ĐỌC TRANG 19 (CHĂN NUÔI, CÂY CÔNG NGHIỆP, LÚA)
A. Lý thuyết
1. Chăn nuôi (năm 2007)
a. Bản đồ:
- Từ bản đồ này, cần phải biết cách tính số lượng (trâu, bò, lợn) bằng cách đo từng cột theo đơn vị mm để tính số lượng theo yêu cầu: (Trâu, bò: 1 mm tương ứng 50.000 con; Lợn: 1 mm tương ứng 200.000 con; thấp hơn 1 mm tương ứng dưới 10.000 con)
- Ví dụ:
+ Tại tỉnh Thanh Hóa (xem chú giải)
+ Số lượng Trâu: chiều cao cột: 4 mm, tương ứng: 200.000 con
+ Số lượng Bò: chiều cao cột: 8 mm, tương ứng: 400.000 con
+ Số lượng Lợn: chiều cao cột: 7 mm, tương ứng: 1.400.000 con
+ Số lượng gia cầm: trên 9 triệu con
+ Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH, ĐBSCL, Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Đàn trâu: nuôi nhiều ở TDMN Bắc Bộ, BTB.
+ Đàn bò: BTB, NTB, Tây Nguyên.
b. Biểu đồ:
- Biểu đô tròn thê hiện: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng chậm, nhưng vẫn còn thấp (19,3 lên 24,4%)
- Biểu đồ tròn thể hiện:
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng: 18.505 → 29.196 tỷ đông
+ Chăn nuôi gia súc: tăng và chiêm tỷ trọng cao nhất (66,0 lên 72,0%)
+ Chăn nuôi gia cầm: giảm (18,0 xuống 13,0%)
+ Sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa): giảm nhẹ (16,0 xuống 15,0%)
2. Cây công nghiệp (năm 2007)
a. Bản đồ:
- Trên bản đô cây công nghiệp thể hiện sự phân bố các loại cây công nghiệp theo vùng.
- Ví dụ:
+ Café trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB.
+ Dừa: Bến Tre, Bình Định.
- Nền màu trên bản đồ thể hiện tỷ lệ diện tích gieo trông cây công nghiệp so với tổng DT gieo trồng đã sử dụng. Nền màu càng đậm, tỷ lệ diện tích gieo trồng càng cao.
- Ví dụ:
+ Các tỉnh ĐBSCL tỷ lệ: < 10%; Tây Nguyên, ĐNB, Bến Tre > 50%,...
+ Các tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn: tập trung vùng Tây Nguyên, ĐNB.
+ Các tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn: tập trung vùng Tây Nguyên, ĐNB, BTB.
b. Biểu đồ:
- Biểu đồ (cột gộp nhóm) thể hiện diện tích cây công nghiệp phát triển qua các năm 2000, 2005, 2007.
- Ví dụ: Từ năm 2000 đến năm 2007:
+ Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm tăng từ 1.451.000 ha tăng lên 1.821.000 ha.
+ Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm tăng từ 778.000 ha tăng lên 846.000 ha.
+ Diện tích trông cây công nghiệp lâu năm nhiều hơn trồng cây công nghiệp hàng năm (dẫn chứng].
+ Biểu đồ [tròn] thể hiện giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt: tăng chậm (24,0 lên 25,6%].
+ Biểu đồ (cột và tròn] diện tích thu hoạch và sản lượng cafe, cao su, điều cả nước năm 2007.
3. Lúa (năm 2007)
a. Bản đồ:
- Cách thể hiện màu nền trên bản đồ và các loại biểu đồ cũng tương tự như bản đồ cây công nghiệp:
+ Các vùng trồng lúa nhiêu: ĐBSCL, ĐBSH
+ Các tỉnh trồng lúa nhiều: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An,...
b. Biểu đồ:
- Biểu đồ (tròn) thê hiện: giá trị sản xuất cây lương thực từ năm 2000 đến 2007 có xu hướng giảm, nhưng chiếm tỷ trọng nhiều nhất (60,7 xuống 56,5%).
- Biểu đồ (cột và tròn) thể hiện: từ năm 2000 đến năm 2007:
+ Diện tích lúa giảm (7.666 nghìn ha xuống 7.207 nghìn ha)
+ Sản lượng lúa tăng (32.530 nghìn tấn lên 35.942 nghìn tấn) do trình độ thâm canh, tăng vụ
+ Năng suất lúa (tấn/ha): lấy sản lượng lúa chia cho diện tích lúa nước ta
Năm 2000:........ Năm 2007:................ tấn/ha
+ Bình quân lúa theo đầu người (kg/người): lây sản lượng lúa chia cho số dân (Atlat trang 15-số liệu số dân nước ta thể hiện trên biểu đô cột).
Năm 2000:........ Năm 2007:.......... kg/người
B. Luyện tập
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60 % ?
A. Tây Ninh.
B. Bình Phước.
C. Ninh Thuận.
D. Bình Thuận.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90 % ?
A. Thái Bình.
B. Thanh Hóa.
C. Hòa Bình.
D. Nghệ An.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây chè phân bố ở các tỉnh nào sau đây ?
A. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
B. Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
C. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng.
D. Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lâm Đông.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có sản lượng lúa cao nhất ?
A. Cần Thơ.
B. Sóc Trăng.
C. An Giang.
D. Trà Vinh.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm cao nhất ?
A. Đắc Nông.
B. Lâm Đồng.
C. Bình Thuận.
D. Ninh Thuận.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có số lượng gia cầm trên 9 triệu con?
A. Quảng Bình.
B. Quảng Trị.
C. Nghệ An.
D. Hà Tĩnh.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào không có diện tích trông cây lúa so với diện tích trồng cây lương thực từ 60-70% ?
A. Lạng Sơn.
B. Thái Nguyên.
C. Bắc Cạn.
D. Tuyên Quang.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng về diện tích trồng cây công nghiệp trong năm 2000 và năm 2005?
A. Cây công nghiệp lâu năm tăng, cây công nghiệp hàng năm tăng.
B. Cây công lâu năm tăng, cây công nghiệp hằng năm giảm.
C. Cây công nghiệp hằng năm lớn hơn cây lâu năm.
D. Cây công nghiệp lâu năm giảm, cây hằng năm tăng.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biểt nhận định nào sau đây là đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm ?
A. Diện tích tăng, sản lượng tăng.
B. Diện tích tăng, sản lượng giảm.
C. Diện tích giảm, sản lượng tăng.
D. Diện tích giảm, sản lượng giảm.
Câu 10. Căn cứ vào Atlas Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ năm 2000 đển 2007?
A. Gia súc tăng, gia cầm giảm.
B. Gia cầm giảm, sản phẩm không qua giết thịt giảm.
C. Gia súc tăng, sản phẩm không qua giết thịt giảm.
D. Gia súc tăng, gia cầm tăng.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, năm 2007 diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của nước ta là
A. 1451 nghìn ha.
B. 1633 nghìn ha.
C. 1821 nghìn ha.
D. 846 nghìn ha.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích trồng lúa dưới 60 % so vơi diện tích trồng cây lương thực?
A. An Giang.
B. Lâm Đồng.
C. Đồng Tháp.
D. Kiên Giang.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, năm 2007 sản lượng cà phê của nước ta là
A. 916 nghìn tân.
B. 606 nghìn tấn.
C. 312 nghìn tấn.
D. 489 nghìn tấn.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trong các tỉnh dưới đây tỉnh nào có sản lượng thị hơi xuất chuông tính theo đầu người thấp nhẩt?
A. Quảng Bình.
B. Bắc Giang.
C. Thái Bình.
D. Thanh Hóa.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trong các tỉnh sau đây tỉnh nào có số lượng đàn bò lớn nhất?
A. Gia Lai.
B. Sơn La.
C. Quảng Ngãi.
D. Nghê An.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trong các tỉnh dưới đây tỉnh nào có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người cao nhất?
A. Đắk Nông.
B. Đồng Nai.
C. Binh Thuận.
D. Bình Phước.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết ngành chăn nuôi nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn vá có xu hướng tăng liên tục trong cơ cấu giá tri.sản xuẩt ngành chăn nuôi?
A. Gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt.
B. Gia cầm.
C. Gia súc.
D. Sản phầm không qua giết thịt.
ĐÁP ÁN
1B
2A
3A
4C
5B
6C
7C
8A
9C
10D
11C
12B
13A
14D
15D
16B
17C
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập kỹ năng đọc Atlat địa lý Việt Nam trang 19 Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !