CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỊA LÍ 12
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
- Cơ cấu công nghiệp nước ta đa dạng: 29 ngành thuộc 3 nhóm chính.
- Nhóm CN khai thác: 4 ngành
- Nhóm CN chế biến: 23 ngành
- Nhóm SX và phân phối điện, khí đốt, nước: 2 ngành
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm…
- Có sự chuyển dịch rõ rệt:
- Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
- Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
- Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:
- Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện Việt Nam, thích ứng với nền kinh tế thế giới
- Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ
2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ:
* Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- ĐBSH & vùng phụ cận: mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội toả theo các hướng với chuyên môn hoá:
- Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than, cơ khí.
- Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, Vật liệu xây dựng
- Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí.
- Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.
- Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
- Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
- Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu
- Duyên hải miền trung: Huế, Đà Nẵng, Vinh
- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân tán, rời rạc.
* Sự phân hoá trên là kết quả tác động của nhiều nhân tố:
- Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên;
- Nguồn lao động có tay nghề, thị trường tiêu thụ;
- Kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển CN, thu hút đầu tư nước ngoài.
3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần KT:
- Có những thay đổi sâu sắc: khu vực Nhà nước giảm, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
- Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng.
II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
1. Công nghiệp năng lượng:
a. Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu:
* Công nghiệp năng lượng:
- CN khai thác nguyên, nhiên liệu:
- Than: Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, chiếm hơn 90% trữ lượng than cả nước. Ngoài ra có than nâu (hàng chục tỉ tấn) ở ĐB sông Hồng, than bùn (trữ lượng lớn) ở ĐB sông Cửu Long (U Minh).than Mỡ (trữ lượng nhỏ) ở Thái Nguyên.
- Tình hình sản xuất than: trước năm 2000 tăng trưởng chậm, gần đây tăng trưởng nhanh (2005: sản lượng 34 triệu tấn). Là nguyên, nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, công nghiệp trong nước và xuất khẩu
- Dầu khí:
- Dầu mỏ tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa: bể trầm tích Sông Hồng,Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu- Mã lai với trữ lượng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ m3 khí.Tình hình sản xuất năm 1986 bắt đầu khai thác; đến năm 2005 sản lượng dầu đạt 18,5 triệu tấn (Năm 2009 đưa vào hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi).
- Khí đốt trữ lượng hàng trăm tỉ m3 khí. (các mỏ Lan Đỏ, Lan Tây): phục vụ cho các nhà máy điện tuốc bin khí và sản xuất phân bón ở Phú Mỹ, Cà Mau.
b. Công nghiệp điện lực:
Tình hình phát triển: Phát triển từ rất sớm: sản lượng điện tăng nhanh: năm 1985: 5,2tir kwh đến năm 2005: tăng lên 52,1 tỉ kwh; cơ cấu gồm thủy điện và nhiệt điện.
- Thủy điện: Tiềm năng lớn, khoảng 30 triệu kw (hệ thống sông Hồng: 37%, Đồng Nai 19%. Các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình (1920 MW), Yaly (700MW), Trị An (400 MW)…Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (342 MW)...
- Nhiệt điện: Nguồn nhiên liệu dồi dào: than, dầu, khí, sức gió…; Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh; miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí. Các nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đã đi vào hoạt động : Phả Lại 1, 2 (440 và 600 MW), Ninh Bình (100 MW), Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4164 MW), Bà Rịa (411 MW), Thủ Đức…
2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
Có nhiều tiềm năng phát triển: nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú; thị trường tiêu thụ lớn. (Lưu ý: Bảng 27 trang 123 SGK)
a) Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt:
- Công nghiệp xay xát: phát triển mạnh, sản lượng gạo, ngô xay xát đạt 39,0 triệu tấn (2005) => phân bố tập trung Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, ĐBSH, ĐBSCL.
- Công nghiệp đường mía: sản lượng đường kính đạt 1,0 triệu tấn (2005) => phân bố tập trung ở ĐBSCL, ĐNB, DHMT…
- Công nghiệp chế biến cà phê, chè, thuốc lá phát triển mạnh: chế biến chè chủ yếu ở TD - MN BB, Tây Nguyên, chế biến cà phê chủ yếu ở Tây Nguyên, ĐNB, BTB.
- Công nghiệp rượu, bia, nước giải khát phát triển nhanh => tập trung chủ yếu ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…
b) Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi:
- Chưa phát triển mạnh do cơ sở nguyên liệu cho ngành còn hạn chế.
- Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở một số đô thị lớn. Sản lượng sữa đặc trung bình hàng năm đạt 300 - 350 triệu hộp.
- Thịt và sản phẩm từ thịt => Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
c. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản:
- Nghề làm nước mắm nổi tiếng ở Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). Sản lượng hàng năm đạt 190 - 200 triệu lít.
- Chế biến tôm, cá và một số sản phẩm khác: tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước => phát triển tập trung ở ĐBSCL.
III. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP.
1. Khái niệm
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sx công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả kinh tế cao.
2. Các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
a. Điểm công nghiệp:
- Đặc điểm: là hình thức tổ chức lãnh thổ đơn giản nhất, gồm 1 – 2 xí nghiệp đơn lẻ thường gắn với nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, ít có mối liên hệ sản xuất.
- Nước ta có nhiều điểm CN, thường hình thành ở miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên.
b. Khu công nghiệp tập trung:
- Đặc điểm: do chính phủ thành lập, có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi, có kết cấu hạ tầng tốt, không có dân cư sinh sống. Tập trung nhiều xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao, có xí nghiệp hỗ trợ.
- Ở nước ta ngoài khu CN còn có khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Các khu CN phân bố không đều, tập trung nhất ở Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng và Duyên hải miền Trung.
c.Trung tâm công nghiệp:
- Đặc điểm: là hình thức tổ chức lãnh thổ CN ở trình độ cao, gồm các xí nghiệp CN, điểm CN, khu CN có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật, công nghệ.
- Ở nước ta dựa vào vai trò của TTCN chia ra:
- Trung tâm có ý nghĩa quốc gia.
- Trung tâm có ý nghĩa vùng.
- Trung tâm có ý nghĩa địa phương.
- Dựa vào giá trị sản xuất chia ra: trung tâm lớn, trung bình và nhỏ.
d.Vùng công nghiệp:
- Đặc điểm: là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ CN; gồm các điểm CN, khu CN, TTCN có mối liên hệ sản xuất và những nét tương đồng về quá trình hình thành.
- Có một số ngành CN chuyên môn hóa, thể hiện bộ mặt CN của vùng.
- Nước ta có 6 vùng CN:
° Vùng 1: Trung du miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)
° Vùng 2: ĐB sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
° Vùng 3: Từ Quảng Bình → Ninh Thuận.
° Vùng 4: Các tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
° Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.
° Vùng 6: Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Nhận biết
Câu 1. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta là ngành
A. công nghiệp khai thác.
B. công nghiệp chế biến.
C. công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí, nước.
D. công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác.
Câu 2. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là:
A. công nghiệp điện lực.
B. sản xuất hàng tiêu dùng.
C. khai thác chế biến dầu khí.
D. chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Câu 3. Năm 2005, khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta là
A. tư nhân và cá thể.
B. khu vực nhà nước.
C. khu vực ngoài nhà nước.
D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 4.Than nâu ở nước ta tập trung nhiều ở
A. Bể than Đông Bắc
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. .
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp của nước ta?
A. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng.
B. Phân bố công nghiệp nước ta tương đối đồng đều.
C. Nhóm ngành công nghiệp chế biến được ưu tiên phát triển.
D. Cơ cấu ngành công nghiệp đang chuyển dịch tích cực.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 6-10 phần nhận biết của tài liệu chuyên đề Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam Địa lí 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
2.Thông hiểu
Câu 1. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay ?
A. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.
B. mạnh phát các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
D. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
Câu 2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay không phải do
A. sự tác động của thị trường.
B. theo xu hướng chung của toàn thế giới.
C. đường lối phát triển công nghiệp của nước ta.
D. tác động của thiên tai trong thời gian gần đây.
Câu 3. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành
A. có thế mạnh lâu dài.
B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
D. tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác.
Câu 4. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển chủ yếu dựa vào nhân tố
A. mạng lưới giao thông thuận lợi.
B. vị trí gần các trung tâm công nghiệp.
C. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
D. cơ sở vật chất –kĩ thuật được nâng cấp.
Câu 5. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
A. Dệt–may.
B. Luyện kim.
C. Năng lượng.
D. Chế biến lương thực thực phẩm.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 6-10 phần thông hiểu của tài liệu chuyên đề Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam Địa lí 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
3.Vận dụng thấp.
Câu 1. Điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam là
A. các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
D. các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Câu 2. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là
A. có thị trường xuất khẩu rộng mở.
B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
C. có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
A. Đóng tàu.
B. Luyện kim màu.
C. Chế biến nông sản
D. Sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 4. Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến của nước ta trong những năm qua tăng vì
A. đây là ngành công nghiệp trọng điểm.
B. thích nghi với tình hình mới và hội nhập vào thị trường thế giới.
C. đem lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội và có tốc độ tăng trưởng nhanh.
D. tăng về giá trị sản xuất, song chậm hơn các ngành công nghiệp khác.
Câu 5. Ngành không thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là
A. dệt – may, da, giầy.
B. chế biến gạo, ngô xay xát.
C. sản xuất rượu, bia, nước ngọt.
D. chế biến chè, cà phê, thuốc lá.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 6-10 phần vận dụng thấp của tài liệu chuyên đề Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam Địa lí 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
4. vận dụng cao
Câu 1. Nguồn dầu khí nước ta hiện nay được khai thác chủ yếu từ
A. bể trầm tíchTrung Bộ.
B. bể trầm tích Cửu Long.
C. bể trầm tích Nam Côn Sơn.
D. bể trầm tích Thổ Chu – Mã Lai.
Câu 2. Khó khăn lớn nhất của ngành dệt nước ta hiện nay là
A. thiếu nguyên liệu.
B. việc chậm đổi mới trang thiết bị.
C. chất lượng lao động chưa đảm bảo.
D. sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường.
Câu 3. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp chủ yếu là do
A. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
B. giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
D. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
Câu 4. Công nghiệp phân bố rời rạc ở Tây Nguyên chủ yếu do
A. vùng này thưa dân.
B. trình độ phát triển kinh tế thấp.
C. địa hình khó khăn, hạn chế giao thông vận tải.
D. nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Câu 5. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta hiện nay là
A. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
B. miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.
C. sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
D. sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều giữa các mùa.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !