Hướng dẫn sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “Lâm Nghiệp và Thủy Sản” (tr. 20) Địa lí 12

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN” (TR. 20)

a. Kiến thức cần nhớ

– Nội dung của bản đồ thể hiện hai ngành lâm nghiệp và thủy sản bao gồm: tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh, quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh, sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh và thành phố, các bãi cá tôm và sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm.

– Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh được thể hiện bằng phương pháp đồ giải (Cartogram) với 5 cấp độ màu khác nhau tính theo đơn vị %. Màu càng đậm tỉ lệ diện tích càng cao. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh và thành phố được thể hiện bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ (Cartodiagram) với các thang quy ước 1mm tương ứng với 20 tỉ đồng.

– Sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng được thể hiện bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ (Cartodiagram) với biểu đồ cột. Cột cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, cột màu đỏ là sản lượng thuỷ sản đánh bắt. Dựa vào các đơn vị quy ước, có thể tính được giá trị sản lượng đánh bắt của từng tỉnh (với quy ước 1mm chiều cao ứng với 5.000 tấn) . Trên bản đồ này sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh, thành phố quá chênh lệch nên ở một số địa phương sản lượng không thể hiện theo đúng tỉ lệ mà có sự phi tỉ lệ hoặc ngắt quãng với giá trị được biểu hiện trên đầu cột. Các bãi cá, bãi tôm được biểu hiện bằng phương pháp vùng phân bố.

Atlat Địa lí Việt Nam trang "Lâm nghiệp" (tr.20)

Atlat Địa lí Việt Nam trang "Thủy sản" (tr.20)

– Khai thác bản đồ để thấy được các tỉnh có diện tích rừng, quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp và mối quan hệ giữa tỉ lệ diện tích rừng với quy mô sản xuất.

– Các tỉnh có sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng lớn đều liên quan đến diện tích mặt nước và đặc biệt các bãi tôm cá ở thềm lục địa, qua đó thấy được các tỉnh có nghề cá làm trọng điểm đều là các tỉnh giáp biển.

– Khai thác biểu đồ để thấy tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, ngành chủ đạo và xu hướng phát triển của từng đơn vị ngành.

– Sử dụng bản đồ khai thác các kiến thức địa lí tiềm ẩn trên bản đồ, đồng thời giải thích hiện tượng dựa trên vốn kiến thức đã học và kiến thức của các trang bản đồ khác.

b. Bài tập minh họa

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, năm 2007 tổng diện tích rừng của nước ta là:

A. 12 739,6 nghìn ha

B. 10 188,2 nghìn ha

C. 12 148,5 nghìn ha

D. 2 551,4 nghìn ha

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có giá trị sản xuất thủy sản chiếm từ trên 30 đến 50% trong tổng giá tri ̣sản xuất nông –lâm –thủy sản của cả tỉnh (năm 2007)?

A. Quảng Bình

B. Nghê ̣An

C. Bình Thuận

D. Phú Yên

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào trong các tỉnh sau co gia tri sạn xuất thuy san chiếm từ 5 đến 10% trong tổng giá tri ̣sản xuất nông –lâm –thủy sản của cả tỉnh (năm 2007)?

A. Trà Vinh

B. Lâm Đồng

C. Đồng Nai

D. Bình Phước

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, năm 2007 tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao nhất cả nước là:

A. ĐồngThap

B. Kiên Giang

C. An Giang

D. Cần Thơ

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào trong cac tỉnh sau có giá trị sạn xuất thủy sản chiếm trên 50% trong tổng gia tri ̣sản xuất nông –lâm –thủy sản của cả tỉnh (năm 2007)?

A. Cà Mau

B. Binh Định

C. An Giang

D. Quảng Ngải

c. Bài tập tự luyện

{-- Để xem nội dung phần bài tập tự luyện của tài liệu mời các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Hướng dẫn sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “Lâm Nghiệp và Thủy Sản” (tr. 20) Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?