Bài tập vận dụng chuyên đề crom và hợp chất của crom môn Hóa học 12 năm 2019-2020

BÀI TẬP VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

 

Câu 1. Cấu hình electron của ion Cr3+

A. [Ar]3d5.                  B. [Ar]3d4.                  C. [Ar]3d3.                  D. [Ar]3d2.     

Câu 2.  Trong c¸c cÊu h×nh electron cña nguyªn tö vµ ion crom sau ®©y, cÊu h×nh electron nµo ®óng

A. 24Cr:   (Ar)3d44s2.                                      

B. 24Cr2+:  (Ar)3d34s1.       

C. 24Cr2+:  (Ar)3d24s2.                                    

D. 24Cr3+:  (Ar)3d3.  

Câu 3. Các số oxi hoá đặc trưng của crom là

A. +2, +4, +6.             B. +2, +3, +6.              C. +1, +2, +4, +6.                   D. +3, +4, +6.

Câu 4. Ở nhiệt độ thường, kim loại crom có cấu trúc mạng tinh thể là

A. lập phương tâm diện.                                          

B. lập phương.      

C. lập phương tâm khối.                                          

D. lục phương.

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Crom có màu trắng, ánh bạc, dễ bị mờ đi trong không khí.

B. Crom là một kim loại cứng (chỉ thua kim cương), cắt được thủy tinh.

C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890oC).

D. Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).

Câu 6. Chọn phát biểu không đúng

A. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính

B. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng và hợp chất Cr(VI) có tính OXH mạnh.

C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với HCl và CrO3 tác dụng được với NaOH

D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat muối này chuyển thành muối cromat

Câu 7. Crom có nhiều ứng dụng trong công nghiệp vì crom tạo được

A. hợp kim có khả năng chống gỉ.                            

B. hợp kim nhẹ và có độ cứng cao.

C. hợp kim có độ cứng cao.                                      

D. hơp kim có độ cứng cao và có khả năng chống gỉ.

Câu 8. Crom(II) oxit là oxit

A. có tính bazơ.                  

B. có tính khử.              

C. có tính oxi hóa.

D. vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa và vừa có tính bazơ.

Câu 9. Khi đốt nóng crom(VI) oxit trên 200oC thì tạo thành oxi và một oxit của crom có màu xanh. Oxit đó là

A. CrO.                               B. CrO2.                         C. Cr2O5.                        D. Cr2O3.

Câu 10. Trong công nghiệp crom được điều chế bằng phương pháp

A. nhiệt luyện.                                                           B. thủy luyện.                

C. điện phân dung dịch.                                            D. điện phân nóng chảy.

Câu 11. Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. Cr + 2F2 ® CrF4     .                                                                    B. 2Cr + 3Cl2  2CrCl3              

C. 2Cr + 3S  Cr2S3                                                           D. 3Cr + N2  Cr3N2

Câu 12. Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây không hợp lí?

A. Crom là kim loại rất cứng nhất có thể dùng để cắt thủy tinh.

B. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.

C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép.

Câu 13. Nhận xét nào dưới đây không đúng?

A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa oxi hóa, vừa khử; Cr(VI) có tính oxi hóa.

B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính;

C. Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; Cr(OH)4- có tính bazơ.                    

D. Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.

Câu 14.  Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?

A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.

B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.

C. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu lục thẫm.

D. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm.

Câu 15. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?

A. Thêm dư NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

B. Thêm dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.

C. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH dư.

D. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.

Câu 16.  Cho các phản ứng

1, M + H+ → A  +  B             

2, B +  NaOH →  C + D

3, C  + O2  +  H2O →  E                   

4, E  +  NaOH →  Na[M(OH)4]

M là kim loại nào sau đây

A. Fe                           B. Al                           C. Cr                           D. B và C đúng

Câu 17. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

A. NaCrO2, NaCl, H2O                                  

B. Na2CrO4, NaClO, H2O

C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O            

D. Na2CrO4, NaCl, H2O

Câu 18. Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau

- Tính oxi hóa rất mạnh

- Tan trong nước tạo thành hốn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7

- Tan trong dung dịch kìềm tạo anion RO42- có màu vàng.

Oxit đó là

A. SO3                         B. CrO3                                   C. Cr2O3                      D. Mn2O7

Câu 19. Giải pháp điều chế nào dưới đây là không hợp lý?

A. Dùng phản ứng khử K2Cr2O7 bằng than hay lưu huỳnh để điều chế Cr2O3.

B. Dùng phản ứng của muối Cr (II) với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)2.

C. Dùng phản ứng của muối Cr (III) với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)3.

D. Dùng phản ứng của H2SO4 đặc với dung dịch K2Cr2O7 để điều chế CrO3.

Câu 20.  Cặp kim loại có tính bền trong không khí, vì có màng oxit rất bền bám vào là:

A. Fe,Al                      B.  Fe,Cr                                 C. Al,Cr.                     D. Mn,Cr

Câu 21.  Kim loại nào không tác dungk với HNO3, H­2SO4 đặc nguội:

A. Al, Zn, Ni               B. Al, Fe, Cr                           C. Fe, Zn, Ni               D. Au, Fe, Zn

Câu 22. Trong các dãy chất sau đây, dãy nào là những chất lưỡng tính

A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2                   

B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2

C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2                   

D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2

Câu 23. Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazo, dung dịch axit, dung dịch axit và dung dịch bazo lần lượt là

A. Cr2O3, CrO, CrO3                                  

B. CrO3, CrO, Cr2O3  

C. CrO, Cr2O3, CrO3                                  

D. CrO3, Cr2O3, CrO

Câu 24. Trong phản ứng Cr2O72-  +  SO32- +  H+→  Cr3+  + X  +  H2O. X là

A. SO2                         B. S                             C. H2S                                     D. SO42-

Câu 25. Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 +  H2O . Số phân tử HCl bị oxi hóa là

A. 3                             B. 6                             C. 8                                         D. 14

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 26 đến câu 32 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN BÀI TÂP VẬN DỤNG CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

1C 2D 3B 4C 5A 6A 7D 8D
9D 10A 11A 12C 13C 14A 15C 16C
17D 18B 19C 20C 21B 22B 23B 24D
25B 26C 27D 28B 29A 30C 31C 32B

....

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập vận dụng chuyên đề crom và hợp chất của crom môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?