THIÊN NHIÊN ĐAI CẬN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA TRÊN NÚI
I. Lý thuyết
+ Độ cao : Từ 600-700m đến 2600m (miền Bắc) và từ 900-1000m đến 2600m (miền Nam).
+ Khí hậu : Mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25độC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Đất đai :
– Từ 600-700m 1600-1700m : Có đất feralit có mùn (đặc tính chua, tầng đất mỏng).
– Trên 1600-1700m : Hình thành đất mùn.
+ Sinh vật :
– Từ 600-700m 1600-1700m: Các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện nhiều chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo.
– Trên 1600-1700m: Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài (có rêu, địa y phủ kín thân, cành cây). Trong rừng, đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do:
A. miền Bắc có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
B. miền Bắc có địa cao hơn và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
C. miền Nam có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
D. miền nam có địa hình cao hơn, nằm gần đường xích đạo.
Đáp án: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do miền Bắc có địa hình cao hơn với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung hút gió và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc. Còn miền Nam gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nếu có chịu ảnh hưởng thì khi gió mùa Đông Bắc thổi đến miền Nam chỉ còn dạng thời tiết se se lạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Các hệ sinh thái cận nhiệt đới là rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn xuát hiện ở độ cao?
A. Từ 600-700m đến 1600-1700m
B. Từ 1600-1700m đến 2000m
C. Từ 2000m đến 2600m
D. Từ 2600m trở lên
Đáp án: A
Câu 3: Khí hậu ở đai cận nhiệt đới gió màu trên núi có đặc điểm là
A. Mùa hạ nóng ( nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC)
B. Mát mẻ (không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC)
C. Nóng, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm đều trên 25oC
D. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC
Đáp án: B
Câu 4: Ở miền Nam đai cận nhiệt gió mùa trên núi có độ cao
A. Từ 600-700m lên 2600m
B. Từ 700-800m lên 2600m
C. Từ 800-900m lên 2600m
D. Từ 900-1000m lên 2600m
Đáp án: D
Câu 5: Ở miền Bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao
A. từ 600-700m lên 1600m
B. Từ 700-800m lên 2600m
C. Từ 600-700m lên 2600m
D. Từ 700-800m lên 1600m
Đáp án: C
Câu 6. Loại cây nào sau đây thuộc loại cây cận nhiệt đới?
A. Dẻ, re.
B. Sa mu, pơ mu.
C. Dẻ, pơ mu.
D. Dầu, vang.
Đáp án: B
Câu 7. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao (m):
A. Dưới 600 – 700.
B. Trên 600 – 700.
C. Từ 600 – 700 đến 1600 – 1700.
D. Trên 1600 – 1700.
Đáp án: D
Câu 8. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao (m):
A. Từ 600 – 700 đến 2400.
B. Từ 600 – 700 đến 2500.
C. Tứ 600 – 700 đến 2600.
D. Từ 600 – 700 đến 2700.
Đáp án: C
Câu 9. Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm
A. Mát mẻ, không có tháng nào trên 20°C.
B. Tổng nhiệt độ năm trên 5400°C.
C. Lượng mưa giảm khi lên cao.
D. Độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi.
Đáp án: A
Câu 10. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, vì miền này
A. Nằm gần xích đạo.
B. Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
D. Chủ yếu có địa hình thấp.
Đáp án: A
Câu 11: Nhận xét nào không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đai cao nhiệt đới hạ thấp.
B. Có nhiều loại thực vật phương Bắc.
C. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.
D. Khí hậu cận nhiệt đới biểu hiện phổ biến.
Đáp án: - Miền Bắc và ĐBBB địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên đai nhiệt đới hạ thấp, có các loài thực vật phương Bắc (từ Trung Quốc xuống), cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.
⇒ Nhận xét A, B, C đúng.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
⇒ Nhận xét: khí hậu cận nhiệt đới biểu hiện phổ biến là Sai
Đáp án cần chọn là: D
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết thiên nhiên của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !