THIÊN NHIÊN ĐAI NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
I. Lý thuyết
+ Độ cao : Trung bình 600-700m (miền Bắc) và đến 900-1000m (miền Nam).
+ Khí hậu : Nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25độC). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm ướt.
+ Nhóm đất:
– Nhóm đất phù sa chiếm gần 24% diện tích, gồm : đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát…
– Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan và đá vôi.
– Sinh vật: Gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30-40m, phần lớn các loại cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinh thái phát triển các loại thổ nhưỡng đặc biệt : hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất mặn, rừng tràm trên đất phèn, hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới trên đất cát, đất thoái hóa vùng khô hạn).
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Dãy núi nào là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao?
A. Hoàng Liên Sơn.
B. Ngọc Linh.
C. Pu Sam Sao.
D. Trường Sơn Bắc.
Đáp án: Ở nước ta, đai ôn đới núi cao hình thành ở độ cao trên 2600m nên chỉ có ở Hoàng Liên Sơn (vùng Tây Bắc) – Hoàng Liên Sơn cũng là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao. Còn ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có địa hình dưới 2600m với đỉnh cao nhất là núi Ngọc Linh 2598m nên chỉ có 2 đai cao (không có đai ôn đới núi cao).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do:
A. miền Bắc có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
B. miền Bắc có địa cao hơn và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
C. miền Nam có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
D. miền nam có địa hình cao hơn, nằm gần đường xích đạo.
Đáp án: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do miền Bắc có địa hình cao hơn với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung hút gió và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc. Còn miền Nam gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nếu có chịu ảnh hưởng thì khi gió mùa Đông Bắc thổi đến miền Nam chỉ còn dạng thời tiết se se lạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới (m):
A. 400 – 500.
B. 500 – 600.
C. 600 – 700.
D. 700 – 800.
Đáp án: Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 – 700 m.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Ở miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao?
A. 600-700m.
B. 700-800m.
C. 800-900m.
D. 900-1000m.
Đáp án: Do miền Nam khí hậu mang tính chất cận xích đạo nên đại nhiệt đới gió mùa ở độ cao 900-1000m.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Trong đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có đặc điểm
A. Nóng, ẩm quanh năm
B. Mà hạ nóng( trung bình tháng trên 25oC). độ ẩm thay đổi tùy nơi
C. Mát mẻ ( không tháng nào trên 25oC). lượng mưa, ẩm lớn
D. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC
Đáp án: B
Câu 6: cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm
A. Rừng cận xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
B. Rừng rậm xích đạo và rừng nhiệt đới gió mùa
C. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộngthường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa
D. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng cận nhiệt đới lá rộng
Đáp án: C
Câu 7. Đai cao nào không có ở miền núi nước ta?
A. Ôn đới gió mùa trên núi.
B. Nhiệt đới chân núi.
C. Nhiệt đới gió mùa chân núi.
D. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi
Đáp án: B
Câu 8. Nhóm đất vó diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là:
A. Đất đồng bằng.
B. Đất feralit.
C. Đất feralit vùng đồi núi thấp.
D. Đất mùn núi cao.
Đáp án: C
Câu 9. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao trung bình từ (m):
A. 500 – 600.
B. 600 – 700.
C. 700 – 800.
D. 800 – 900.
Đáp án: B
Câu 10. Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa chân núi là :
A. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 25°C.
B. Tổng nhiệt độ năm trên 4500°C.
C. Độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm.
D. Câu A + C đúng.
Đáp án: D
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Thiên nhiên đai nhiệt đới gió mùa Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !