25 CÂU VẬN DỤNG CAO ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Câu 1: Hòa tan hết hỗn hợp kim loại (Mg, Al, Zn) trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và không có khí thoát ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan (trong đó oxi chiếm 61,364% về khối lượng). Nung m gam muối khan đến khối lượng không đổi thu được 19,2g chất rắn. Giá trị của m gần nhất với :
A. 65 B. 70 C. 75 D. 80
Câu 2: Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là?
A. 0,10. B. 0,11. C. 0,13. D. 0,12.
Câu 3: Cho một lượng kim loại Al vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm a mol HCl 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối, b gam kim loại và 0,125 mol hỗn hợp khí Y (gồm 2 khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí).Tỉ khối của Y so vs H2 là 12,2. Giá trị của m là?
A. 33,375 B. 27,275 C. 46,425 D. 43,500
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al(NO3)3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 41,618% về khối lượng). Hòa tan hết 20,76 gam X trong dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 56,28 gam và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 13,34 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,04 B. 0,06 C. 0,08 D. 0,02
Câu 5: Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 154,0. B. 150,0. C. 135,0. D. 143,0.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2,5 M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X ( không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với oxi là 31:24. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ dưới đây:
Giá trị của m và V lần lượt là
A. 6,36 và 378,2. B. 7,8 và 950. C. 8,85 và 250. D. 7,5 và 387,2.
Câu 7: Thực hiện phản ứng nhiệt phân nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 ( trong điều kiện không có không khí thu được 234,75 gam chất rắn X. Chia X thành hai phần:
- Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,68 lít khí H2 ở đktc và m gam chất rắn. Hòa tan hết m gam chất rắn vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chứa 82,8 gam muối và 0,6 mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất.
- Hòa tan hết phần 2 trong 12,97 lít dung dịch HNO3 1M, thu được hỗn hợp khí Y (gồm 1,25 mol NO và 1,51 mol NO2) và dung dịch A chứa các chất tan đều là muối, trong đó có a mol Fe(NO3)3. Biết các phản ứng hoàn toàn.
Giá trị của a gần đúng với giá trị nào sau đây?
A. 1,10 B. 1,50 C. 1,00 D. 1,20.
Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm m gam các chất Al2O3 và Al vào 56,5 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được 0,336 lít khí SO2 thoát ra (đktc) cùng dung dịch B và a gam hỗn hợp rắn D. Lọc lấy D và chia làm 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat cùng 1,4 lít hỗn hợp khí không màu có khối lượng là 2,05 gam, có khí hóa nâu trong không khí. Dẫn từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào X, thấy lượng NaOH dùng hết tối đa là 130 ml.
+ Phần 2: Nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Y có khối lượng giảm 1,36 gam so với lượng rắn đem đốt. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
A. 14 B. 12 C. 15 D. 13
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 7,98g hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lit khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được cho như trong đồ thị sau :
Giá trị của a là :
A. 0,42 B. 0,44 C. 0,48 D. 0,45
Câu 10: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Na2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Lượng kết tủa tạo ra được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là
A. 0,03. B. 0,06. C. 0,08. D. 0,30.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước (dư), thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác, dẫn từ từ CO2 đến dư vào Y thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 6,79. B. 7,09. C. 2,93. D. 5,99.
Câu 12: Cho 8,63 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,57% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 1,344 lít H2 (đktc). Cho 320 ml dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,34. B. 1,04. C. 2,73. D. 5,46.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm Na, Al, Na2O, Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 20,05g X vào nước thu được 2,8 lit khí H2 (dktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 50 ml, nếu thêm tiếp 310 ml dung dịch nữa thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 17,94 B. 14,82 C. 19,24 D. 31,2
Câu 14: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộng đều hỗn hợp Y rồi chia thành hai phần:
- Phần 1: có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
- Phần 2: Đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là:
A. Fe3O4 và 28,98. B. Fe3O4 và 19,32. C. FeO và 19,32. D. Fe2O3 và 28,98.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốy cháy hết Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl xM vào Y, được kết quả biểu diễn theo hình vẽ
Giá trị x gần nhất với:
A. 2,2 B. 1,6 C. 2,4 D. 1,8
Câu 16: Cho từ từ a mol Ba vào m gam dung dịch Al2(SO4)3 19%. Mối quan hệ giữa khối lượng dung dịch sau phản ứng và lượng Ba cho vào dung dịch được mô tả bởi đồ thị sau:
Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,50 B. 0,45
C. 0,35 D. 0,40
Câu 17: Cho m (gam) hỗn hợp K và Ba vào một lượng nước dư thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như sau:
A. 13,8 gam B. 11,7 gam C. 7,8 gam D. 31,2 gam
Câu 18: Cho 84 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 ( trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M và dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 23,4 B. 10,4 C. 27,3 D. 54,6
Câu 19: Sục khí 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 66,98 B. 39,4 C. 47,28 D. 59,1
Câu 20: Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 13,35 gam AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,8 B. 3,9 C. 5,46 D. 2,34
Câu 21: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Ba(OH)2 có cùng số mol vào nước, thu được 500 ml dung dịch Y và a mol H2. Hấp thụ từ từ 3,6a mol CO2 vào 500 ml dung dịch Y, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của m là
A. 46,10. B. 32,27. C. 36,88. D. 41,49.
Câu 22: Lấy m gam hỗn hợp bột Al và Fe2O3 đem phản ứng nhiệt nhôm. Để nguội sản phẩm sau đó chia thành hai phần không đều nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và phần không tan có khối lượng bằng 44,8% khối lượng phần 1. Phần 2 hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 2,688 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 57,5. B. 50,54. C. 83,21. D. 53,2.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch X. Nhỏ rất từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch X và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa (m gam) theo thể tích dung dịch H2SO4 (V ml) như sau:
Giá trị của a là
A. 8,10. B. 4,05. C. 5,40. D. 6,75.
Câu 24: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2. Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 46,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch HNO3 , thu được dung dịch chứa 146,52 gam muối nitrat và 12,992 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là
A. 56,48. B. 50,96. C. 54,16. D. 52,56.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm CaC2, Al4C3, Ca, Al. Cho 40,3 gam X vào nước dư chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp Z gồm ba khí. Đốt cháy Z, thu được 20,16 lít CO2 ở đktc và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ dung dịch HCl xM vào dung dịch Y, kết quả được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x là:
A. 2,5 B. 1,5 C. 1,8 D. 2,0
Đáp án 25 câu vận dụng cao đại cương về kim loại
1-B | 2-A | 3-B | 4-A | 5-D | 6-D | 7-D | 8-D | 9-C | 10-B |
11-D | 12-A | 13-A | 14-B | 15-C | 16-B | 17-C | 18-A | 19-D | 20-C |
21-C | 22-A | 23-A | 24-D | 25-A |
|
---(Nội dung đáp án chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung 25 Câu vận dụng cao đại cương về kim loại có đáp án chi tiết, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em có thể truy cập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Trắc nghiệm ôn tập lý thuyết kim loại môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
- Đề kiểm tra Chương Đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
Chúc các em học sinh học tập thật tốt, đạt kết quả cao!