QUY LUẬT DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. Lý thuyết trọng tâm
STUDY TIP Gen nằm ngoài nhân (nằm trong tế bào chất) không di truyền theo quy luật phân li của Menđen mà di truyền theo dòng mẹ. Nhưng không phải mọi hiện tượng di truyền theo 1 dòng mẹ cũng là di truyền tế bào chất. |
- Trong tế bào, gen không chỉ nằm trong nhân tế bào (trên NST thường hoặc NST giới tính) mà gen còn nằm trong tế bào chất (ti thể, lục lạp).
- Gen nằm trong tế bào chất thì tính trạng di truyền theo dòng mẹ (kiểu hình của con do yếu tố di truyền trong trứng quyết định). Nguyên nhân là vì khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua tế bào chất của trứng.
Cơ sở tế bào của lai thuận, lai nghịch
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Khi lai 2 thứ Đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P: (♀) Xanh lục x (♂) Lục nhạt
F1: 100% Xanh lục
Lai nghịch: P: (♀) Lục nhạt x (♂) Xanh lục
F1: 100% Lục nhạt
Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, F1 có kiểu hình giống mẹ.
Đặc điểm di truyền ngoài nhân:
- Kết quả lai thuận khác lai nghịch, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ (di truyền theo dòng mẹ).
- Các tính trang di truyền không tuân theo quy luât di truyền của nhiễm sắc thể. Vì tế bào chất không được phân phối đồng đều tuyệt đối cho các tế bào con như đối với nhiễm sắc thể.
- Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
LƯU Ý Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ. |
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng về di truyền ngoài nhân?
A. Gen ngoài nhân dược di truyền thẳng
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ
C. Gen ngoài nhân chỉ có trong ti thể của mọi loài sinh vật
D. Chứng động kinh ở người do một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể, nên nếu mẹ bị động kinh thì chỉ có con gái mới bị động kinh
Đáp án: B
Câu 3: Trong phép lai một tính trạng do 1 gen quy định, nếu kết quả phép lai thuận và kết quả phép lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu
A. nằm trên nhiễm sắc thể Y
B. nằm trên nhiễm sắc thể X
C. nằm trên nhiễm sắc thể thường
D. nằm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp)
Đáp án: D
Câu 4: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các gen ngoài nhân thường tồn tại thành từng cặp alen.
B. Ở các loài sinh sản vô tính và hữu tính, gen ngoài nhân đều có khả năng di truyền cho đời con.
C. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi và phiên mã.
D. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
Đáp án: B
Câu 5: Cho phép lai cá diếc cái với cá chép đực thu được cá nhưng không râu, phép lai nghịch cá diếc đực với cá chép cái thu được cá nhưng có râu. Quy luật di truyền chi phối các phép lai nói trên là:
A. Di truyền liên kết gen
B. di truyển gen tế bào chất
C. hoán vị gen một bên
D. di truyền liên kết với giới tính
Đáp án: B
Lưu ý: Cá chép có râu còn cá diếc không râu
+ Phép lai 1: cá diếc cái × cá chép đực → cá không râu (giống mẹ)
+ Phép lai 2: cá diếc đực × cá chép cái → cá có râu (giống mẹ)
→ Di truyền theo dòng mẹ, di truyền gen tế bào chất.
Câu 6: Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ
A. Ti thể của bố. B. Ti thể của bố hoặc mẹ.
C. Ti thể của mẹ. D. Nhân tế bào của cơ thể mẹ.
Đáp án: C
Câu 7: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể?
A. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
B. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
C. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.
D. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
Đáp án: A
Câu 8: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?
A. Lai phân tích.
B. Lai thuận nghịch.
C. Lai tế bào.
D. Lai cận huyết.
Đáp án:
Phép lai giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân) là lai thuận nghịch, kiểu hình đời con luôn giống mẹ dù là lai thuận hay lai nghịch
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Gen di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân) có thể được phát hiện bằng phép lai nào?
A. Lai phân tích
B. Lai thuận nghịch
D. Lai tế bào.
C. Lai cận huyết
Đáp án:
Phép lai giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân) là lai thuận nghịch, kiểu hình đời con luôn giống mẹ dù là lai thuận hay lai nghịch.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đang xét
A. nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X
B. nằm trên nhiễm săc thể thường.
C. nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính X và Y.
D. nằm ở tế bào chất.
Đáp án:
Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đang xét nằm ở tế bào chất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Gen ngoài nhân được tìm thấy ở:
A. Ti thể, lục lạp và ADN vi khuẩn
B. Ti thể, lục lạp
C. Ti thể, trung thể và nhân tế bào
D. Ti thể, lục lạp và riboxom
Đáp án:
Gen ngoài nhân được tìm thấy ở ti thể, lục lạp và ADN vi khuẩn
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Gen ngoài nhân được tìm thấy ở
A. Ti thể
B. Lục lạp
C. ADN vi khuẩn
D. Cả 3 vị trí trên
Đáp án:
Gen ngoài nhân được tìm thấy ở ti thể, lục lạp và ADN vi khuẩn
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Ở người, bệnh động kinh do đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây ra. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh này?
A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh
C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
Đáp án:
Gen trong ty thể di truyền theo dòng mẹ.
→ Mẹ bị bệnh thì các con nhận gen bệnh của mẹ trong tế bào chất và đều bị bệnh
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Ở người, bệnh động kinh do đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây ra. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh này?
A. Bệnh này gặp ở cả nữ giới và nam giới
B. Nếu bố mẹ bình thường, thì tất cả các con của họ đều không bị bệnh.
C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh, con trai không bị bệnh
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bị bệnh.
Đáp án:
Gen trong ty thể di truyền theo dòng mẹ.
→ Mẹ bị bệnh thì các con nhận gen bệnh của mẹ trong tế bào chất và đều bị bệnh
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON.
B. Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh
C. Một người sẽ bị bệnh LHON nếu người mẹ bị bệnh nhưng cha khỏe mạnh.
D. Một cặp vợ chồng với người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh hoàn toàn có khả năng sinh ra người con bị bênh LHON, tuy nhiên xác suất này là rất thấp.
Đáp án:
Phát biểu không đúng là : B
Chỉ cần người mẹ bị bệnh LHON thì người con sẽ bị bệnh, không cần bắt buộc người bố cũng phải bị.
Đáp án cần chọn là: B
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết trọng tâm củng cố Quy luật di truyền ngoài nhân Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !