BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020
Dạng 1: Vị trí và cấu tạo của kim loại
Câu 1: Liên kết kim loại là liên kết do:
A. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại.
B. Lực hút tĩnh giữa điện các phần tử mang điện: ion dương và ion âm.
C. Lực hút tĩnh điện giữa ion dương kim loại với các electron cùa từng nguyên tử.
D. Lực hút tĩnh điện giữa ion dương kim loại với các electron tự do.
Câu 2: Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại sau:
(I) : Hầu hết các kim loại chỉ có từ le đến 3e lớp ngoài cùng.
(II): Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
(III): Ớ trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể .
(IV): Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion dương kim loại trong mạng tinh thế do sự tham gia của các electron tự do.
Những phát biểu đúng là:
A. Chỉ có I đủng. B. Chỉ có I, II đúng,
C. Chỉ có IV sai. D. Cả I, II, III, IV đều đúng.
Câu 3: Dãy các kim loại có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Na, K, Mg B. Na, K, Ba c. Ca, Sr, Ba D. Mg, Ca, Ba
Câu 4: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thế tích tinh thế, phần còn lại là khe rồng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là:
A. 0,155 nm. B. 0,196 nm. c. 0,185 nm. D. 0,168 nm.
Dạng 2: Tính chất vật lý của kim loại
Câu 1: Kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện, tính dẻo, ánh kim, là do:
A. Kim loại có cấu trúc mạng tinh thế.
B. Kim loại có bán kính nguyên tử và điện tích hạt nhân bé
c. Các electron tự do trong kim loại gây ra
D. Kim loại có tỉ khối lớn
Câu 2: Tính chất chung của tinh thể phân tử là
A. Bền vững, khó bay hơi, khó nóng chảy
B. Rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao
C. Mồm, dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
D. Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
Câu 3: Điều khắng định nào sau đây luôn đúng:
A.Nguyên tử kim loại nào cũng đều có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng
B. Các kim loại loại đều có nhiệt độ nóng chảy trên 500°C
C. Bán kính nguyên tử kim loại luôn luôn lớn hơn bán kính của nguyên tử phi kim
D. Có duy nhất một kim loại có nhiệt độ nóng chảy dưới o°c
Câu 4: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là:
A. Au. B. Ag. C. Al. D. Cu.
Câu 5: Cho các kim loại: Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự:
A. Ag, Cu, Au, Al, Fe . B. Ag, Cu, Fe, Al, Au.
C. Au, Ag, Cu, Fe, Al. D. Al,Fe,Cu, Ag,Au.
Câu 6: Cho các kim loại: Cu, Ag, Fe, Al, Zn. Độ dẫn nhiệt của chúng giảm dần theo thứ tự:
A. Cu, Ag, Fe, Al, Zn.
B. Ag, Cu, Al, Zn, Fe.
C. Al, Fe, Zn, Cu, Ag.
D. Al, Zn, Fe, Cu, Ag.
Câu 7: Nhìn chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Tính dẫn điện, dần nhiệt của các kim loại sau đây tăng dần theo thứ tự:
A. Al < Ag < Cu. B. Al < Cu < Ag. C. Ag < Al < Cu. D. Cu < Al < Ag.
Câu 8: Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện và dẫn nhiệt:
A. Cu. B. Cu, Al. C. Fe, Pb. D. Al.
Câu 9: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại:
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 10: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra:
A. Ánh kim. B.Tính dẻo. C. Tính cứng. D.Tính dần điện và dẫn nhiệt.
Câu 11: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là:
A. Vonfam. B. sắt. C. Đồng. D. Kẽm.
Câu 12: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là:
A. Li. B. Na. C.K. D. Hg.
Câu 13: Kim loại có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại là:
A. Vonfam. B. Crom. C. sắt. D. Đồng.
Câu 14: Kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại là:
A. Liti. B. Cesi. C. Natri. D. Kali.
Câu 15: Cho các kim loại: Cs, Fe, Cr, w, Al. Độ cứng của chúng giảm dần theo thứ tự:
A. Cs, Fe Cr, w, Al. B. w, Fe, Cr, Cs, Al. c. Cr, w, Fe, Al, Cs. D. Fe, w, Cr, Al, Cs.
Câu 16: Dựa vào số electron lớp ngoài cùng (tính cả electron phân lớp d đối với các kim loại chuyển tiếp) của Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Mo (Z = 42). Kim loại mềm nhất và kim loại cứng nhất theo thứ tự là:
A. Mg, Mo. B. Na, Mo. c. Na, Mg. D. Mo, Na
Câu 17: Kim loại nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) là:
A. Natri. B. Liti. c. Kali. D. Rubidi
Câu 18: Kim loại nhẹ có nhiều ứng dụng trong kỳ thuật và đời sống là:
A. Mg. B. Al. c. Fe. D. Cu.
Câu 19: Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng:
A. Dần điện và nhiệt Ag > Cu > AI > Fe . B. Tỉ khối Li < Fe < Os.
c. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < w. D. Tính cứng Cs < Fe < Al ~ Cu < Cr.
Câu 20: Trong các phát biểu sau :
1. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân,các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
2. Kim loại Mg có kiếu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
3. Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
4. Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
5. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
6. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 5. D. 2
Dạng 3: Tính chất hóa học của kim loại
Câu 1: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì:
A . Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.
B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.
C. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền.
D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.
Câu 2: Dãy gồm những kim loại đều không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường là:
A. Mg, Al, K. B. Ag, Mg, Al, Zn. C. K, Na, Cu. D. Ag, Al, Li, Fe, Zn.
Câu 3: Nhóm kim loại nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:
A. Al, Fe, Hg. B. Mg, Sn, Ni. c. Zn, C, Ca. D. Na, Al, Ag.
Câu 4: Cho 4 kim loại Mg, Al, Zn , Cu, kim loại có tính khử yếu hơn H2 là:
A. Mg. B. Al. c. Zn. D. Cu.
Câu 5: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Zn. số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HNO3 loãng là:
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 6: Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng (dư) không thấy khí thoát ra. Chất tan trong dung dịch sau phản ứng gồm:
A. Mg(NO3)2, NH4NO3. B. Mg(NO3)2, NH4NO3 và HNO3 dư.
C. Mg(No3)2 và HNO3 dư . D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Một tấm kim loại vàng bị bám một lớp Fe ở bề mặt.Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất bằng dung dịch:
A. Dung dịch CuSO4 dư. B. Dung dịch FeSO4 dư.
C. Dung dịch FeCl3. D. Dung dịch ZnSO4 dư.
Câu 8: Kim loại nào sau đây có phản ứng với dung dịch CuSO4:
A. Mg, Al, Ag. B. Fe, Mg, Zn. C. Ba, Zn, Hg. D. Na, Hg, Ni.
Câu 9: Phản ứng nào sau đây không xẩy ra ?
A. Zn + CuSO4 B. Al + H2SO4 đặc nguội
C. Cu + NaNO3 + HC1 D. Cu + Fe(NO3)3
Câu 10: Cho các dung dịch: (a) HC1, (b) KNO3, (c) HCl + KNO3, (d) Fe2(SO4)3. Bột Cu bị hoà tan trong các dung dịch:
A. (c), (d). B. (a), (b). C. (a), (c). D. (b), (d).
Câu 11: Mô tả phù hợp với thí nghiệm nhúng thanh Cu (dư) vào dung dịch FeCl3 là:
A. Bề mặt thanh kim loại có màu trắng. B. Dung dịch chuyển từ vàng nâu qua xanh,
C. Dung dịch có màu vàng nâu. D. Khối lượng thanh kim loại tăng
Câu 12: Cho phản ứng: M + HNO3 —> M(NO3) 3+ N2 + H2O
Hệ số cân bằng của các phương trình phản ứng trên là:
A. 10, 36, 10, 3, 18. B. 4, 10,4, 1, 5. c. 8, 30, 8, 3, 15. D. 5, 12, 5, 1, 6.
Câu 13: Cho phản ứng hóa học sau: Mg + HNO3 —> Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H20
Hệ số cân bằng của các chất ở các phản ứng trên lần lượt là:
A. 4, 5,4, 1,3. B. 4, 8, 4, 2, 4. C. 4, 10, 4, 1, 3 . D. 2, 5, 4, 1, 6.
Câu 14: Cho phản ứng: a Al + bHNO3 —> cAl (NO3) 3 + dNO + e H2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:
A, 5. B.4. c. 7. D. 6.
Câu 15: Cho các chất: Ba, Zn, Al, A12O3. Chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. Zn, Al. B. Al, Zn, A12O3. C. Ba, Al, Zn, A12O3. D. Ba, Al, Zn.
Câu16:Trong các hiđroxit sau:Be(OH)2,Mg(OH)2,Pb(OH)2 hiđroxit nào tan trong dung dịch axit lẫn kiềm:
A. Be(OH)2, Pb(OH)2 .
B. Be(OH)2, Mg(OH)2 .
C. Pb(OH)2, Mg(OH)2.
D.Mg(OH)2,Pb(OH)2.
Câu 17: Những kim loại nào tan trong dung dịch kiềm:
A. Là những kim loại tan trong nước.
B. Là những kim loại lưỡng tính .
C. Là những kim loại có oxit, hiđroxit tương ứng tan trong nước.
D. Là những kim loại có oxit, hiđroxit tương ứng tan trong dung dịch kiềm.
Câu 18: Cho phản ứng 2A1 + 2 + 6H2O —> 2[A1(OH)4] +3H2.Vai trò của các chất trong phản ứng là:
A. H2O: chất oxi hoá.
B. NaOH: chất oxi hoá.
c. H2O, : chất oxi hoá .
D. H2O: chất khử .
Câu 19: Cho các phản ứng:
X +HCl → B +H2
B + NaOH → vừa đủ C +
C + KOH → dung dịch A +.........................
Dung dịch A + HCl → vừa đủ C +.......
X là kim loại:
A. Zn hoặc Al. B. Zn. c. Al. D. Fe.
Câu 20: Kim loại M tan trong dung dịch HC1 cho ra muối A. M tác dụng với Cl2 cho muối B. Nếu cho M vào dung dịch muối B ta lại thu được dung dịch muối A. M là:
A. Na. B. Ca. c. Fe. D. Al.
....
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung đề cương các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.