BÀI TẬP ÔN TẬP BÀI TẬP CHƯƠNG VI KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ – NHÔM
DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT
Câu 1. Chọn cấu hình electron của nguyên tử kim loại kiềm:
A. [Ar]3d104s1. B. [Ar]3d54s1. C. [Ar]3s1. D. [Ar]4s1.
Câu 2. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 3. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.
Câu 4. Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6. C. 1s22s2 2p6 3s1. D. 1s22s2 2p6 3s23p1.
Câu 5. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là
A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4.
Câu 6. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. NaNO3.
Câu 7. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch
A. KCl. B. KOH. C. NaNO3. D. CaCl2.
Câu 8. Ion M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s23p6. M là:
A. Na. B. K. C. Li. D. Ag.
Câu 9. Ion Na+ có cấu hình electron giống với:
A. Ar. B. Ne hoặc F-. C. Ar hoặc Cl-. D. Ne.
Câu 10. Phải bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm trong dầu hỏa vì kim loại kiềm:
A. rất nhạy với ánh sáng. B. dễ phản ứng với oxi, hơi nước.
C. bị chảy rửa ngay to thường. D. dễ bốc cháy trong không khí.
Câu 11. Không thể điều chế kim loại kiềm bằng cách:
A. điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm.
B. điện phân nóng chảy hiđroxit kim loại kiềm.
C. điện phân dung dịch muối clorua kim loại kiềm.
D. khử các oxit kim loại kiềm hay điện phân dung dịch muối.
Câu 12. Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng.
Câu 13. Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
A. Na2CO3. B. MgCl2. C. KHSO4. D. NaCl.
Câu 14. Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na?
A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước
C. Điện phân NaOH nóng chảy. D. Điện phân Na2O nóng chảy
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm:
A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp B. Khối lượng riêng nhỏ
C. Độ cứng thấp D. Độ dẫn điện cao
Câu 16. Các kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào trong các kiểu mạng sau
A. Lập phương tâm khối B. Lập phương tâm diện
C. Lục phương D. Tứ diện
Câu 17. Cho hỗn hợp kim loại Na, Al vào nước, quan sát thấy hiện tượng
A. Có bọt khí thoát ra
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng
C. Xuất hiện kết tủa keo trắng và có thể kết tủa bị tan
D. Có thể có các hiện tượng trên
Câu 18. Dụng cụ bằng chất nào sau đây không nên dùng để chứa dung dịch kiềm?
A. Cu B. Fe C. Ag D. Al
Câu 19. Cho một miếng Na vào dung dịch CuCl2 từ từ đến dư hiện tượng quan sát được
A. Có khí thoát ra
B. Có kết tủa màu xanh
C. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh
D. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh và sau đó tan ra
Câu 20. Để điều chế kim loại kiềm người ta dung phương pháp :
A. thuỷ luyện B. nhiệt luyện
C. điện phân dung dịch D. điện phân nóng chảy
Câu 21. Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử thành Na?
A. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
B. Điện phân NaCl nóng chảy.
C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl.
D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3.
Câu 22. Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nước có pha thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng nào không xảy ra trong thí nghiệm này ?
A. Miếng natri trở nên có dạng hình cầu.
B. Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá hồng.
C. Trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nước.
D. Viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nước.
Câu 23. Kim loại kiềm nào được dùng trong tế bào quang điện ?
A. Li B. Na. C. K. D. Cs
Câu 24. Phương pháp quan trọng để điều chế kim loại kiềm là :
A. Điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.
B. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực có màng ngăn xốp.
C. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực không có màng ngăn xốp.
D. Cả A, B, C.
Câu 25. Tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm là :
A. Tính khử . B. Tính oxi hóa C. Tính axit D. Tính bazơ
Câu 26. Điểm khác nhau quan trọng giữa NaHCO3 và Na2CO3 là chỉ:
A. NaHCO3 có lưỡng tính. B. Na2CO3 bị thủy phân.
C. Na2CO3 tác dụng Ca(OH)2. D. NaHCO3 điện li mạnh.
Câu 27. Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư, dung dịch sau phản ứng gồm:
A. Na2SO4, CuSO4, H2O, Cu(OH)2. B. Na2SO4, CuSO4, H2O.
C. Na2SO4, CuSO4, NaOH, H2O. D. Na2SO4, Cu(OH)2, H2O.
Câu 28. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp điện phân:
A. dung dịch NaCl, không có màng ngăn. B. dung dịch NaNO3, không có màng ngăn.
C. dung dịch NaCl, có màng ngăn. D. NaCl nóng chảy.
Câu 29. Không tạo thành NaOH khi:
A. cho Na hay Na2O vào nước.
B. cho Na2CO3 tác dụng với vôi trong.
C. cho NaHCO3 phản ứng với lượng dư Ca(OH)2.
D. điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn.
Câu 30. Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi :
A. tác dụng với kiềm. B. tác dụng với CO2. C. đun nóng. D. tác dụng với axit.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy
DẠNG 2: XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI
Câu 1. Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85)
A. Ca. B. Li. C. Na. D. K.
Câu 2. Cho 7,8 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85)
A. Rb. B. Li. C. Na. D. K.
Câu 3. Cho 2,1 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85)
A. Rb. B. Li. C. Na. D. Mg.
Câu 4. Cho 1,15 gam một kim loại kiềm X tan hết vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 50 gam dung dịch HCl 3,65%. X là kim loại nào sau đây?
A. K. B. Na. C. Cs. D. Li.
Câu 5. Cho 0,975 gam một kim loại kiềm X tan hết vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. X là kim loại nào sau đây?
A. K. B. Na. C. Cs. D. Li.
Câu 6. Cho 3,75 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tan hoàn toàn trong nước, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là
A. Li, Na B. Na, K C. Na, Cs D. K, Cs
Câu 7. Cho 3,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tan hoàn toàn trong nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là
A. Li, K B. Na, K C. Na, Cs D. K, Cs
Câu 8. Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là
A. LiCl. B. NaCl. C. KCl. D. RbCl.
Câu 9. Điện phân muối MCl nóng chảy người ta thu được 0,896 lít (đktc) khí ở anot và 3,12 gam M ở catot, M là
A. Na B. K C. Rb D. Li
Câu 10. Điện phân muối MCl nóng chảy người ta thu được 0,4928 lít (đktc) khí ở anot và 1,012 gam M ở catot, M là
A. Na B. K C. Rb D. Li
DẠNG 3: KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ TÁC DỤNG VỚI NƯỚC
Câu 11. Cho một m gam Ca tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị m là ?
A. 10 gam. B. 12 gam. C. 6 gam. D. 5 gam.
Câu 12. Cho một m gam K tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 4,48 lít H2 (ở đktc). Giá trị m là ?
A. 12 gam. B. 15,6 gam. C. 18 gam. D. 19,6 gam.
Câu 13. Cho một m gam Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 2,24 lít H2 (ở đktc). Giá trị m là ?
A. 13 gam. B. 13,5 gam. C. 13,7 gam. D. 14 gam.
Câu 14. Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại K - Na tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 2,24 lít H2 (ở đktc). Khối lượng K trong hỗn hợp đầu là
A. 3,2 gam. B. 3,9 gam. C. 4,2 gam. D. 4,5 gam.
Câu 15. Cho 8,85 gam hỗn hợp 2 kim loại Ca - Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Khối lượng Ca trong hỗn hợp đầu là
A. 2 gam. B. 4 gam. C. 6 gam. D. 8 gam.
DẠNG 4: CO2, SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ
Câu 16. Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 39,4g B. 78,8g C. 19,7g D. 20,5g
Câu 17. Hấp thụ hết 1,344 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 64g B. 10g C. 6g D. 60g
Câu 18. Hấp thụ hết 7,84 lít CO2 (đkc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 19,7g B. 49,25g C. 39,4g D. 10g
Câu 19. Hấp thụ hết V lít CO2 (đkc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M được 19,7 gam kết tủa. Tìm V?
A. 2,24 lít B. 11,2 lít C. 2,24 hoặc 11,2 lít D. 2,24 hoặc 3,36 lít
Câu 20. Hấp thụ 10 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) vào 200ml dd Ca(OH)2 0,2M thấy tạo thành 1g kết tủa. Tính %VCO2 trong hỗn hợp đầu?
A. 2,24% B. 15,68% C. 2,24% hoặc 4,48% D. 2,24% hoặc 15,68%
DẠNG 5: TÍNH LƯỠNG TÍNH CỦA HỢP CHẤT NHÔM
Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam nhôm vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là?
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít
Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam nhôm vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là?
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít
Câu 23. Hòa tan hoàn toàn m gam nhôm vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít H2 (đktc). Giá trị của V là?
A. 7 g B. 7,1 g C. 7,2 g D. 7,3 g
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn m gam nhôm vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị của V là?
A. 10,2 g B. 10,4 g C. 10,6 g D. 10,8 g
Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 5,1 gam Al2O3 vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là?
A. 8,2 g B. 8,4 g C. 8,6 g D. 8,8 g
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam Al2O3 vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là?
A. 16,2 g B. 16,4 g C. 16,6 g D. 16,8 g
Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 bằng lượng dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 6,72 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là ?
A. 400 ml B. 500 m C. 800 ml D. 200 ml
Câu 28. Cho 5,4 gam Al với 1000 ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí H2 (đktc) thu được là ?
A. 4,48 lít B. 0,448 lít C. 6,72 lít D. 0,224 lít
Câu 29. Cho 25,8 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH được 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng của Al và Al2O3 trong hỗn hợp lần lượt là ?
A. 5,4 gam và 20,4 gam B. 20,4 gam và 5,4 gam
C. 0,54 gam và 2,04 gam D. 2,04 gam và 0,54 gam
Câu 30. Cho 1,29 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tan trong dung dịch NaOH dư thu được 0,015 mol khí H2. Thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp đó là ?
A. 900 ml. B. 450 ml. C. 150 ml. D. 300 ml.
...
Trên đây là phần trích dẫn Bài tập ôn tập Chương 6 môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Ôn tập Đại cương về hóa hữu cơ môn Hóa 11 năm 2019 - Có đáp án
- Các dạng bài tập Hóa hữu cơ lớp 11
- 11 Phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học hữu cơ, vô cơ
- Hệ thống bài tập trắc nghiệm Hóa học hữu cơ 12 năm 2019 - 2020
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!