TRƯỜNG THPT PHẢ LẠI | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ 1:
Câu 1: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:
A. Ba, Fe, K. B. Na, Fe, K. C. Be, Na, Ca. D. Na, Ba, K.
Câu 2: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?
A. Zn. B. Ni. C. Sn. D. Cr.
Câu 3: Trộn 24 gam Fe2O3 với 10,8 gam Al rồi nung ở nhiệt độ cao (không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch NaOH dư thu được 5,376 lit khí (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 80%. B. 90%.
C. 12,5%. D. 60%.
Câu 4: Dãy gồm các chất chỉ có tính oxi hoá là:
A. Fe2O3, Fe2(SO4)3, FeCl3. B. Fe(NO3)2, FeCl3.
C. FeO, Fe2O3. D. Fe(OH)2, FeO.
Câu 5: Dãy các kim loại được sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là:
A. Ni, Zn, Pb, Sn. B. Ni, Sn, Zn, Pb. C. Pb, Sn, Ni, Zn. D. Pb, Ni, Sn, Zn.
Câu 6: Trong các nguồn năng lượng sau đây, các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch?
A. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt.
B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều.
C. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.
D. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều.
Câu 7: Ngâm một lá kẽm vào 0,2 lit dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy lá kẽm ra, sấy khô, thấy khối lượng lá kẽm tăng 15,1 gam. Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là:
A. 1,5M. B. 1,0M.
C. 0,75M. D. 0,5M.
Câu 8: Cho 350 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng xong thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 9,36. B. 7,8.
C. 3,9. D. 11,7.
Câu 9: Cho phản ứng : aFe + bHNO3 → cFe( NO3)3 + dNO2 + eH2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:
A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.
Câu 10: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. bọt khí bay ra. B. kết tủa trắng xuất hiện.
C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. D. bọt khí và kết tủa trắng.
Câu 11: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
A. Quặng hematit. B. Quặng đôlômit. C. Quặng pirit. D. Quặng boxit.
Câu 12: Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính
A. Na2SO4. B. Al2O3. C. NaHCO3. D. Cr(OH)3.
Câu 13: Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. H2SO4. B. NaCl. C. Na2CO3. D. KNO3.
Câu 14: Trong 3 chất Fe, Fe2+, Fe3+. Chất X chỉ có tính khử, chất Y chỉ có tính oxi hóa, chất Z vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. Fe, Fe3+, Fe2+. B. Fe, Fe2+, Fe3+. C. Fe2+, Fe, Fe3+. D. Fe3+, Fe, Fe2+
Câu 15: Cho 2,46 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 2,688 lit NO2 sản phẩm khử duy nhất (ở đktc). Thành phần phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp X là:
A. 21,95%. B. 78,05%. C. 29,15%. D. 68,05%.
Câu 16: Cho 1,38 gam kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 672 ml khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm X là:
A. Rb. B. Na. C. Li. D. K.
Câu 17: Có các phương trình hóa học sau:
1. CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O.
2. CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2 + 2NaCl.
3. 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3
4. Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O
5. 4CrCl2 + 4HCl + O2 → 4CrCl3 + 2H2O
Những phản ứng minh hoạ tính khử của hợp chất crom (II) là
A. 3, 4. B. 2, 4. C. 3, 5. D. 1, 2.
Câu 18: Cặp chất không xảy ra phản ứng là:
A. dung dịch NaOH và Al2O3. B. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl.
C. K2O và H2O. D. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
Câu 19: Cho 12,0 gam hỗn hợp Cu, Al, Cr, và Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội (lấy dư) thấy có 4,48 lít khí màu nâu đỏ thoát ra (ở đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp là:
A. 50,00%. B. 53,33%. C. 80,00%. D. 46,66%.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 20 gam CaCO3 trong dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ khí thu được vào 100 ml dung dịch NaOH 2,5M, sau phản ứng thu được muối:
A. Ca(HCO3)2. B. Na2CO3.
C. NaHCO3 và Na2CO3. D. NaHCO3.
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 896 ml khí NO sản phẩm khử duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 1,28. B. 1,71. C. 2,56. D. 2,24.
Câu 22: Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là:
A. xiđerit, manhetit, pirit, hematit. B. xiđerit, hematit đỏ, manhetit, pirit.
C. hematit nâu, pirit, manhetit, xiđerit. D. pirit, hematit, manhetit, xiđerit.
Câu 23: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu.
Câu 24: Có các nhận định sau:
1. Phương pháp để điều chế Ca là điện phân dung dịch CaCl2.
2. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng khí CO trong lò cao.
3. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa các tạp chất trong gang (như Si, Mn, S, P, C) thành oxit nhằm giảm hàm lượng của chúng.
4. Nguyên tắc sản xuất Al là khử ion Al3+ trong Al2O3 thành Al bằng dòng điện.
Nhận định đúng là
A. 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 2, 3. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 25: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là:
A. 25,2 gam. B. 18,9 gam.
C. 23,0 gam. D. 20,8 gam.
Câu 26: Thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Na2Cr2O7 được dung dịch X, sau đó thêm tiếp H2SO4 đến dư vào dung dịch X, ta quan sát được sự chuyển màu của dung dịch
A. từ vàng sang da cam, sau đó chuyển từ da cam sang vàng.
B. từ không màu sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.
C. từ không màu sang da cam, sau đó từ da cam sang vàng.
D. từ da cam sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.
Câu 27: Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 1,344 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO (ở đktc), tỉ khối của X so với hiđro bằng 18,5 (không có sản phẩm khác). Giá trị của a là:
A. 2,7 gam. B. 2,97 gam.
C. 1,98 gam. D. 5,94 gam
Câu 28: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 29: Có 7 dung dịch chứa riêng biệt trong các lọ mất nhãn bao gồm: NH4Cl, NaNO3, AlCl3, FeCl2, FeCl3, CuCl2, (NH4)2SO4. Chỉ dùng dung dịch NaOH, nhận biết được tối đa:
A. 7 dung dịch. B. 4 dung dịch. C. 5 dung dịch. D. 6 dung dịch.
Câu 30: Nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s2 là:
A. K. B. Mg. C. Na. D. Ca.
ĐỀ 2:
Câu 1: Ngâm một lá sắt vào dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sủi bọt khí H2. Bọt khí sẽ thoát ra nhanh nhất khi thêm vào:
A dung dịch CuSO4. B Dung dịch ZnCl2. C Nước. D dung dịch NaCl.
Câu 2: Chất nào sau đây dùng làm mềm nước cứng
A KOH B NaOH C HCl D Na2CO3
Câu 3: Có 4 dd riêng biệt: CuCl2, ZnCl2,AlCl3, FeCl3. Nếu thêm dd NH3 dư vào 4 dd trên thì số kết tủa thu được là:
A 3 B 2 C 4 D 1
Câu 4: Cho các kim loại Cu,Fe, Ag và các dd HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là:
A 5 B 4 C 3 D 6
Câu 5: Có các kim loại : Fe, Al, Ca, Cr, Cu. Số kim loại nhóm IIIA là:
A 3 B 1 C 2 D 4
Câu 6: Có 4 chất: Na2S, CaS, CuS, ZnS. Số chất tan được trong dd HCl là:
A 2 B 3 C 4 D 1
Câu 7: Dãy các kim loại được xếp theo chiều tăng dần của tính khử là:
A K, Ca, Mg, Al B Ca, K, Mg, Al C Al, Mg, Ca, K D Al, Mg, K, Ca
Câu 8: Cho các kim loại : Na, Li, Ca, Cu, Zn . Số kim loại tác dụng được với nước là:
A 2 B 5 C 3 D 4
Câu 9: Có 4 dd riêng biệt : a/HCl ; b/ CuCl2 ; c/ FeCl3 ; d/ HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dd một thanh sắt nguyên chất . Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
A 0 B 3 C 2 D 1
Câu 10: Nguyên tắc sản xuất gang là:
A Dùng oxi để oxi hóa các tạp chất trong sắt oxit
B Loại ra khỏi sắt oxit một lượng lớn C, Mn, Si, P, S
C Dùng khí CO để khử sắt oxit ở nhiệt độ cao
D Dùng than cốc để khử sắt oxit ở nhiệt độ cao.
Câu 11: Cho hh gồm 0,1 mol Mg và 0,2 mol Al tác dụng với dd CuCl2 dư rồi lấy chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dd HNO3 đặc. Số mol NO2 (không có sản phẩm khử khác thoát ra là):
A 0.8 mol B 0,2 mol C 0,6 mol D 0,3 mol
Câu 12: Khi cho Fe3O4 vào dd HI dư thì thu được muối
A FeI2 và FeI3 B FeI2 C FeI3 D Không phản ứng
Câu 13: Một cốc nước chứa các ion : Na+ (0,02 mol); Mg2+ (0,02 mol ) ; Ca2+ (0,04 mol); Cl—(0,02 mol), HCO3—(0,1 mol) và SO42-(0,01 mol ). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc
A Nước mềm B Có tính cứng toàn phần
C Có tính cứng vĩnh cửu D Có tính cứng tạm thời
Câu 14: Cho dãy các chất KOH , Ca(NO3)2 SO3, NaHSO4, Na2SO3 K2SO4 số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là:
A 2 . B 4. C 3. D 6.
Câu 15: Cho 5,6 g bột sắt vào 200 ml dd HNO3 2,4M thu được dd X. Thêm 100 ml hh HCl 2M vào dd X thu được dd Y. Dd Y có thể hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu ( biết NO là sản phẩm khử duy nhất)
A 5,12 B 12,8 C 6,72 D 9,92
Câu 16: Nhỏ từ từ dd H2SO4 loãng vào dd K2CrO4 thì màu của dd chuyển từ
A Không màu sang màu da cam B Không màu sang màu vàng
C Màu vàng sang màu da cam D Màu da cam sang màu vàng
Câu 17: Cho dd NH3, khíCO2, dd HCl, dd KOH, dd Na2CO3. các chất tạo kết tủa nhôm hidroxit khi phản ứng với dd nhôm clorua là:
A KOH, NH3 B CO2, HCl, NH3
C Na2CO3, NH3, KOH D NH3, HCl , Na2CO3
Câu 18: Cho hổn hợp X gồm Fe2O3 , ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z . cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng dư) thu được kết tủa :
A Fe(OH)2 và Cu(OH)2. B Fe(OH)2 Cu(OH)2 Zn(OH)2.
C Fe(OH)3 và Zn(OH)2. D Fe(OH)3
Câu 19: Cho các kim loại Fe, K, Ni, Li, Ag. Số kim loại tác dụng được với dd HCl là:
A 3 B 5 C 4 D 2
Câu 20: Hoà tan m1 gam Fe và m2 g Fe3O4 vào dd HCl, cách tiến hành để thể tích dd HCl cần dùng ít nhất là:
A Fe trước, Fe3O4 sau
B Cho đồng thời cả 2 chất vào
C Mọi cách tiến hành đều sử dụng cùng một thể tích dd HCl
D Fe3O4 trước, Fe sau
Câu 21: Hh X gồm Na và Al . Cho m gam hh X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí . Nếu cũng cho m gam hh X vào dd NaOH dư thì thu được 1,75V lít khí. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích đo trong cùng điều kiện ):
A 29,87% B 49,87%
C 39,87% D 77,31%
Câu 22: Cho 6,94 g hh FexOy và Al hoà tan hết trong 100 ml dd H2SO4 1,8M sinh ra 0,672 lít H2 (đkc). Biết lượng axit đã lấy dư 20% so với lượng cần để phản ứng . FexOy là:
A Fe2O3 B Fe
C Fe3O4 D FeO
Câu 23: Mô tả không phù hợp với nguyên tố nhóm IIA là:
A Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra B Cấu hình e hoá trị là ns2
C Mức oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +2 D Tinh thể có cấu trúc kiểu mạng lục phương
Câu 24: Hợp chất của canxi được dùng để đúc tượng,bó bột khi gãy xương là:
A Thạch cao nung (CaSO4. H2O) B Đá vôi (CaCO3)
C Vôi sống (CaO) D Thạch cao sống (CaSO4.2H2O)
Câu 25: Phản ứng không tạo 2 muối là:
A Fe3O4 + HCl dư B NO2 + NaOH dư
C Ca(HCO3)2 + NaOH dư D CO2 + NaOH dư
Câu 26: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dd Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dd tăng thêm 9,6 g so với khối lượng dd ban đầu . Giá trị của m là:
A 29,25 g B 20,8g
C 32,5 g D 48,75g
Câu 27: Hh rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau . Hh X tan hoàn toàn trong dd
A NaOH dư B AgNO3 dư C HCl dư D NH3 dư
Câu 28: Cho các kim loại : Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag. Bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được số lượng kim loại (trong các kim loại trên là:
A 5 B 3 C 6 D 4
Câu 29: Ưng dụng của kim loại kềm được mô tả không đúng là :
A Tạo hợp kim dùng trong thiết bị báo cháy .
B Mạ bảo vệ kim loại.
C Điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp nhiệt luyện .
D Chế tạo tế bào quang điện.
Câu 30: Điện phân 2 lít dd CuSO4 với điện cực trơ. Khi mỗi cực đều có 0,02 mol khí thoát ra thì ngừng điện phân , thu được 2 lít dd có pH là:
A 1 B 2,7 C 2 D 1,7
Câu 31: Ngâm một lá sắt trong dd đồng (II)sunfat, khối lượng lá sắt tăng 1,2 g , khối lượng Cu bám lên lá sắt là:
A 9,6 g B 1,2g C 3,5 g D 6,4 g
Câu 32: Hoà tan hết m gam hh Al và Fe trong lượng dư dd H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dd NaOH thì thu được 0,3 mol khí . Giá trị của m đã dùng là:
A 12,28g B 13,7 g C 19,5 g D 11 g
Câu 33: Cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 g hh gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,3 g chất rắn . Khối lượng CuO có trong hh ban đầu là:
A 0,8 gam B 8,3 gam C 4 gam D 2 gam
Câu 34: Cho 32 g hh gồm CuO, Fe2O3, ZnO tác dụng vừa đủ với 500 ml dd H2SO4 1M. Khối lượng muối thu được là:
A 92g B 72 g C 80g D 64g
Câu 35: Trong các chất : FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2 .Fe(NO3)3 FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cá tính oxi hóa và tính khử là:
A 5 B 4 C 3 D 2
Câu 36: Có các kim loại : Cu, Ag,Fe,Al,Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự:
A Au, Ag,Cu,Al,Fe B Ag,Cu, Fe,Al,Au.
C Al, Fe,Cu, Ag, Au. D Ag, Cu, Au ,Al,.Fe
Câu 37: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(OH3)2 thấy có:
A bọt khí và kết tủa trắng . B kết tủa trắng sau đó tan
C Kết tủa trắng D bọt khí bay ra.
Câu 38: Một hh X gồm Ba và Al . cho 10,9 g X tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu được 6,16 lít khí (đkc) và dd Y. Sục khí CO2 đến dư vào vào dd Y thu được kết tủa có khối lượng là:
A 11,7 g B > 21,55 g C 7,8 g D 0,0 g
Câu 39:Thực hiện các thí nhiệm sau :
1/ đốt dây sắt trong khí clo
2/ đốt nóng hh bột Fe và S trong điều kiện không có không khí
3/ cho FeO vào dd HNO3 loãng dư
4/ Cho Fe vào dd Fe2(SO4)3
5/ cho Fe vào H2SO4 loãng dư
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là:
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
ĐỀ 3:
Câu 1: Cho 5,6 gam Fe vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch X vào dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Khối lượng chất rắn sau phản ứng là (cho Fe=56, O=16)
A. 4g B. 8g
C. 3,2g D. 16g
Câu 2: Cho 4 hôïp kim laøm töø Fe laø (1) Fe –Ni, (2) Fe – Sn ,(3) Fe –Mg ,(4) Fe – Zn . Khi quaù trình aên moøn ñieän hoùa dieãn ra, soá hôïp kim coù Fe khoâng bò aên moøn laø
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 3: Cho các chất sau: NaCl; Ca(OH)2; Na2CO3; HCl; Na3PO4, NaOH. Số chất có thể làm mềm nước cứng chứa Ca(HCO3)2 ; Mg(HCO3)2 là
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 4: Tính chất hóa học chung của hợp chất crom (II) là:
A. Oxi hóa B. Lưỡng tính C. Khử D. Axit
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na có số mol bằng nhau vào H2O dư, thu được 4,48 lít H2 đktc. Giá trị của m là (cho Na=23, Al=27)
A. 5g B. 2,3g C. 4,6g D. 2,7g
Câu 6: Cho chuỗi phương trình phản ứng: Fe A B C . Công thức của C là
A. NaCl B. Fe2O3 C. Fe(OH)3 D. Fe(OH)2
Câu 7: Cho moät maãu kim loaïi Na vaøo dung dòch Fe2(SO4)3 . Chaát raén thu ñöôïc sau phaûn öùng laø:
A. Na2SO4 B. Fe(OH)2 C. Fe2O3 D. Fe(OH)3
Câu 8: Để hòa tan 8g một oxit kim loại hóa trị II cần 200ml dung dịch HCl 2M . Tên kim loại là :
A. Mg ( M=24) B. Zn ( M=65) C. Ca ( M=40) D. Fe ( M=56)
Câu 9: Khi điều chế Al, người ta cho criolit vào Al2O3 nóng chảy. Tác dụng nào không đúng với ý nghĩa của việc làm trên:
A. Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 B. Bảo vệ điện cực không bị oxi hoá
C. Bảo vệ Al tạo thành không bị oxi hoá D. Làm tăng tính dẫn điện của hỗn hợp
Câu 10: Kim loại Na, K, Ca được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp
A. Nhiệt luyện B. Điện phân dung dịch C. Thủy luyện D. Điện phân nóng chảy.
Câu 11: Điện phân dung dịch CuSO4 trong 1 giờ với dòng điện 5A. Sau điện phân, dung dịch còn CuSO4 dư. Khối lượng Cu đã sinh ra tại catôt của bình điện phân là (Cho Cu = 64)
A. 5,97 gam B. 11,94 gam
C. 3,20 gam D. 6,40 gam
Câu 12: Cho các ion kim loại: Fe3+ , Mg2+, Al3+, Fe2+, ion có tính oxi hoá mạnh nhất là
A. Fe3+ B. Al3+ C. Mg2+ D. Fe2+
Câu 13: Hòa tan 3,84 gam Cu vào lượng dư dung dịch loãng chứa hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 thì
A. Phản ứng xảy ra tạo 0,02 mol NO B. Phản ứng xảy ra tạo 0,06 mol NO2
C. Phản ứng không xảy ra D. Phản ứng xảy ra tạo 0,04 mol NO
Câu 14: Phản ứng giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động là
A. CaCO3 → CaO + CO2 B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2+H2O+CO2
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2 D. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Câu 15: Cho phản ứng:
1. NaOH + NaHCO3
2. Fe + Fe2(SO4)3
3. Al + H2SO4 đặc nguội.
4. Cu + FeCl3.
Số phản ứng xảy ra là
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 16: Cho từ từ đến dư kim loại Na vào dd có chứa 2 muối: FeCl3 và AlCl3. Số phản ứng xảy ra là:
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 17: Chọn phản ứng không tạo 2 muối
A. CO2 + NaOH dư B. NaOH + Cl2 C. Ca(HCO3)2 + NaOH dư D. Fe3O4 + HCl
Câu 18: Muốn khử Fe3+ thành Fe2+ ta dùng kim loại:
A. Zn B. Fe C. Na D. Ca
Câu 19: Cho 4,48lít khí CO2 ( đktc) hấp thụ từ từ vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M . Khối lượng kết tủa thu được là (cho Ca=40 O=16, H=1, C=12)
A. 5g B. 10g C. 20g D. 15g
Câu 20: Cho các chất sau: Cr(OH)2 , CrO3, Al2O3, NaHCO3 . Số chất thể hiện tính lưỡng tính là:
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 .
Câu 21: Dung dịch CrO42- có màu vàng, để chuyển thành màu da cam ta cần thêm vào dung dịch chứa:
A. Na3PO4 B. NaOH C. HCl D. Na2SO4
Câu 22: Muối NaHCO3 có tính chất….(1)…, dung dịch NaHCO3 trong nước cho phản ứng …(2)…..
A. (1) axit, (2) kiềm yếu B. (1) axit, (2) kiềm mạnh
C. (1) lưỡng tính, (2) kiềm yếu D. (1) lưỡng tính, (2) kiềm mạnh
Câu 23: Cho phản ứng : Cr + Sn2+ → Cr3+ + Sn. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là
A. 3 B. 1 C. 6 D. 2
Câu 24: Trong công nghiệp người ta điều chế NaOH bằng cách :
A. Cho kim loại Na tác dụng với nước B. Cho dd Na2SO4 tác dụng với dd Ba(OH)2
C. Điện phân dd NaCl không có màng ngăn . D. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn .
Câu 25: Cho Fe kim loại lần lượt vào các dung dịch chứa riêng biệt các chất: CuCl2 ; FeCl3 ; HCl, HNO3 đặc nguội, NaOH . Số phản ứng xảy ra là :
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 26: Hòa tan m (g) kim loại Na vào H2O thu được dd X và khí H2. Để trung hòa dung dịch X cần 50ml dd H2SO4 0,8M. Giá trị m là ( cho Na=23)
A. 0,92g B. 18,4g C. 9,2g D. 1,84g
Câu 27: Cho 5,6 gam sắt tác dụng 100ml HCl 1M phản ứng hoàn toàn thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lít B. 1,12 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
Câu 28: Phản ứng hóa học nào dưới đây đúng?
A. FeO + H2SO4 đặc → FeSO4 + H2O B. Fe + H2O → FeO + H2
C. Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 D. 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2
Câu 29: Đốt nóng hỗn hợp gồm bột Al và Fe3O4 với lượng vừa đủ để phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn. Các chất thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,032 lít H2 đktc. Khối lượng của hỗn hợp ban đầu là ( cho Al=27, Fe=56, O=16)
A. 46,62g B. 18,24 g C. 7,425g D. 13,5g
Câu 30: Có 4 kim loại dạng bột chứa trong 4 lọ riêng biệt mất nhãn: Na, Al, Fe, Mg. Hoá chất và thứ tự để nhận biết 4 lọ kim loại trên là
A. Nước, dung dịch NaOH, HNO3 đặc nguội B. Nước, dung dịch HCl, HNO3 đặc nóng
C. Nước, dung dịch NaOH, dung dịch HCl D. Nước, dung dịch NaOH, H2SO4 đặc nóng
Câu 31: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation sau: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ . Hóa chất để nhận biết 5 dung dịch trên là
A. HCl B. Na2SO4 C. NaOH D. H2SO4
Câu 32: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
A. Có bọt khí thoát ra . B. Có kết tủa trắng, sau đó tan ra.
C. Có kết tủa trắng và bọt khí . D. Có kết tủa trắng .
---(Để xem nội dung đề thi số 4, 5, 6 ôn tập học kì môn Hóa 12 vui lòng xem tại onlien hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề ôn tập học kì môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Phả Lại. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao!