al, Zn, Fe…
D. Các kim loại như Hg, Ag, Cu…
24. Từ Mg(OH)2 người ta điều chế Mg bằng cách nào trong các cách sau
1/ Điện phân Mg(OH)2 nóng chảy .
2/ Hoà tan Mg(OH)2 vào dung dịch HCl sau đó điện phân dung dịch MgCl2 có màng ngăn .
3/ Nhiệt phân Mg(OH)2 sau đó khử MgO bằng CO hoặc H2 ở nhiệt độ cao
4/ Hoà tan Mg(OH)2 vào dung dịch HCl , cô cạn dung dịch sau đó điện phân MgCl2 nóng chảy
Cách làm đúng là
A . 1 và 4 B . Chỉ có 4 C . 1 , 3 và 4 D Cả 1 , 2 , 3 và 4.
25. Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại :
A. Dùng điều chế các kim loại đứng sau hyđro.
B. Dùng điều chế các kim loại đứng sau Al.
C. Dùng điều chế các kim loại dể nóng chảy.
D. Dùng điều chế các kim loại khó nóng chảy.
26. Cho các kim loại : Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag. Bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được bao nhiêu kim loại trong số các kim loại ở trên ?
A. 3 B. 4 C. 5 D.6
27.Thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl2 với các điện cực bằng đồng. Sau một thời gian thấy :
A. khối lượng anot tăng, khối lượng catot giảm.
B. khối lượng catot tăng, khối lượng anot giảm.
C. khối lượng anot, catot đều tăng.
D. khối lượng anot, catot đều giảm.
28. Hòa tan hoàn toàn 28g Fe vào dung dịch AgNO3 dư thì khối lượng chất rắn thu được là :
A. 108g. B. 162g. C. 216g. D. 154g.
29. Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 ( các điện cực bằng graphit), mô tả nào sau đây là đúng ?
A. Ở anot xảy ra sự khử ion Cu2+.
B. Ở catot xảy ra sự oxi hoá phân tử H2O.
C. Ở catot xảy ra sự khử ion Cu2+ .
D. Ở anot xảy ra sự oxi hoá ion SO42– .
30. Điện phân dung dịch AgNO3 với cường độ dòng điện là 1,5A, thời gian 30 phút, khối lượng Ag thu được là :
A. 6,0g. B. 3,02g. C. 1,5g D. 0,05g.
31. Cho phản ứng hóa học : Zn + Sn2+ → Zn2+ + Sn
So sánh tính oxi hóa và tính khử của các chất và ion nào sau đây là đúng ?
| Tính oxi hóa | Tính khử |
A. | Zn > Sn | Sn2+ > Zn2+ |
B. | Zn < Sn | Sn2+ < Zn2+ |
C. | Sn2+ > Zn2+ | Zn > Sn |
D. | Sn2+ < Zn2+ | Zn < Sn |
32. Cho luồng H2 đi qua 0,8g CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 0,672g chất rắn. Hiệu suất khử CuO thành Cu là(%):
A. 60 B. 80 C. 90 D. 75
33. Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9g muối clorua của một kim loại hóa trị II, được 0,48g kim loại ở catôt. Kim loại đã cho là:
A. Zn B. Mg C. Cu D. Fe
34. Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện có cường độ I = 0,5A trong thời gian 1930 giây thì khối lượng đồng và thể tích khí O2 sinh ra là
A. 0,64g và 0,112 lit B. 0,32g và 0,056 lít
C. 0,96g và 0,168 lít D. 1,28g và 0,224 lít
35. Cho 5,6g Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng
A. 4,72g B. 7,52g C. 5,28g D. 2,56g
36. Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9g muối clorua của một kim loại hóa trị II, được 0,48g kim loại ở catôt. Kim loại đã cho là:
A. Zn B. Mg C. Cu D. Fe
37. Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện có cường độ I = 0,5A trong thời gian 1930 giây thì khối lượng đồng và thể tích khí O2 sinh ra là
A. 0,64g và 0,112 lit B. 0,32g và 0,056 lít
C. 0,96g và 0,168 lít D. 1,28g và 0,224 lít
38. Điện phân dung dịch muối MCln với điện cực trơ . Ở catôt thu được 16g kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lit (đktc). Xác định M?
A. Mg B. Cu C.Ca D. Zn
39. Cho 6,4g hỗn hợp Mg - Fe vào dung dịch HCl (dư) thấy bay ra 4,48 lít H2(đktc) . Cũng cho hỗn hợp như trên vào dung dịch CuSO4 dư .Sau khi phản ứng xong thì lượng đồng thu được là
A. 9,6g B.16g C.6,4g D.12,8g
40. Để điều chế K kim loại người ta có thể dùng các phương pháp sau:
1. Điện phân dung dịch KCl có vách ngăn xốp.
2. Điên phân KCl nóng chảy.
3. Dùng Li để khử K ra khỏi dd KCl
4. Dùng CO để khử K ra khỏi K2O
5. Điện phân nóng chảy KOH
Chọn phương pháp thích hợp
A. Chỉ có 1, 2 B. Chỉ có 2, 5 C. Chỉ có 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5.
41. Hoà tan hòan toàn 9,6g kim loại R hoá trị (II ) trong H 2SO4 đặc thu được dung dịch X và 3,36 lit khí SO2(đktc). Vậy R là:
A. Mg B. Zn C. Ca D. Cu
42. Cho 0,84 g kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng lấy dư sau khi kết thúc phản ứng thu được 0,336 lít khí NO duy nhất ở đktc : R là
A. Mg B . Cu C . Al . D . Fe
43. Điện phân ( điện cực trơ có vách ngăn) một dung dịch có chứa ion Fe 2+, Fe3+, Cu2+. Thứ tự xẩy ra ở catốt lần lượt là:
A. Fe 2+, Fe3+, Cu2+ B. Fe 2+, Cu2+, Fe3+
C. Fe 3+, Cu2+, Fe2+ D. Cu2+, Fe3+, Fe2+.
44. Cho dung dịch chứa các ion Na+, Al 3+, Cu2+, Cl -, SO42-, . Các ion không bị điện phân khi ở trạng thái dung dịch
A. Na+, SO42–, Cl –, Al 3+ C. Na+, Al3+, Cl–, NO3–
B. Cu2+, Al3+, NO3–, Cl– D. Na+, Al3+, NO3–, SO42– .
45. Khi điện phân 1 dung dịch muối giá trị pH ở gần 1 điện cực tăng lên. Dung dịch muối đó là : ( điều kiện đầy đủ)
A. CuSO4 B.AgNO3 C. KCl D. K2SO4
...
Trên đây là trích đoạn nội dung bài tập trắc nghiệm điều chế kim loại môn Hóa học 12 năm học 2019-2020, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy.
Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập thật tốt!