Bài tập trắc nghiệm Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế, xã hôi và môi trường

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM PHẦN HÓA HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI , MÔI TRƯỜNG

 

Câu 1. Bảng dưới đây cho biết sản phẩm của sự đốt cháy nhiên liệu:

Tên nhiên liệu

Sản phẩm đốt cháy nhiên liệu

Sản phẩm chính

Sản phẩm khác

Than đá

CO2, H2O

Khói (cát hạt nhỏ), SO2, . . .

Than cốc

CO2

SO2

Khí thiên nhiên

CO2, H2O

 

Củi, gỗ

CO2

SO2

Xăng dầu

CO2, H2O

SO2

Nhiên liệu được coi là sạch hơn cả, ít gây ô nhiễm môi trường trong số các nhiên liệu trên là

A. than đá, than cốc.                                       B. khí thiên nhiên.

C. củi, gỗ.                                                        D. xăng dầu.

Câu 2. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước gồm:

A. các ion kim loại nặng: Hg, Pb, Sb, . . .

B. các anion:

C. thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.

D. Cả A, B, C.

Câu 3. Những loại thuốc nào sau đây được chế tạo bằng con đường hóa học?

A. Sâm, nhung, tam thất, qui.

B. Thuốc kháng sinh: penixilin, ampixilin; các vitamin: A, B, C, D, . .

C. Râu ngô, bông mã đề, kim ngân hoa, . . .

D. Cả A, B, C.

Câu 4. Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+, . . .Dùng chất nào sau đây để sử lí sơ bộ chất thải trên?

A. HNO3.                                            B. Giấm ăn.

C. Etanol.                                            D. Nước vôi trong dư.

Câu 5. Trong khi làm các thí nghiệm ở lớp hoặc trong các giờ thực hành hóa học có một số khí thải: Cl2, H2S, SO2, NO2, HCl. Biện pháp để khử các khí trên là

A. dùng bông tẩm giấm ăn nút ngay ống nghiệm sau khi đã quan sát hiện tượng.

B. sục khí vào cốc đựng thuốc tím hoặc bông tẩm thuốc tím nút ngay ống nghiệm sau khi đã quan sát hiện tượng.

C. dùng bông tẩm xút hoặc nước vôi trong nút ngay ống nghiệm sau khi đã quan sát hiện tượng.

D. sục khí vào cốc đựng nước.

Câu 6. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen.

a) Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây?

A. H2S.               B. CO2.                  C. SO2.                   D. NH3.

b) Tính hàm lượng khí đó trong không khí và xem xét sự nhiễm bẩn không khí trên có vượt mức hàm lượng cho phép không? Biết hiệu suất phản ứng là 100% và hàm lượng cho phép là 0,01 mg/l.

A. 0.051 mg/l; sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép.

B. 0,0255 mg/l; sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép.

C. 0,0055 mg/l; sự nhiễm bẩn cho phép.

D. 0,045 mg/l; sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép.

Câu 7. Những nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường?

A. Năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời.

B. Năng lượng thuỷ lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

C. Năng lượng than đá, dầu mỏ, năng lượng thuỷ lực.

D. Năng lượng than đá, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.

Câu 8. Không nên xây dựng nhà máy đất đèn (CaC2) gần khu dân cư đông đúc vì:

A. CaC2 là chất độc.

B. Khí C2H2 tạo ra rất độc.

C. Khí CO2 tạo ra rất độc.

D. Khí CO tạo ra rất độc.

Câu 9.  Phương pháp hóa học để khử khí Cl2 làm nhiễm bẩn không khí của phòng thí nghiệm là

A. phun bột nhôm vào phòng thí nghiệm nhiễm bẩn khí Cl2.

B. phun dung dịch NaOH vào phòng thí nghiệm nhiễm bẩn khí Cl2.

C. xịt khí (hoặc dung dịch) NH3 vào phòng thí nghiệm nhiễm bẩn khí Cl2.

D. phun nước vôi trong vào phòng thí nghiệm nhiễm bẩn khí Cl2.

Câu 10. Những dụng cụ nấu cá thường để lại mùi tanh. Chất tốt nhất để khử mùi tanh đó là (biết mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số chất khác):

A. xà phòng.       B. rượu        C. giấm.                   D. xô đa (Na2CO3).

Câu 11. Trong các nguồn năng lượng sau đây, nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường là

A. Năng lượng thuỷ lực.                      B. Năng lượng gió.

C. Năng lượng than.                            D. Năng lượng mặt trời.

Câu 12. Để xử lí các khí thải công nghiệp chứa: CO, NO, hiđrocacbon, người ta thực hiện giai đoạn 1 là giai đoạn . . . . . có xúc tác Pt để chuyển hỗn hợp trên thành N2 hay NH3, CO, hiđrocacbon. Sau đó thực hiện giai đoạn 2 là giai đoạn . . . . . có xúc tác Pt để chuyển hỗn hợp thu được thành khí N2, CO2, H2O và thải vào môi trường.

Cụm từ phù hợp cần điền vào 2 chỗ trống trên cho phù hợp lần lượt là:

A. oxi hóa, oxi hóa tiếp tục.                B. oxi hóa, khử hóa.

C. khử hóa, oxi hóa.                            D. khử hóa, khử hóa.

Câu 13. Loại nhiên liệu nào sau đây không được xếp vào loại nhiên liệu hoá thạch?

A. Khí thiên nhiên.                                         B. Dầu mỏ.

C. Khí than khô.                                             D. Than đá.

Câu 14. Có thể điều chế thuốc diệt nấm (dung dịch CuSO4 5%) theo sơ đồ sau: 

Khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,5 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS (biết hiệu suất của quá trình là 80%) là

A. 0,16 tấn.                                                     B. 3,2 tấn.

C. 0,008 tấn.                                               D. 1,6 tấn.

Câu 15. Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh ra H2S, nhưng trong không khí hàm lượng H2S rất nhỏ, nguyên nhân là

A. H2S bị O2 không khí oxi hóa chậm thành S và H2O.

B. H2S bị phân huỷ ở nhiệt độ thường sinh ra S và H2.

C. H2S bị CO2 trong không khí oxi hóa thành các chất khác.

D. H2S tan trong nước.

Câu 16. Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế qui định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Nếu lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích thấy có 0,0012 mg SO2 thì không khí đó có bị ô nhiễm không?

A. Nồng độ SO2 là 0,375.10-6mol/m3; không khí ở đó không bị ô nhiễm.

B. Nồng độ SO2 là 37,5.10-6 mol/m3; không khí ở đó bị ô nhiễm nhẹ.

C. Nồng độ SO2 là 37,5.10-4 mol/m3; không khí ở đó bị ô nhiễm nặng.

D. Nồng độ SO2 là 0,1875.10-6 mol/m3; không khí ở đó không bị ô nhiễm

Câu 17. Sự hình thành tầng ozon (O3) ở tầng bình lưu của khí quyển là do:

A. tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa các phân tử O2.

B. sự phóng điện (sét) trong khí quyển.

C. sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 18. Tầng ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của mặt trời, bảo vệ sự sống trên mặt đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề toàn cầu. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do

A. sự thay đổi của khí hậu.

B. chất thải CFC do con người tạo ra.

C. các hợp chất hữu cơ.

D. một nguyên nhân khác.

Câu 19.  Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. H2.                 B. N2.               C. CO2.                   D. SO2.

Câu 20. Trong các khí sau: CO2, CO, NOx, SO2, những khí nào là nguyên nhân chính gây ra mưa axit?

A. CO2 và SO2.                                               B. CO2 và NOx.

C. CO và CO2.                                                D. SO2 và NOx.

 

----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 45 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

ĐÁP ÁN 

1B

2D

3B

4D

5C

6A

7B

8B

9D

10C

11C

12C

13C

14B

15A

16A

17A

18B

19C

20D

21D

22D

23D

24B

25D

26D

27C

28D

29C

30A

31D

32D

33C

34B

35D

36D

37A

38D

39D

40A

41B

42B

43C

44B

45A

 

 

 

 

 

 

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế, xã hôi và môi trường, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?