Phương pháp giải Dạng Tích hợp giữa liên kết và tương tác gen Sinh 12

TÍCH HỢP GIỮA LIÊN KẾT VÀ TƯƠNG TÁC GEN

A. Phương pháp chung:

- Phân tích tỷ lệ từng tính trạng, xem tính trạng nào tương tác, tính trạng nào phân li.

- Qui ước gen cho từng tính trạng.

- Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (dựa vào dấu hiệu 3 cặp gen qui đinh 2 cặp tính trạng, giảm biến dị tổ hợp, thường tổng tỷ lệ là 16 hoặc 8).

- Xác định kiểu gen dị hợp đều hay dị hợp chéo, căn cứ vào loại kiểu hình có kiểu gen duy nhất hoặc ít kiểu gen nhất)

- Xác định kiểu gen P.

(Chú ý: các kiểu tương tác vai trò A và B như nhau, ta lấy được cả hai trường hợp

Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad hoặc Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD, các kiểu tương tác mà vai trò của A khác B phải biện luận lấy 1 trường hợp).

B. Bài tập minh họa

Câu 1:

Cho một cây P tự thụ phấn được F1: 11 thân cao quả đỏ; 4 thân cao quả vàng; 1 thân thấp quả đỏ. Biện luận tìm kiểu gen P?

Giải:

  • Xét tính trạng: cao/thấp = 15/1 → tương tác gen, kiểu gen: AaBb x AaBb.

Qui ước: kiểu gen aabb thân thấp, các kiểu gen còn lại thân cao.

  • Xét tính trạng: quả đỏ/quả vàng = 3/1 → phân li, kiểu gen: Ddx Dd, D- quả đỏ, d –quả vàng.
  •  Nhận thấy 3 cặp gen qui đinh 2 cặp tính trạng mà tổng tỷ lệ kiểu hình là 16, vậy cặp gen Dd phải liên kết với cặp Aa hoặc cặp Bb.
  • Do xuất hiện kiểu hình thân thấp quả đỏ (aabb D-) nên kiểu gen dị hợp chéo.
  • Vậy kiểu gen cần tìm là: Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD.

Câu 2:(ĐH 2010). Ở một loài thực vật nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen qui định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?

A. \(\frac{{ABD}}{{abd}} \times \frac{{AbD}}{{aBd}}.\)        

B. \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb \times \frac{{AD}}{{ad}}Bb.\)        

C. \(\frac{{Bd}}{{bD}}Aa \times \frac{{Bd}}{{bD}}Aa.\)  

D. \(\frac{{ABd}}{{abD}} \times \frac{{Abd}}{{aBD}}.\)

Giải:

    Theo bài ra ta có: Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen qui định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Vậy:

    Phép lai giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen nhưng lại thu được 9 + 3 + 4 = 16 tổ hợp, không có đột biến và hoán vị gen xảy ra trong giảm phân chứng tỏ đã có hai cặp gen nào đó liên kết hoàn toàn với nhau trên một cặp NST và một cặp gen nào đó phân li độc lập nên ta dễ dàng loại được hai đáp án là A và D

Tỉ lệ 9 : 3: 4 là tỉ lệ của tương tác bổ trợ theo đúng qui ước của bài toán đưa ra dùng bảng pennet tính toán ta đưa ra đáp án cần chọn là đáp án   B.  \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb \times \frac{{AD}}{{ad}}Bb.\)

Câu 3:(ĐH 2013) Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một số gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây, do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen ( ký hiệu là cây M ) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu được đời con gồm: 140 cây thân cao, hoa đỏ; 360 cây thân cao, hoa trắng; 640 cây thân thấp, hoa trắng; 860 cây thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây M có thể là :

A. AaBbDd      

B.  Aa\(\begin{array}{l} \underline{\underline {Bd}} \\ bD \end{array}\)                                      

C. \(\begin{array}{l} \underline{\underline {Ab}} \\ aB \end{array}\)Dd  

D. \(\begin{array}{l} \underline{\underline {AB}} \\ \,ab \end{array}\)Dd

Giải:

- P dị hợp 2 cặp gen lai phân tích thu được F1: Thân cao: Thân thấp = 1: 3 => chiều cao chịu sự chi phối của quy luật tương tác giữa các gen không alen gen kiểu bổ trợ 9:7 (A-B-: Thân cao, còn lại thân thấp) => gen B và D phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

- Nhận thấy, cây thân cao A-B- chiếm tỷ lệ nhỏ => giao tử AB là giao tử hoán vị=> cơ thể là dị hợp tử chéo: \(\begin{array}{l} \underline{\underline {Ab}} \\ aB \end{array}\)Dd.

Câu 4: (ĐH 2011)

Ở một loài thực vật, tình trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa trắng : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?

A.  \(\frac{{Ad}}{{aD}}Bb\)                       

B.  \(\frac{{BD}}{{bd}}Aa\)                       

C. \(\frac{{Ad}}{{AD}}BB\)                       

D. \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb\)

Giải:

*Hình dạng quả: Dẹt : tròn : dài = 9:6:1 => F1 dị hợp 2 cặp gene. Tính trạng do 2 gene phân ly độc lập

với nhau tương tác quy định. 

*Màu sắc hoa: Trắng : Đỏ = 9 : 7 => F1 dị hợp 2 cặp gene. Tính trạng do 2 gene phân ly độc lập với nhau tương tác quy định.

Trong khi chỉ do 3 gene quy định. Vậy đã có  3 gene và  có  1 gene tác động đa hiệu tới cả hình dạng quả và  mầu sắc hoa.

F2 có  6 + 5 + 3 + 1 + 1 = 16 tổ hợp. Vậy 3 gene cùng nằm trên một cặp và  2 gene nằm trên một cặp liên kết hoàn toàn với nhau.

Do vai trò  của A, B như nhau nên A và D có  thể cùng nằm trên một cặp hoặc B và  D có  thể cùng nằmtrên một cặp. Từ đó  thấy đáp án B và  D giống nhau (loại).

 Tỉ lệ KG ở F1 là 6:5:3:1:1 vậy F1 có 16 tổ hợp = 4x4 vậy P cho 4 loại giao tử nên cặp gen quy định màu sắc liên kết hoàn toàn với 1 trong 2 cặp gen quy định hình dạng hạt. Xét kiểu hình quả dài, hoa đỏ ở F1 có KG là tổ hợp giữa aabb và D- nên có KG là \({\rm{aa}}\frac{{b\_}}{{bD}}\) hoặc \(\frac{{a\_}}{{aD}}bb\) từ đây ta kết luận a liên kết hoàn toàn với D hoặc b liên kết hoàn toàn với D. Vậy P có thể là \(\frac{{Ad}}{{aD}}Bb\) hoặc \({\rm{Aa}}\frac{{Bd}}{{bD}}\) căn cứ vào đáp án, đáp án đúng là A.

Câu 5: Tiến hành phép lai ở một loài thực vật, Pt/c thu được F1 toàn hạt nâu quả ngọt. F1 tự thụ phấn được F2 có tỷ lệ: 455 hạt nâu, quả ngọt; 152 hạt nâu, quả chua, 38 hạt đen, quả chua. Biện luận tìm kiểu gen F1.

Giải:

- Xét tính trạng: Hạt nâu/đen = 15:1 → Tính trạng màu hạt do hai cặp gen phân li độc lập chi  phối theo kiểu tương tác gen, kiểu gen aabb cho hạt đen, các kiểu gen còn lại cho hạt nâu, kiểu gen F1: AaBb x AaBb.

- Xét tính trạng: ngọt/chua = 3/1 → tính trạng vị quả do một cặp gen qui định, trội hoàn toàn, kiểu gen F1: Dd x Dd, D- ngọt, d- chua.

- Nhận thấy tỷ lệ chung khác tích hai tỷ lệ riêng và giảm biến dị tổ hợp, tổng có 16 tổ hợp, vậy đây là bài toán tích hợp liên kết và tương tác gen, hay cặp gen Dd đã liên kết hoàn toàn với một trong hai cặp gen qui định màu hạt.

- Vì xuất hiện kiểu hình hạt đen, quả chua(aabbdd) nên kiểu gen F1 dị hợp đều, do vai trò của A và B là như nhau nên kiểu gen F1 lấy được cả hai trường hợp:

Aa BD/bd và Bb AD/ad.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải Dạng Tích hợp giữa liên kết và tương tác gen Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?