ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
I. Lý thuyết
+Phạm vị: Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
+Đặc điểm chung:
-Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên bazan.
-Khí hậu cận xích đạo gió mùa.
+Địa hình:
-Khối núi cổ Kon Tum. Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên, núi ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
-Hướng núi vòng cung. Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải.
-Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, bằng phẳng và mở rộng.
-Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh, đảo thuận lợi cho phát triển hải cảng, du lịch và nghề cá.
+Khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng lớn, Bôxit vùng Tây Nguyên.
+Khí hậu:
-Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên 20độC.
-Hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V-X, XI. Ở đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ từ tháng IX-XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX, VI.
+Sông ngòi: Có 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba), hệ thống sông Mê Kông và hệ thống sông Đồng Nai.
+Thổ nhưỡng, Sinh vật:
-Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng.
-Nhiều thú lớn.
-Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.
+Trở ngại: Xói mòn, rửa trôi đất vùng núi, ngập lụt rộng ở đồng bằng và hạ lưu sông lớn vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Miền nào ở nước ta thường thiếu nước rất nghiêm trọng vào mùa khô?
A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
C. Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.
D. Cả nước.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo và có sự phân mùa thành mùa mưa – khô sâu sắc nên mùa khô gây ra hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng. Các thiên tai như hạn hán, triều cường, xâm ngập mặn xảy ra thường xuyên ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ do thiếu nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
B. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
C. bão lũ, trượt lở đất.
D. hạn hán, bão, lũ.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ vào mùa khô thiếu nước nghiêm trọng
⇒ thiếu nước ngọt để thau chua rửa mặn đất ở Nam Bộ; thiếu nước tưới cho vùng đất khô cằn, hoang mạc hóa ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới do
A. vị trí nằm gần xích đạo.
B. không có gió mùa Đông Bắc.
C. nằm kề vùng biển ấm rộng lớn.
D. không có núi cao trên 2600m.
Đáp án: Ở nước ta, đai ôn đới núi cao hình thành ở độ cao trên 2600 m (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
⇒ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có địa hình dưới 2600m (đỉnh cao nhất là núi Ngọc Linh 2598m).
⇒ Không hình thành đai ôn đới núi cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi không có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về:
A. sinh vật.
B. địa hình.
C. khí hậu.
D. thủy văn.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về: địa hình, khí hậu, thủy văn. ⇒ loại B, C, D
- Địa hình: Phía Đông là sườn dốc chênh vênh, kế bên có dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; sườn Tây là bề mặt các cao nguyên xếp tầng cao, đồ sộ, sườn thoải.
- Khí hậu có sự đối lập giữa hai mùa mưa – khô: khi vùng đb ven biển phía Đông đón gió biển gây mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên bước vào mùa khô.
- Thủy văn: phía Tây là thượng nguồn các con sông; phía Đông là vùng hạ lưu sông.
- Về sinh vật nhìn chung sinh vật của sườn Đông và sườn Tây đều gồm những thành phần loại nhiệt đới chiếm ưu thế, phù hợp với nền khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nắng nóng quanh năm. ⇒ Chọn A
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về:
A. địa hình, khí hậu, thủy văn.
B. thủy văn, khí hậu, sinh vật
C. sinh vật, địa hình, đất đai.
D. đất đai, thủy văn, khí hậu.
Đáp án: - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về: địa hình, khí hậu, thủy văn.
+ Địa hình: Phía Đông là sườn dốc chênh vênh, kế bên có dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; sườn Tây là bề mặt các cao nguyên xếp tầng cao, đồ sộ, sườn thoải.
+ Khí hậu có sự đối lập giữa hai mùa mưa – khô: khi vùng đb ven biển phía Đông đón gió biển gây mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên bước vào mùa khô.
+ Thủy văn: phía Tây là thượng nguồn các con sông; phía Đông là vùng hạ lưu sông.
⇒ Nhận xét A đúng
- Đặc điểm sinh vật, đất đai cũng có sự khác nhau giữa hai miền nhưng không rõ rệt.
⇒ Loại đáp án B, C, D
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Biểu hiện đúng với khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
A. Nền nhiệt thấp, mùa đông lạnh
B. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn
C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C
D. Có hai mùa mưa – khô rõ rệt
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm khí hậu là nền nhiệt độ cao với nhiệt độ trung bình năm trên 250C, biên độ nhiệt trong năm nhỏ do không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và có sự phân hóa mùa khô – mưa rất rõ rệt. Đặc biệt ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thường thiếu nước vào mùa khô,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu cận xích đạo của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Nền nhiệt cao.
B. Biên độ nhiệt năm nhỏ.
C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C.
D. Hai mùa mưa – khô rõ rệt.
Đáp án: - Khí hậu cận xích đạo miền Nam Trung Bộ có đặc điểm: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, hai mùa mưa – khô rõ rệt
⇒ Nhận xét A, B, D đúng
- Nhiệt độ TB năm của miền trên 250C ⇒ nhận xét C: nhiệt độ trung bình năm dưới 250C là Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. than đá, apatit.
B. đá vôi, quặng sắt.
C. dầu khí, bôxit.
D. thiếc, đá vôi.
Đáp án: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là dầu khí ở thền lục địa, bôxit ở Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Đặc điểm cơ bản về địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan.
B. không có các sơn nguyên bóc mòn.
C. địa hình núi cao và đồ sộ nhất cả nước , hướng tây bắc – đông nam.
D. có dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam.
Đáp án: Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan.
VD. Khối núi Kon Tum, cao nguyên Di Linh, Mơ Nông, Lâm Viên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Miền nào sau đây đặc trưng bởi khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt?
A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
B. Miền Tây Bắc và Đông Bắc Trung Bộ.
C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Cả 3 miền đều có đặc điểm khí hậu trên.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên đặc trưng là khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt trong năm nhỏ và có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt.
Đáp án cần chọn là: C
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Địa lý tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !