78 CÂU TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN ÔN TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ
Câu 1. Khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện của các kim loại sẽ:
A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. không xác định đượC.
Câu 2. Các kim loại ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn đều có khả năng dẫn điện vì:
A. chúng có cấu tạo tinh thể.
B. trong tinh thể kim loại có các electron liên kết yếu với hạt nhân, chuyển động tự do trong toàn mạng.
C. kim loại có bán kính nguyên tử lớn.
D. một lí do kháC.
Câu 3. Hiện tượng hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém kim loại nguyên chất vì liên kết hoá học trong hợp kim
A. là liên kết kim loại B. là liên kết ion
C. chủ yếu là liên kết cộng hoá trị làm giảm mật độ electron D. là liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị
Câu 4. Fe không tan trong dung dịch:
A. HCl loãng B. H2SO4 loãng C. HNO3 đặc nguội D. Fe(NO3)3
Câu 5. Cu có khả năng tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl loãng B. Fe2(SO4)3 C. FeSO4 D. H2SO4 loãng
Câu 7. Dung dịch FeSO4 bị lẫn tập chất CuSO4. Phương pháp đơn giản nhất để loại tạp chất là:
A. cho lá đồng vào dung dịch.
B. cho lá sắt vào dung dịch
C. cho một lá nhôm vào dung dịch.
D. cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hoà tan vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 8. Cho 0,411 gam hỗn hợp bột gồm Fe và Al vào 250ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn cân nặng 3,324 gam. Khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu:
A. 0,255 gam B. 0,243 gam C. 0,270 gam D. 2,043 gam
Câu 9. Cho hỗn hợp A gồm 16,8 gam Fe và 0,48 gam Mg vào 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 17,24 gam B. 18,24 gam C. 12,36 gam D. 16,24 gam.
Câu 10. Cho một mẫu hợp kim Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,72 lit NO (đktc). Số mol axit đã phản ứng là:
A. 0,3 mol B. 0,6 mol C. 1,2 mol D. 6,0 mol.
Câu 11. Cho hỗn hợp gồm hai kim loại Mg và Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, lắc cho đều cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm có hai muối và chất rắn Y gồm có ba kim loại. Dung dịch X và rắn Y gồm:
A. X (Mg(NO3)2, AgNO3); Y (Ag, Cu, Fe) B. X (Mg(NO3)2, Cu(NO3)2); Y (Ag, Cu, Fe)
C. X (Mg(NO3)2, Fe(NO3)2); Y (Ag, Cu, Fe) D. X (Mg(NO3)2,Cu(NO3)2); Y (Ag, Cu, Mg)
Câu 12. Cho 3,16 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào 250ml dung dịch Cu(NO3)2 khuấy đều cho đến khi kết thúc phản ứng thì thu được dung dịch Y và 3,84 gam chất rắn Z. Thêm vào dung dịch Y một lượng NaOH dư rồi đem lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 1,4 gam rắn T gồm 2 oxit.% khối lượng Mg trong hỗn hợp A là:
A. 11,39% B. 88,61% C. 11,93% D. 11,33%
Câu 13. Cho hỗn hợp bột gồm Fe và Cu dư vào dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng dung dịch thu được có chứa:
A. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3 B. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 C. Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.
Câu 14. Cho 5,6g bột Fe vào 250ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 26,5g B. 18,0g C. 21,1g D. 12,1g.
Câu 15. Cho phản ứng: Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 . Chứng tỏ:
A. tính oxi hoá của Fe3+ < Cu2+; Tính khử của Cu > Fe2+
B. tính oxi hoá của Fe3+ > Fe2+; Tính khử của Cu > Fe2+
C. tính oxi hoá của Fe3+ > Cu2+; Tính khử của Cu < Fe2+
D. tính oxi hoá của Fe3+ > Cu2+; Tính khử của Cu > Fe2+
Câu 16. Fe kim loại có thể tan trong dãy các dung dịch nào sau đây?
A. FeCl2; CuCl2; HCl; HNO3 B. FeCl3; CuCl2; HCl; AgNO3
C. AlCl3; H2SO4 loãng; Ni(NO3)2; AgNO3 D. FeCl3; H2SO4 đặc, nguội; CuCl2
Câu 17. Cho Fe phản ứng vừa hết với dung dịch H2SO4, thu được khí A và 8,28g muối. Biết số mol Fe bằng 37,5% số mol H2SO4. Khối lượng Fe đã phản ứng là:
A. 2,25g B. 2,52g C. 1,68g D. 11,2g.
Câu 18. Chỉ ra Câu phát biểu sai?
A. Tính khử của kim loại càng mạnh thì tính oxi hoá của ion kim loại càng yếu.
B. Tính oxi hoá của ion kim loại càng mạnh thì tính khử của kim loại càng yếu.
C. Nhóm kim loại (như Na, K,…) tan được trong nước là do tính oxi hoá của ion kim loại tương ứng rất mạnh.
D. Tính oxi hoá của cation Na+ < Cu2+.
Câu 19. Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4. Lúc này xảy ra
A. quá trình ăn mòn hoá học B. quá trình ăn mòn điện hoá
C. hiđro thoát ra mạnh hơn D. màu xanh đậm dần.
Câu 20. Ngâm lá Ni vào các dung dịch: MgSO4 (1), NaCl (2), CuSO4 (3), AlCl3 (4), ZnCl2 (5), Pb(NO3)2 (6). Các dung dịch có phản ứng:
A. (3), (4), (5) B. (2), (4),(6). C. (3), (5), (6) D. (3), (6)
Câu 21. Cho Al tác dụng với dung dịch muối Cu2+. Phương trình ion: 2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu. Chỉ ra phát biểu sai:
A. Al khử Cu2+ thành Cu. B. Cu2+ oxi hoá Al thành Al3+.
C. Cu2+ bị oxi hoá thành Cu. D. Cu không khử Al3+ thành Al.
Câu22. Cho Ag vào dung dịch CuSO4, Ag không tan là do:
A. Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không oxi hoá được Cu2+ thành Cu.
B. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+ nên Ag+ đã khử Cu thành Cu2+.
C. Cu có tính khử yếu hơn Ag nên Ag không khử Cu2+ thành Cu
D. Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag+ nên không oxi hoá được Ag thành Ag+.
Câu 23. Cho các phương trình ion sau:
(1) Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag
(2) Fe + Zn2+ → Fe2+ + Zn
(3) Al + 3Na+ → Al3+ + 3Na
(4) Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
(5) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
(6) Mg + Al3+ → Mg2+ + Al
Các phương trình đúng:
A. (1), (6) B. (1), (2), (3), (6) C. (1), (4), (5), (6) D. (1), (4), (5)
Câu 24. Ni kim loại có thể tan trong dãy các dung dịch nào sau đây?
A. CaCl2; FeCl3; CuCl2; HCl B. FeCl2; Ag(NO3)2; HNO3; KOH
C. CuSO4; MgCl2; H2SO4; ZnCl2 D. CuSO4; FeCl3; H2SO4; CuCl2
Câu 25. Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag, Fe và Cu mà không làm thay đổi khối lượng ban đầu của Ag, ta dùng dung dịch:
A. FeCl2 B. HCl C. FeCl3 D. Hg(NO3)2
Câu 26. Cho một lá sắt nhỏ vào các dung dịch sau: AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3, AgNO3. Số dung dịch có phản ứng là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 27. Cho 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe tác dụng với 100ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lit H2 (đkc). Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch X là:
A. 0,4M và 0,2M B. 0,5M và 0,3M C. 0,3M và 0,7M D. 0,4M và 0,6M
Câu 28. Cho 5,6 gam bột sắt vào 400ml dung dịch AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,3M. Khuấy đều dung dịch cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X và dung dịch Y. Nồng độ mol /l của các chất trong dung dịch Y là:
A. 0,25M và 0,1M. B. 0,2M và 0,2M. C. 0,25M và 0,2M D. 0,15M
Câu 29. Cho các dung dịch X1: dung dịch HCl; dung dịch X2: dung dịch KNO3; X3: dung dịch HCl + KNO3; X4: dung dịch Fe2(SO4)3. Dung dịch có thể hoà tan được bột Cu là:
A. X1, X4, X2 B. X3, X4 C. X1, X2, X3, X4 D. X3, X2
Câu 30. Cho hợp kim gồm Al, Fe, Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 dư. Chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. Fe B. Al C. Cu D. Al và Cu
Câu 31. Cho hợp kim Zn, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại. Các kim loại đó là:
A. Zn, Mg, Cu B. Zn, Mg, Ag C. Mg, Ag, Cu D. Zn, Ag, Cu
Câu 32. Các kim loại có khả năng tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:
A. Cu và Al B. Zn và Al C. Mg và Zn D. Ag và Zn
Câu 33. Cho K vào dung dịch FeCl3 xảy ra hiện tượng:
A. Fe bị đẩy ra khỏi muối.
B. có khí thoát ra vì K tan trong nướC.
C. có khí thoát ra đồng thời có kết tủa màu nâu đỏ.
D. có khí thoát ra, có kết tủa nâu đỏ, sau đó tủa tan dần.
Câu 34. Cho Mg vào các dung dịch AlCl3, NaCl, FeCl2, CuCl2. Số dung dịch phản ứng với Mg là:
A. 4 dung dịch B. 3 dung dịch C. 2 dung dịch D. 1 dung dịch
Câu 35. Tính chất vật lí chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim. Nguyên nhân chủ yếu gây tính chất chung đó là:
A. do kim loại chủ yếu tồn tại dạng chất rắn.
B. kim loại có tính khử.
C. các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây nên.
D. kim loại có số electron lớn.
---(Để xem nội dung đề và đáp án đầy đủ của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 78 Câu trắc nghiệm có đáp án ôn tập Hóa học vô cơ năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.