Luyện tập kỹ năng đọc Atlat địa lý Việt Nam trang 9 Địa lý 12

ĐỌC TRANG 9 (KHÍ HẬU)

A. Lý thuyết

Trang này gồm có 3 hình: Khí hậu chung, nhiệt độ, lượng mưa.

- Trang hình khí hậu chung cấn lưu ý các điểm sau:

  • Có 2 miền khí hậu gồm: miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam. Dùng kiến thức đã học, có thể hiểu được đặc điểm 2 miền khí hậu trên lần lượt là: có mùa đông lạnh, mưa nhiều vào mùa nóng; mang tính cận xích đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. Ngoài 2 miền khí hậu chính, bản đồ còn thể 7 vùng khí hậu tiêu biểu cho từng vùng (lưu ý 7 vùng khí hậu có khác về phạm vi so với 7 vùng kinh tế).
  • Chú ý sử dụng biểu đồ nhiệt và lượng mưa ở các nơi tiêu biểu như: Hà Nội, Đà Nắng, Đà Lạt, TPHCM, đê’ minh họa đặc điểm của 2 miền khí hậu trên.
  • Xác định được hướng gió mùa mùa Hạ (chủ yếu là hướng Tây Nam), gió mùa mùa Đông (chủ yếu là hướng Đông Bắc), và nhận xét gió Tây khô nóng.
  • Biết được hướng di chuyên và tần suất các cơn bão ở các tháng 6, 7, 8, 9,10,11, 12. Trong đó tháng 9 có tần suất cao nhất từ 1,3 đến 1,7 cơn bão trên tháng và hướng đi chủ yếu vào khu vực giữa của Bắc Trung Bộ.

- Ở hình nhiệt độ phản ánh nhiệt độ trung bình nước ta với 3 mốc thời gian:

  • Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở phía Nam và các tỉnh duyên hải từ Hoành Sơn vào Nam (trừ một số tỉnh ở Tây Nguyên).
  • Nhiệt độ trung bình tháng 1: Nhiệt độ trung bình cao nhất ở vùng Nam Trung Bộ và Nam bộ.
  • Nhiệt độ trung bình tháng 7: Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt nền nhiệt độ lên cao nhất trong năm.

- Ở hình lượng mưa gồm có 3 hình: Lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng 11-4 (mùa mưa ít), tổng lượng mưa từ tháng 5 -10 (mùa mưa nhiều).

  • Lượng mưa trung bình năm: Nơi mưa nhiều là Thừa thiên - Huế, Quảng Nam, Hà Giang. Giải thích dựa vào hướng gió qua biến kết hợp địa hình núi và ảnh hưởng của các cơn bão.
  • Tổng lượng mưa từ tháng 11 - 4: Tổng lượng mưa nhiều ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam. Giải thích dựa vào gió Đông Bắc qua biển kết hợp địa hình Trường Sơn.
  • Tổng lượng mưa tháng 5-10: Những nơi mưa nhiều là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau. Giải thích do nhận được gió mùa mùa hè nhiều hoặc vị trí đón gió mùa hè.

B. Luyện tập

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào dưới đây?

A. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.       B. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

C. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.           D. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt trong năm cao nhất?

A. Biểu đó khí hậu Nha Trang.           B. Biểu đô khí hậu Hà Nội.

C. Biểu đồ khí hậu Cà Mau.               D. Biểu đồ khí hậu TP. Hô Chí Minh.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa của nước ta thấp nhất vào thời gian nào sau đây?

A. Từ tháng XI đến tháng IV.            B. Từ tháng IX đến tháng XII.

C. Từ tháng I đến tháng IV.               D. Từ tháng V đến tháng X.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn trên 25°C?

A. Biểu đồ khí hậu Đà Nằng.                         B. Biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.

C. Biểu đồ khí hậu Sa Pa.                   D. Biểu đồ khí hậu Hà Nội.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, thời kì tàn suất các cơn bão di chuyển từ Biến Đông vào nước ta nhiều nhất là

A. thang IX.               

B. Tháng X.

C. Tháng VIII.

D. Tháng XI.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về sự phân hóa chế độ nhiệt ở nước ta?

Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian từ Bắc vào Nam.

Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian và theo thời gian.

c. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo thời gian.

D. Nhiệt độ trung bình năm không có sự phân hóa theo thời gian.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét nào dưới đây không đúng về sự ảnh hưởng của Bão đến nước ta?

Bão ảnh hưởng chủ yếu đến khu vực Bắc Trung Bô.

Mùa bão chậm dãn từ Bắc vào Nam.

c. Tần suất ảnh hưởng của bão chủ yếu từ tháng VIII đến tháng X.

D. Đầu mùa bão chủyếu ảnh hưởng trực tiếp vào miền khí hậu phía Bắc.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đây không có gió Tây khô nóng?

A. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ         

B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. 

D. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đô khí hậu nào dưới đây có lượng mưa lớn tập trung từ tháng IX đến tháng XII?

A. Biếu đồ khí hậu Nha Trang.          

B. Biểu đố khí hậu càMau.

C. Biểu đố khí hậu Đà Lạt.     

D. Biểu đò khí hậu Lạng Sơn.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, thời kì tần suất các cơn bão di chuyển từ Biển Đông vào miên khí hậu phía Bắc ít nhất là

A. tháng XI và tháng XII.      B. tháng VII và tháng IX.

C. tháng VI và tháng VII.       D. tháng IX và tháng X.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

C. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ các vùng núi).

D. D. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thố nước ta từ Huế trờ ra phía Bắc chủ yếu ở mức là

A. dưới 18°c. 

B. từ 18°c đến 20°C.

C. trên 20°C.   

D. trên 24°C.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đô khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt trong năm thấp nhất?

Biểu đồ khí hậu Đồng Hới.    

B. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.

C. Biểu đồ khí hậu Hà Nội     

D. Biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.

Câu 14. Căn cử vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết Nha Trang thuộc vùng khí hậu nào dưới đây?

A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.        

B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

C. Vùng khí hậu Tây Nguyên.

D. Vùng khí hậu Nam Bộ.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về sự phân hóa chế độ mưa ở nước ta?

A. Lượng mưa trung bình năm có sự phân hóa theo hướng sườn và độ cao.

B. Lượng mưa trung bình năm có sự phân hóa rõ rệt theo thời gian.

C. Lượng mưa trung bình năm không có sự phân hóa theo thời gian và không gian.

D. Lượng mưa trung bình năm CÓ sự phân hóa rõ theo không gian và theo thời gian.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tại trạm khí tượng cần Thơ mưa nhiều nhất vào tháng nào?

A. Tháng VIII.

B. Tháng IX.

C. Tháng X.

D. Tháng XI.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tàn suất bão từ 1-1,3 cơn tập trung vào các tháng nào?

A. Tháng VIII, IX, X.           

B. Tháng VIII, X.

C. Tháng VI, VII, XI.    

D. Tháng VI, VII, XI, XII.

ĐÁP ÁN

1C

2B

3A

4B

5A

6D

7A

8A

9A

10C

11B

12C

13D

14B

15C

16C

17B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập kỹ năng đọc Atlat địa lý Việt Nam trang 9 Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?