Luyện tập kỹ năng đọc Atlat địa lý Việt Nam trang 13, 14 Địa lý 12

ĐỌC TRANG 13, 14 (CÁC MIỀN TỰ NHIÊN)

A. Lý thuyết

1. Đọc trang 13 (Các miền tự nhiên): miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trrung Bộ.

- Ở trang này cần chú ý những vấn đề sau:

- Có thể đọc bản đồ miền với gợi ý:

+ Các dãy núi chính ở Việt Nam: Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn ...

+ Các sơn nguyên; cao nguyên: tên, vị trí, hướng núi.

+ Các ngọn núi cao > 2000m

+ Các đông bằng lớn, nhỏ

+ Đọc các lát cắt: Từ nơi xuất phát (cao nhất) đến thấp nhất qua những dạng địa hình nào

+ Đặc điểm của hướng núi và độ cao của núi.

+ Ví dụ:

  • Hướng núi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng TB-ĐN có độ cao nhìn chung là cao nhất nước ta (có đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3.143m và nhiều đỉnh khác cao trên 2000m) và thấp dần về phía Đông Nam.
  • Hướng núi Đông Bắc? độ cao nói chung như thế nào?

+ Lát cắt địa hình:

- HS đọc lát cắt A-B, C-D bằng cách phối hợp bản đồ có đường gạch kẻ A-B, C-D với hình lát cắt địa hình (góc trái bên dưới) với thước tỷ lệ 1: 3.000.000

- Theo đó ta càn làm rõ các ý chính sau:

+ Hướng lát cắt

+ Độ dài của lát cắt (dựa vào thước tỷ lệ)

+ Lát cắt đi qua những địa hình núi, cao nguyên, thung lũng sông, đồng bằng nào?...

+ Ở mỗi loại địa hình có độ cao là bao nhiêu?

+ Ở mỗi loại địa hình có đất đai và thực vật gì? Thuộc loại khí hậu gì? (phối hợp các trang 9,11,12).

+ Ví dụ: mô tả lát cắt A-B.

  • Hướng lát cắt: Tây Bắc-Đông Nam, từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình.
  • Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây Bắc và thấp dãn về phía Đông Nam.
  • Đường cắt đi từ biên giới Việt-Trung qua vùng núi phía Đông của sơn nguyên Hà Giang, cắt ngang sông Gâm, sông Năng và qua đỉnh núi Phia-Boóc (1578m), qua phía Đông thị xã Bắc Cạn và thượng nguồn sông cầu của khu Việt Bắc.
  • Đường lát cắt tiếp tục đi qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn và các vùng đồi núi xen kẽ giữa 2 cánh cung, vùng đồi núi thoai thoải của khu Đông Bắc rồi thấp dần về phía đồng bằng. Trước khi đến cửa sông Thái Bình lát cắt đi qua các sông Thương, Lục Nam, Kinh Thày của khu Đông bằng Bắc Bộ.

+ Các dòng biển nóng và lạnh ngoài khơi của lãnh thô’ nước ta: được tham khảo xem như là một trong những nhân tố tạo thành các ngư trường.

2. Đọc trang 14 (Các miên tự nhiên): miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Nhận xét đặc điểm địa hình giống như trang 13, đọc lát cắt A-B, nhận xét về tác động của các dòng biển.

B. Luyện tập

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là

A. sông Hồng.

B. sông Đà.

C. sông Mã.

D. sông Cả.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh Phanxipăng thuộc dãy núi

A. Con Voi.   

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Trường Sơn Bắc.    

D. Tam Điệp.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc?

A. Tây Côn Lĩnh.       

B. Phu Luông.

C. Kiều Liêu Ti.          

D. Pu Tha Ca.

Câu 4. Căn cử vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam?

A. Bạch Mã.   

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Trường Sơn Bắc.    

D. Pu Đen Đinh.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi cao nhất ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. Phanxipăng.

B. Phu Luông.

C. Pu Trà.

D. Pu Hoạt

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đèo Hải Vân thuộc dãy núi

A. Bạch Mã.   

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Trường Sơn Bắc.    

D. Hoành Sơn.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, nhận định đúng nhất về đặc điếm của bốn cánh cung ở vùng núi Đông Bắc

A. Song song với nhau.

B. So le với nhau.

C. Chụm lại ở Tam Đảo mở rộng về phía Bắc và Đông.

D. Có hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy sắp xếp độ cao của các dãy núi giảm dần?

A. Tây Côn Lĩnh, Yên Tử, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca.

B. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca, Yên Tử.

C. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Yên Tử, Pu Tha Ca.

D. Tây Côn Lĩnh, Yên Tử, Pu Tha Ca, Kiêu Liêu Ti.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng cánh cung?

A. Đông Triều.

B. Ngân Sơn.

C. Sông Gâm.

D. Con Voi.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây chạy theo hướng tây bắc-đông nam?

A. Đông Triều.           

B. Sông Gâm.

C. Hoàng Liên Sơn.    

D. Bắc Sơn.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy xác định dạng địa hình nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc?

A. Dãy Hoàng Liên Sơn.

B. Dãy núi Pu-Đen-Đinh, Pu-Sam-Sao.

C. Cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

D. Các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Tà Phình đển Mộc Châu.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, nhận định đúng nhất về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam là

A. địa hình cao nhất cả nước.

B. gồm nhiều dãy núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

C. gồm các khối núi và cao nguyên.

D. gồm các các cánh cung song song với nhau.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cao nguyên có độ cao cao nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Tum.

B. Đắk Lắk.

C. Mơ Nông.

D. Lâm Viên.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, lát cắt địa hình A - B đi theo hướng

A. Tây Nam - Đông Bắc.       

B. Đông Nam - Tây Bắc.

C. Bắc -Nam.  

D. Đông - Tây.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, dọc theo lát cắt địa hình từ A đến B (A- B) thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao là

A. 500m -lOOOm.

B. 1500m.

C. 2000m.

D. lOOOm.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thị dưới đây?

A. Thanh Hóa.

B. Quy Nhơn.

C. Nha Trang.

D. Đà Nẵng.

ĐÁP ÁN

1A

2B

3B

4A

5A

6A

7C

8B

9D

10C

11C

12C

13D

14A

15B

16D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập kỹ năng đọc Atlat địa lý Việt Nam trang 13, 14 Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?