Phương pháp giải dạng Tích hợp giữa hoán vị gen và phân li Sinh học 12

TÍCH HỢP GIỮA PHÂN LI VÀ HOÁN VỊ  GEN.

A. Phương pháp chung:

- Phân tích tỷ lệ từng tính trạng

- Qui ước gen cho từng tính trạng

- Xác định tỷ lệ của từng cặp 2 tính trạng để tìm xem cặp gen nào liên kết không hoàn toàn với cặp gen nào.

- Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (nhận biết bằng dấu hiệu bài toán 3 cặp gen qui định 3 cặp tính trạng nhưng tăng biến dị tổ hợp).

- Xác định tần số hoán vị gen.

- Xác định kiểu gen P.

B. Bài tập minh họa

Câu 1: Trong một phép lai P thu được các cây ở thế hệ con như sau:

7,5% hoa vàng, kép, đều; 30% hoa vàng, kép, không đều; 30% hoa trắng, kép, đều; 7,5% hoa trắng, kép, không đều; 2,5% hoa vàng , đơn, đều; 10% hoa vàng , đơn, không đều; 10% hoa trắng , đơn, đều; 2.5% hoa trắng , đơn, không đều.

Biện luận tìm kiểu gen P? Biết rằng hoa vàng, kép, đều là tính trạng trội.

Giải:

  • Xét tính trạng: vàng/trắng = 1:1 → kiểu gen P: Aa x aa (A – vàng; a- trắng)
  • Xét tính trạng: kép/đơn = 3:1 → kiểu gen P: Bb x Bb (B – kép; b- đơn)
  • Xét tính trạng: đều /không đều  = 1:1 → kiểu gen P: Dd x dd (D – đều; d- không đều)
  • Xét mối quan hệ cặp Aa/Bb: 3:3:1:1 → phân li độc lập, kiểu gen là: AaBb x AaBb.
  • Xét mối quan hệ cặp Aa/Dd: 10%:10%:40%:40% → hoán vị gen, tần số 20%, kiểu gen: Ad/aD.
  • Xét mối quan hệ cặp Bb/Dd: 3:3:1:1 → Phân li độc lập, kiểu gen BbDd x BbDd.
  • Vậy kiểu gen cần tìm là: Bb Ad/aD x Bb ad/ad. tần số hoán vị 20%.

Câu 2: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với aleb b quy định hoa vàng. Hai cặp này nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp NST tương đồng số II. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm 2,25%. Biết rằng HVG xảy ra ở cả trong quá trình phát sinh giao tử được và cái với tần số bằng nhau. Tính theo lý thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ quả tròn ở F2 chiếm tỷ lệ:

A. 44,25%.

B. 66,0%.

C. 49.5%.

 

D. 59%.

Câu 3: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào là đúng với phép lai trên?

(1) : F2 Có 10 loại kiểu gen.

(2) : F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn.

(3) : Ở F­­2 số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64 72%

(4) : F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.

(5) : Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24 63%.     

A. (l), (2) và (4).             

B. (l), (2) và (5).             

C. (2), (3) và (5).            

D. (l), (2) và (3).

Câu 4: Ở loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb lần lượt quy định hai cặp tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả. Cho cây thuần chủng hoa đỏ, quả tròn lai với cây thuần chủng hoa vàng, quả bầu dục thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với nhau, F2 thu được 4500 cây thuộc 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó có 720 cây hoa đỏ, quả bầu dục. Diễn biến phát sinh giao tử đực và cái như nhau. Cho các nhận xét sau:

(1) F2 có 10 kiểu gen.                                 

(2) Ở Fcó 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

(3) Fcó 16 kiểu tổ hợp giao tử.    

(4) Hai bên F1 đều xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

Có bao nhiêu nhận xét đúng?       

A. 4.   

B. 1.   

C. 2.   

D. 3.

Câu 5: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một cặp gen quy định, tính trạng dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đỏ có 16% số cây hoa vàng, quả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. F2 có 10 loại kiểu gen.

II. F2 có 5 loại kiểu gen cũng quy định kiểu hình hoa đỏ. quả tròn.

III. Trong tổng số cây F2 có 26% số cây có kiểu gen giống kiểu gen của cây F1. 

IV. Quá trình giảm phân của cây F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

V. Trong tổng số cây F2 có 24% số cây hoa đỏ, quả tròn dị hợp tử về một cặp gen.

VI. F2 có 2 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả bầu dục.

A. 3                                  

B. 6                                   

C. 5                                  

D. 4

Câu 6: Ở ruồi giấm, alen A qui định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a qui định thân đen, gen B qui định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh cụt. Gen D qui định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d qui định mắt trắng, gen qui định màu mắt nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai P: ♀ \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}{{\rm{X}}^{\rm{D}}}{{\rm{X}}^{\rm{d}}}\) × ♂ \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}{{\rm{X}}^{\rm{D}}}{\rm{Y}}\) cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3,75%. Trong các phát biểu sau:

I. Trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở ruồi đực (P) với tần số 20%.

II. Trong tổng số ruồi đực F1, cá thể có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là 2,5%.

III. Cho ruồi ♀ P lai phân tích, Fa thu được số cá thể có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 20%.

IV. Trong tổng số ruồi F1, tỉ lệ ruồi cái có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là 10%.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về phép lai trên?

A. 2.   

B. 1.   

C. 3.   

D. 4.

Câu 7: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}Dd\) x\(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}dd\) , trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 35,125%. Trong các nhận định sau:

I. Tần số hoán vị gen của P là 5%.

II. Ở F1, số cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 39,875%.

III. F1 có 18 kiểu gen và 8 kiểu hình.  IV. Ở F1, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 40,5%.

Có bao nhiêu nhận định đúng về phép lai nói trên?

A. 4.   

B. 2.   

C. 3.   

D. 1.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng Tích hợp giữa hoán vị gen và phân li Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?