Giải toán phản ứng đốt cháy hiđrocacbon môn Hóa học 12 năm 2021

A. Kiến thức cần nhớ về phản ứng đốt cháy Hiđrocacbon

I. Ankan:  CnH2n+2 (n ≥ 1)

CnH2n+2 + \(\left( {\frac{{3n + 1}}{2}} \right)\)O2  → nCO2 + (n+1) H2O

\(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}}\) < 1 → nAn kan = nH2O - nCO2

II. Anken (hay xicloankan): CnH2n (n ≥ 2 hoặc n ≥ 3)

CnH2n + \(\left( {\frac{{3n}}{2}} \right)\)O2  →  nCO2 + nH2O

\(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}}\) = 1

III. Ankin:      CnH2n-2 (n ≥ 2) ;           Ankađien (n ≥ 3)

CnH2n-2 + O2 →   nCO2 + (n-1)H2O

\(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}}\) > 1 → nA = nCO2 – nH2O

IV. Hỗn hợp hiđrocacbon

*Hai hiđrocacbon mạch hở bất kỳ có số liên kết pi là :  k < 2

Ta có các tỷ lệ sau:

STT

Tỷ lệ

Các trường hợp

Điều kiện

1

\(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}}\)  < 1

- 2 ankan

- 1 ankan; 1 anken

- 1 ankan; 1 ankin (ankađien)

    ( x mol)   (y mol)

- Số mol bất kỳ

- Số mol bất kỳ

- x > y

2

\(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}}\)  = 1

 

- 2 anken

- 1 ankan; 1 ankin

   ( x mol)   (y mol)

- Số mol bất kỳ

- x = y

3

\(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}}\)  > 1

-2 ankin (ankađien)

-1 anken; 1 ankin (ankađien)

-1 ankan; 1 ankin (ankađien)

 ( x mol)   (y mol)

- Số mol bất kỳ

- Số mol bất kỳ

- x < y

 

*Lưu ý:

-Bài toán phải sử dụng định loạt bảo toàn khối lượng:

mA+ mO2 = mCO2 + mH2O

Và mA = mC (trong CO2) + mH (trong H2O)

-Đốt 1 hiođrocacbon hoặc hỗn hợp hiđrocacbon bất kỳ ta đều có:

nO2PƯ = nCO2 + 1/2 nH2O

-Đốt cháy các hiđrocacbon, nếu tỉ lệ : a = \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}}\) 

+Tăng khi số nguyên tử C tăng → dãy đồng đẳng là ankan

+Không đổi khi số nguyên tử C tăng → dãy đồng đẳng là anken (xicloankan)

+Giảm khi số nguyên tử C tăng → hiđrocacbon chưa no có K >= 2 có liên kết pi (hay vòng).

B. Dạng bài tập áp dụng

I. Đốt cháy 1 hiđrocacbon ( tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo)

*Bước 1: Đặt CTTQ: Nếu biết dãy đồng đẳng đặt CT chung của dãy đồng đẳng.

VD: ankan  CnH2n+2

-Nếu chưa biết dãy đồng đẳng có thể đặt CT là : CxHy

Hoặc CnH2n+2-2k (k ≥ 0 . K là số liên kết pi)

*Bước 2: Viết phương trình phản ứng

CnH2n+2 +  \(\left( {\frac{{3n + 1}}{2}} \right)\)O2  →  nCO2 + (n+1) H2O

Hoặc CxHy + \(\frac{{4x + y}}{4}\)O2 →   xCO2 + yH2O

Hoặc  CnH2n+2-2k +  \(\left( {\frac{{3n + 1 - K}}{2}} \right)\)O2  →  nCO2 + (n+1- k) H2O

*Bước 3:

Lập phương trình đại số thiết lập được  bấy nhiêu ẩn số cần tìm -> Bài toàn giải được bình thường.

- Nếu số PT đại số thiết lập được ít hơn ẩn số cần tìm có thể biện luận bằng cách dựa vào các giới hạn.

Ví dụ:

+ Hiđrocacbon CxHy → y < 2x+2; y nguyên, chẵn.

+ Nếu trong điều kiện thường ở thể khí x < 4 nguyên.

+ Nếu biện luận khó khăn có thể dùng bảng trị số để tìm kết quả.

*Lưu ý:

  -Đối với bài tập lập CT hợp chất hữu cơ sản phẩm là CO2 và H2O nếu dữ liệu đầu bài cho khối lượng CO2, H2O; VCO2; VH2O hoặc phần trăm về khối lượng CO2 và H2O ta đều chuyển về số tỷ lệ số  mol hoặc mC và mH trong hợp chất hiđrocacbon.

VD 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lớt (ở đktc) một hidrocacbon. Lấy toàn bộ khớ CO2 sinh ra cho vào 150 ml dd Ca(OH)2 1M thi thu được 10 gam kết tủa. Xác định cụng thức phõn tử cú thể cú của hidrocacbon

Hướng dẫn

\(\mathop n\nolimits_{\mathop {Ca(OH)}\nolimits_2 } \) = 0,15 mol, \(\mathop n\nolimits_{\mathop {CaCO}\nolimits_3 } \) = 0,1 mol

CO2 + Ca(OH)2  →  CaCO3  + H2O             (1)

CO2 + CaCO3  + H2O →  Ca(HCO3)2                        (2)

\(\mathop n\nolimits_{\mathop {Ca(OH)}\nolimits_2 } \) > \(\mathop n\nolimits_{\mathop {CaCO}\nolimits_3 } \)

Trường hợp 1:  \(\mathop n\nolimits_{\mathop {CO}\nolimits_2 } \) < \(\mathop n\nolimits_{\mathop {Ca(OH)}\nolimits_2 } \) 

\(\mathop n\nolimits_{\mathop {CO}\nolimits_2 } \)  = \(\mathop n\nolimits_{\mathop {CaCO}\nolimits_3 } \) = 0,1 mol

Đặt CTPT của hiđrocacbon là: CxHy

CxHy + (x + )O2 →  xCO2 + H2O

1 mol                                       x mol

0,1 mol                                    0,1 mol

Lập tỉ lệ ta có: \(\frac{1}{{0,1}}\) = \(\frac{x}{{0,1}}\) →  x = 1 → CTPT: CH4

Trường hợp 2: \(\mathop n\nolimits_{\mathop {CO}\nolimits_2 } \)  >  \(\mathop n\nolimits_{\mathop {Ca(OH)}\nolimits_2 } \)  thiif xẩy ra cả phản ứng (1) và (2)

Ta cú:  = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol

CxHy + (x + y/4 )O2 →  xCO2 + y/2H2O

0,1 mol                                    0,1x mol

 → 0,1x = 0,2  → x = 2

Vậy CTPT của hiđrocacbon: C2H2 hoặc C2H4 hoặc C2H6

VD 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một anken A, toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ vào 295,2 gam dung dịch NaOH 20%. Sau thớ nghiệm nồng độ NaOH dư 8,45%. Biết rằng cỏc phản ứng xẩy ra hoàn toàn.

1. Xác định CTPT của A

2. Hỗn hợp X gồm A và H2 cú tỉ khối hơi đối với H2 là 6,2. Đun núng X với Ni xúc tỏc đến khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y

a. CMR Y không làm mất màu nước Brom.

b. Đốt cháy hoàn toàn Y được 25,2 gam H2O. Tính thể tớch mỗi khớ trong hỗn hợp X ở đktc.

Hướng dẫn

1.CTPT của anken A là: CnH2n 

PTPỨ:

CnH2n + 3n/2O2 →  nCO2 + nH2O            (1)

0,2 mol                   0,2n       0,2n

2NaOH + CO2  →  Na2CO3 + H2O                 (2)

Theo bài ra ta có: mNaOH = \(\frac{{20x295,2}}{{100}}\) = 59,04 (g)

→ \(\mathop m\nolimits_{NaOH} \) = \(\frac{{59,04}}{{40}}\) = 1,476 mol

Từ (2)  → Số mol CO2 tham gia phản ứng với NaOH là 0,2n

\(\mathop n\nolimits_{NaOH} \)   = 0,4n (mol)

\(\mathop m\nolimits_{NaOH} \)  = 0,4n x 40 = 16n (g)

Theo đề ra ta có phương trình:

8,45 = \(\frac{{59,04 - 16n}}{{295,2 + 0,2n.44 + 0,2n.18}}x100\)   → n = \(\frac{{3409,56}}{{1704,78}}\) = 2

Vậy CTPT của A: C2H4

2. a, Chứng minh Y không làm mất màu dd Brom

Xột 1 mol hỗn hợp khí X ( C2H4 và H2)

Ta có: M = \(\frac{{28x + 2(1 - x)}}{1}\) = 12,4 → x = 0,4

\(\mathop n\nolimits_{\mathop C\nolimits_2 \mathop H\nolimits_2 } \) = 0,4 mol và nH2 = 0,6 mol

C2H4 + H2  → C2H6 (1)

Sau phản ứng (1) H2 cũn dư  hỗn hợp Y gồm C2H6 và H2 dư nên không làm mất màu dd brom

b. Tính VC2H4 và VH2

Đặt a là số mol của C2H4, b là số mol của H2

C2H4 + H2  →   C2H6                                        (1)

a mol               a mol

C2H6 + 7/2O2   →  2CO2 + 3H2O (2)

a mol                                                     3a mol

2H2 + O2   →  2H2O                                   (3)

      (b-a) mol          (b-a) mol

Ta cú hệ phương trình:

MX = \(\frac{{28a + 2b}}{{a + b}}\) = 12,4

3a + b - a =  1,4

→ a = 0,4  và b = 0,6    

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoăc đăng nhập để tải về máy)---

II. Đốt cháy hỗn hợp nhiều hiđrocacbon.

1. Cùng dãy đồng đẳng

*Cách 1: Theo phương pháp ghép ẩn số :

- Bước 1: Đặt số mol các chất trong hỗn hợp là ẩn số.

- Bước 2: ứng với mỗi dữ liệu của bài toán lập 1 phương trình hoá học.

Trường hợp có các dữ liệu sau:

+ Số mol hỗn hợp (khối lượng hỗn hợp)

+ Số mol CO2 (hay khối lượng CO2) sinh ra khi hỗn hợp cháy.

+ Số mol H2O (hay khối lượng H2O) sinh ra khi hỗn hợp cháy

+ Số mil oxi khí (hay hỗn hợp oxi khí).

- Bước 3: Sau đó ghép các ẩn số lại để rút ra hệ phương trình toán học.

- Bước 4: Để xác định n, m rồi suy ra CTPT các chất hữu cơ thành phần, có thể áp dụng tính chất bất đẳng thức.

Giả sử: nx + my < m(x+y)

→ n < \(\frac{{{n_x} + {m_y}}}{{x + y}}\) < m

*Cách 2: Phương pháp công thức phân tử trung bình

- Bước 1: Đặt CT của 2 hiđrocacbon cần tìm rồi suy ra CT PTTB của chúng

VD:    A: CnH2n+2                               B: CmH2m+2     

CT PTTB:

CnH2n+2 (nếu số nguyên tử C trung bình, H trung bình)

- Bước 2: Viết PTPƯ dạng tổng quát với CT PTTB (tuỳ theo dữ liệu)

- Bước 3: Từ PTPƯ tổng quát và dữ liệu bài cho thiết lập tỷ lệ để tính giá trị trung bình.

- Bước 4: Dựa vào dữ liệu mà tìm các chỉ số.

*Lưu ý:

  Đầu bài không cho tên dãy đồng đẳng mà cho hơn kém nhau khối lượng mol là 14 hay 28… hoặc xác định tỷ lệ \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{C_{{H_2}0}}}}\) ta xác định được dãy đồng đẳng.

2. Nếu chưa biết dãy đồng đẳng

Sử dụng phương pháp CT PTTB

CnHm: amol Cn’Hm’: bmol

CTTB:  \({C_{\overrightarrow x }}{H_{\overrightarrow y }}\): Cmol               C = a +b

Trong đó :

\(\overrightarrow x \) = \(\frac{{\Sigma {n_{C{O_2}}}}}{{\Sigma {n_y}}}\) = \(\frac{{na + n'b}}{{a + b}}\) 

\(\overrightarrow y \) = \(\frac{{2\Sigma {H_2}O}}{{\Sigma {n_y}}}\) = \(\frac{{{m_a} + m{'_b}}}{{a + b}}\) 

Xác định \(\overrightarrow n \), \(\overrightarrow m \) và S → CTPT và các đại lượng cần thiết.

1. Hai hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng khác nhau đã biết.

  VD: xét hỗn hợp x gồm 1 an kan CnH2n+2 : xmol

  Và 1 an kan CmH2m: ymol

  -Lập hệ thức liên hệ giữa n và m (đa số trường hợp có thể đi từ biểu thức tính số mol CO2)

  -Dựa vào điều kiện của n và m biện luận suy ra giá trị n và m.

...

C. LUYỆN TẬP

Bài 1: Xác định CTPT và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp 2 hiđrocacbon A, B. Biết khi đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp (đktc) thỡ thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O.

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon A, B cựng dãy đồng đẳng thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam H2O.

a. Xác định dãy đồng đẳng của A, B.

b. Xác định CTPT biết chúng ở thể khí ở đk thường.

Bài 3: Một số hiđrocacbon mạch hở liên tiếp trong dóy đồng đẳng có tổng khối lượng phân tử là 648. Cho biết tỉ số khối lượng phân tử giữa chất nặng nhất và nhẹ nhất là 8.

a. Xác định dãy đồng đẳng.

b. Tìm CTCT các hiđrocacbon.

Bài 4: Hỗn hợp A gồm C3H4 và C3H6 cú tỷ khối hơi so với H2 bằng 21. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hh A (đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dd Ca(OH)2 dư. Tính độ tăng khối lượng của bình.

Bài 5: Một hh A gồm 2 hiđrocacbon có công thức là CnHx và CnHy mạch hở. Tỉ khối hơi của hh so với nitơ là 1,5. Khi đốt cháy hoàn toàn hh A thì thu được 10,8 gam nước.

a. Xác định CTPT và viết CTCT của các hiđrocacbon

b. Tính thành phần % theo khối lượng của các hiđrocacbon trong 8,4 g hỗn hợp A.

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp M gồm 1 ankan X và ankin Y thu dược số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần % về số mol của X và Y trong hỗn hợp là bao nhiêu?

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khớ Cl2 (theo tỉ lệ 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Gọi tên X.

Bài 8: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phõn tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y sảp phẩm hấp thụ vào dd Ca(OH)2 dư. Tính số gam kết tủa.

Bài 9: Hỗn hợp hiđrocacbon X và oxi cú tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khớ Y. Cho Y qua dd H2SO4 đặc thu được hỗn hợp Z cú tỉ khối đối với H2 bằng 19. Xác định CTPT của X.

Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A thì tổng thể tích các chất tham gia phản ứng bằng tổng thể tích các sản phẩm tạo thành. Tìm công thức phân tử của A.

 

Trên đây là phần trích dẫn Giải toán phản ứng đốt cháy hiđrocacbon môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?