Luyện tập dạng Tần số alen bị thay đổi do AA bị chọn lọc loại bỏ ở giai đoạn phôi Sinh học 12

TẦN SỐ ALEN BỊ THAY ĐỔI DO AA BỊ CHỌN LỌC LOẠI BỎ Ở GIAI ĐOẠN PHÔI

I. Phương pháp

- Một quần thể ngẫu phối, thế hệ xuất phát có tần số alen a = q0 thì ở thế hệ Fn, tần số a = \(\frac{{{q_0}}}{{1 + n.{q_0}}}\)

- Một quần thể tự phối, thế hệ xuất phát có tần số alen a = x thì ở thế hệ Fn, tần số a = \(\frac{x}{{{2^n}(1 - x) + x}}\)

Chứng minh:

- Vì aa bị loại bỏ ở giai đoạn phôi cho nên trong quần thể chỉ có 2 loại kiểu gen là AA và Aa.

- Thế hệ xuất phát có tần số a = x. Có nghĩa là tỉ lệ kiểu gen Aa = 2x.

=> Kiểu gen AA có tỉ lệ = 1 - 2x.

- Sau n thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen Aa ở Fn = \(\frac{{2x}}{{{2^n}}}\);

=> Kiểu gen AA có tỉ lệ = \(1 - 2x + \frac{{2x - \frac{{2x}}{{{2^n}}}}}{2} = \frac{{2 - 4x + 2x - \frac{{2x}}{{{2^n}}}}}{2} = \frac{{2 - 2x - \frac{{2x}}{{{2^n}}}}}{2}\)

\( = 1 - x - \frac{x}{{{2^n}}} = \frac{{{2^n} - x{{.2}^n} - x}}{{{2^n}}}\)

=> Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ Fn là: \(\frac{{{2^n} - x{{.2}^n} - x}}{{{2^n}}}{\rm{AA}}:\frac{{2x}}{{{2^n}}}{\rm{Aa = }}{2^n} - x{.2^n} - x{\rm{AA}}:2x{\rm{Aa}}\)

=> Tần số a = \(\frac{x}{{{2^n} - x{{.2}^n} - x + 2n}} = \frac{x}{{{2^n} - x{{.2}^n} + x}} = \frac{x}{{{2^n}(1 - x.) + x}}\)

* Nếu thế hệ xuất phát có 100% Aa, tức là x = 1/2 thì thay số vào ta có tần số a ở thế hệ

Fn = \(\frac{{\frac{1}{2}}}{{{2^n}(1 - \frac{1}{2}) + \frac{1}{2}}} = \frac{1}{{{2^n} + 1}}\)

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng, kiểu gen aa bị chết ở giai đoạn non. Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,8AA + 0,2Aa = 1. Đến thế hệ F6, tần số a bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

- Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,8AA : 0,2Aa

=> Tần số a = 0,1.

- Ở thế hệ F6, tần số a = \(\frac{{0,1}}{{1 + 6.0,1}} = \frac{{0,1}}{{1,6}} = \frac{1}{{16}}\)

Câu 2: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tần số kiểu gen là 0,2AA + 0,8Aa = 1. Giả sử kiểu gen aa bị chết ở giai đoạn phôi thì đến thế hệ F4, tần số a là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Ở bài toán này, tần số a ở thế hệ xuất phát là 0,4 => x = 0,4.

Áp dụng công thức tính tần số a = \(\frac{x}{{{2^n}(1 - x) + x}}\)

=> Ở F4, tần số a = \(\frac{{0,4}}{{{2^4}(1 - 0,4) + 0,4}} = \frac{{0,4}}{{9,6 + 0,4}} = \frac{{0,4}}{{10}} = 0,04\)

Câu 3: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 100% Aa. Giả sử kiểu gen aa bị chết ở giai đoạn phôi thì đến thế hệ F6, tần số a là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Ở bài toán này, tần số a ở thế hệ xuất phát là 0,5 => x = 0,5.

Áp dụng công thức tính tần số a = \(\frac{x}{{{2^n}(1 - x) + x}}\)

=> Ở F6, tần số a = \(\frac{{0,5}}{{{2^6}(1 - 0,5) + 0,5}} = \frac{{0,5}}{{32 + 0,5}} = \frac{{0,5}}{{32,5}} = \frac{1}{{65}}\)

III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Ở một giống cây trồng sinh sản bằng tự thụ phấn, A quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với a quy định quả chua. Vì mục tiêu sản xuất quả ngọt nên kiểu hình quả chua bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi giống. Thế hệ xuất phát của một giống có tỉ lệ kiểu gen 0,8AA : 0,2Aa. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết tần số alen a ở F3 là:

A. 1/10

B. 1/40

C. 1/73

D. 1/100.

Hướng dẫn giải

Ở bài toán này, x = 0,1 và n = 3.

--> Áp dụng công thức ra có:

a = \(\frac{x}{{{2^n}(1 - x) + x}}\)\(\frac{{0,1}}{{{2^3}(1 - 0,1) + 0,1}} = \frac{{0,1}}{{7,2 + 0,1}} = \frac{{0,1}}{{7,3}} = \frac{1}{{73}}\)

Câu 2: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét 2 gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, alen A trội hoàn toàn so với alen a, alen B trội hoàn toàn so với alen b. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là: 0,15 AABB + 0, 30 AABb + 0,15 AAbb + 0,10 AaBB + 0, 20 AaBb + 0,10 Aabb =1. Do điều kiện sống thay đổi những cá thể có kiểu hình lặn aa bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a, b lần lượt là:

A. 0,25 và 0,25

B. 0,2 và 0,5

C. 0,125 và 0,5

D. 0,375 và 0,75

Hướng dẫn giải

Phương pháp:

Nếu kiểu gen aa bị chết ngay sau khi sinh thì ở thế hệ n tần số alen a được tính theo công thức: \(\frac{q}{{1 + nq}}\)

Cách giải:

Tần số alen A = 0,8 = 0,15 + 0,30 + 0,15 + (0,1 + 0,2 + 0,1) ÷ 2 ; a = 0,2 ; B = b = 0,5

Ở thế hệ F3 tần số alen a là: \(\frac{{0,2}}{{1 + 3 \times 0,2}} = 0,125\)

Vì tất cả các kiểu gen chứa aa đều chết nên tần số alen b không thay đổi

Câu 3: Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh, khả năng sinh sản của các cá thể là như nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Giả sử bắt đầu từ thế hệ F1, chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ hoàn toàn cây aa ở giai đoạn bắt đầu ra hoa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F1, cây Aa chiếm tỉ lệ 4/7.

II. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F2, cây aa chiếm tỉ lệ 4/49.

III. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F4, alen a có tần số 2/13.

IV. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F3, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 7/11. 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải

F1 có cấu trúc di truyền: 0,3AA:0,2Aa:0,5aa

Sau tuổi sinh sản F1 có cấu trúc : 0,3AA :0,2Aa;  ↔0,6AA:0,4Aa → F2: 0,7AA:0,2Aa:0,1aa  (áp dụng công thức bên trên)

Ở tuổi sau sinh sản F: 0,7AA :0,2Aa ↔ 7AA:2Aa → F3: 15AA:2Aa:1aa ; tần số alen a = 1/9; sau tuổi sinh sản: 15AA:2Aa

Xét các phát biểu:

I đúng

II đúng

III sai

IV đúng

Chọn C

Câu 4: Ở một loài sâu, người ta thấy gen R là gen kháng thuốc, r mẫn cảm với thuốc. Một quần thể sâu có thành phần kiểu gen 0,3RR : 0,4Rr : 0,3rr. Sau một thời gian dùng thuốc, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr.

Người ta rút ra các kết luận sau:

I. Thành phần kiểu gen của quần thể sâu không bị tác động của chọn lọc tự nhiên.

II. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số alen có lợi, giảm dần tần số alen bất lợi.

III. Sau thời gian xử lí thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 10%.

IV. Tần số alen mẫn cảm với thuốc giảm so với ban đầu là 20%

Số kết luận có nội dung đúng là:

A. 1,3

B. 2,3

C. 1,4

D. 2,4

Hướng dẫn giải

Ta thấy

Quần thể ban đầu : 0,3RR: 0,4 Rr : 0,3rr

Sau phun thuốc : 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr.

Thành phần kiểu gen trong quần thể bị biến đổi bới chọn lọc tự nhiên => 1 sai

 Thành phần kiểu gen tăng dần kiểu hình trội R- và giảm rr => tăng R và giảm r => 2 đúng

Tần số alen trong quần thể tăng lên 0,5 + 0,2 – ( 0,3 + 0,2 ) = 0,2 => 3 sai

R tăng 0,2 và a giảm 0,2 => 4 đúng

Đáp án: D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập dạng Tần số alen bị thay đổi do AA bị chọn lọc loại bỏ ở giai đoạn phôi Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?