Giải bài toán hóa học không cần viết phương trình Hóa học lớp 12 năm 2021

1. CƠ SỞ KHOA HỌC

1.1. Cơ sở lý luận:

Về nguyên tắc ta hoàn toàn dựa vào các định luật bảo toàn để giải quyết bài toán, không câu nệ vào việc viết phương trình hóa học.

1.2. Cơ sở thực tiễn:

Qua quá trình giảng dạy tôi thấy nội dung chương trình thiTHPT đề cập rất nhiều đến các bài tập hay và khó do đó việc đưa ra được giải pháp giải bài toán không cần viết phương trình hóa học là một giải pháp hữu hiệu nhằm giúp cho học sinh hoàn thành tốt bài thi của mình.

2. CÁC BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đo ở đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 11,20 lít.                          B. 17,92 lít.                      C. 4,48 lít.                       D. 8,96 lít.

Bảo toàn khối lượng: mO2 = 30,2 – 17,4 = 12,8 gam , nO2 = 0,4 mol , VO2= 0,4.22,4 = 8,96 lít.

Chọn D.

Câu 2: Khi cho 5,6 gam Fe tác dụng  với 250 ml dung dịch AgNO3 1M thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam chất rắn?

A. 27,0 gam.                         B. 20,7 gam.                    C. 37,0 gam.                    D. 21,6 gam.

nAgNO3/nFe=2,5 nên tạo 2 muối Fe2+ và Fe3+; bảo toàn Ag:0,25.108 = 27,0 gam.

Chọn A.

Câu 3: Dẫn khí than ướt qua m gam hỗn hợp X gồm các chất Fe2O3, CuO, Fe3O4 (có số mol bằng nhau) đun nóng thu được 36 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 11,2 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị của m là

A. 48,2.                                B. 54,2.                            C. 47,2.                            D. 46,4.

Coi số mol mỗi oxit là a mol; => nFe=5a, nCu=a, nO dư =b ; 344a + 16b = 36; bảo toàn e cho hỗn hợp 36 gam;

3*Fe + 2*nCu = 3*nNO + 2* nO dư => 15a + 2a = 2b + 3*0,5; a=0,1; b=0,1; m = 472*0,1=47,2 gam.

ChọnC.

Câu 4: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 2,24 lít H2 (đo ở đktc). Khối lượng Fe thu được là

A. 15 gam.                            B. 17 gam.                       C. 16 gam.                       D. 18 gam.

m Fe = 17,6 – mO = 17,6 – 0,1*16=16 gam. Do nO = nH2 .

Chọn C

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đo ở đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 15,2.                                B. 13,5.                            C. 17,05.                          D. 11,65.

m chất rắn =m Kl + mCl + mOH- . Tổng số mol OH- = 2nH2 = 0,1.2 =0,2. nOH- dư = 0,2 -0,1 = 0,1.

M chất rắn = 9,95 + 0,1.35,5 + 0,1.17 = 15,2 gam .

Chọn A.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít khí CO2 (đo ở đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 10 gam Na thì sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của a và m lần lượt là

A. 9,2 và 22,6.                      B. 23,4 và 13,8.               C. 13,8 và 23,4.               D. 9,2 và 13,8.

nCO2=0,5; nH2O=0,7; n ancol = 0,2 mol; số C = 2,5 => Có ancol C2H4(OH)2;

m =mC+mH+mO=0,5*12+1,4+0,4*16=13,8; nH2=1/2nOH=0,2; Bảo toàn khối lượng

13,8+ 10 = m chất rắn + 0,2*2 ; => m chất rắn =23,4 gam.

Chọn B.

Câu 7: Điện phân (với điện cực trơ) 300 ml dung dịch Cu(NO3)2 nồng độ a mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 72 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 67,2  gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 31,2  gam hỗn hợp kim loại. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của a

A. 3,60.                                B. 4,05.                            C. 3,90.                            D. 3,75.

nCu tạo ra =2x; nO2=x (bảo toàn e); 64*2x+32x=72; => x=0,45 mol

nH+=4*nO2= 1,8 mol; nCu2+ dư =y mol

bảo toàn e: 2*nFe=2y + 3*nNO; nNO=1/4*nH+ =0,45 mol;

(1,2-nFe)*56+64y=31,2; giải hệ => nFe phản ứng =0,9; nCu2+ dư = y =0,225 mol;

=> nCu2+ ban đầu = 0,9+0,225=1,125 mol; => a=1,125/0,3=3,75 mol

Chọn D.

Câu 8: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đo ở đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 9,0.                                  B. 8,0.                              C. 8,5.                              D. 9,5.

Ban đầu, mkl=0,75m, mO=0,25m

giải hệ pt=>CO2=CO=0,03 => nO trong oxit đã bị lấy=0,03=> nO còn:0,25m/16-0,03

nHNO3 pư=2nO +4NO=0,25m/8 +0,1

bảo toàn N: nNO3 tạo muối= HNO3-NO=0,25m/8 +0,06

m muối=mkl +mNO3-=>3,08m=62*(0,25m/8 +0,06) +0,75m

m=9,48

Đáp án D .

Câu 9: Hỗn hợp X chứa 4 hiđrocacbon đều ở thể khí có số nguyên tử cacbon lập thành cấp số cộng và có cùng số nguyên tử hiđro. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2 có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với He bằng 9,5. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy số mol Br2 phản ứng là a mol; đồng thời khối lượng bình tăng 3,68 gam. Khí thoát ra khỏi bình (hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy toàn bộ T thu được 4,32 gam nước. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của a là

A. 0,12 mol.                         B. 0,14 mol.                     C. 0,13 mol.                     D. 0,16 mol.

4 chất là CH4, C2H4, C3H4, C4H4. a, b, c, d mol tương ứng

nE=0,3 mol; MF=38; m phần không no =3,68 gam;n phần no =0,08 mol; nH2O=0,24 mol;

nCO2=0,24-0,08=0,16 mol; m phần no =0,16*12+2*0,24= 2,4 gam;mF=3,68+2,4 =6,08;

=> nF=6,08/38=0,16; nH2 ban đầu= nE-nF=0,3-0,16=0,14 mol; nX =0,16 mol;

mX=6,08-0,14*2=5,8; =>nC(trong X)=(5,8-0,16*4)/12=0,43 mol;

Bảo toàn C và tổng số mol: a+ 2b+3c+4d=0,43; a+b+c+d=0,16; =>b+2c+3d= 0,27= nH2+nBr2

=> nBr2=0,13 mol

Câu 10: Hỗn hợp khí A gồm Cl2 và O2. Cho A phản ứng vừa đủ với 1 hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al thu được 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và các oxit của 2 kim loại. Thành phần % theo khối lượng của các khí trong A là:

A. 90% và 10%.                                              B. 15,5% và 84,5%.   

C. 73,5% và 26,5%.                                        D. 56% và 35%.

Chọn đáp án C

Ta có :

\(A\left\{ \begin{array}{l}
C{l_2}:a(mol)\\
{O_2}:b(mol)
\end{array} \right.\) → \(\left\{ \begin{array}{l}
71a + 32b = 37,05 - 4,8 - 8,1\\
2a + 4b = 0,2.2 + 0,3.3
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,25(mol)\\
b = 0,2(mol)
\end{array} \right.\)

\( \to \% {m_{C{l_2}}} = \frac{{0,25.71}}{{0,25.71 + 0,2.32}} = 73,5\% \,\,\,\,\, \to \% {m_{{O_2}}} = 26,5\% \)

Câu 11: Cho 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M và 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475 gam. Giá trị của X là:

A. 0,10.                       B. 0,12.                       C. 0,06.                       D. 0,09.

Chọn đáp án D

Nhận thấy ban đầu : \(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{B{a^{2 + }}}} = 0,03\,mol\\
{n_{O{H^ - }}} = 0,06\,mol
\end{array} \right.\) → \({m_ \downarrow } = 8,55\left\{ \begin{array}{l}
B{\rm{aS}}{O_4}:0,03\\
Al{(OH)_3}:0,02
\end{array} \right. \to x > 0,06\)

Với \(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{B{a^{2 + }}}} = 0,07\,mol\\
{n_{O{H^ - }}} = 0,14\,mol
\end{array} \right.\) → \(m_ \downarrow ^{M{\rm{ax}}} = \underbrace {0,07.233}_{B{\rm{aS}}{O_4}} + \underbrace {\frac{{0,14}}{3}.78}_{Al{{(OH)}_3}} = 19,95 > 18,8475\)

Do đó,lượng kết tủa Al(OH)3 đã bị tan một phần.

Khi đó Ba(OH)2 dư và \(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{A{l^{3 + }}}} = 0,5x\,\,mol\\
{n_{SO_4^{2 - }}} = 0,75x\,\,mol
\end{array} \right. \to 18,8475\left\{ \begin{array}{l}
B{\rm{aS}}{O_4}:0,75x\\
Al{(OH)_3}:\frac{{18,8475 - 0,75x.233}}{{78}}
\end{array} \right.\)

0,09 (M)

Câu 12: Hỗn hợp X gồm: C4H4, C4H2, C4H6, C4H8, C4H10. TL khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dung vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là:

A. 1,232.                     B. 2,464.                     C. 3,696.                     D. 7,392.

Chọn đáp án A

Nhận thấy các chất trong X đều có 4C do đó.

Quy X về : \({C_4}{H_n}\,\,\, \to 4.12 + n = 27.2\, \to n = 6\,\, \to X:{C_4}{H_6}\)

Ta có \({n_{{H_2}O}} = 0,03\) → \({n_{C{O_2}}} = 0,04\,\,\) → \({n_{{O_2}}} = 0,055(mol) \to V = 1,232(lit)\)

Câu 13: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Biết X có công thức Ala - Gly - Gly - Val - Ala. Tỷ lệ x:y là:

A. 6:1.                         B. 2:5.                                     C. 11:16.                     D. 7:20.

Chọn đáp án D

Ta gọi : Ala - Gly - Gly - Val - Ala : a mol

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
Ala - Gly - Gly:0,015\\
Gly - Val:0,02\\
Gly:0,1\\
Val:0,02\\
Val - Ala:x\\
Ala:y
\end{array} \right.\)

→ a = 0,02 + 0,02 + x; 2a = 0,015 + x + y và 2a = 0,03 + 0,02 + 0,1

→ \(\left\{ \begin{array}{l}
a = 0,075\\
x = 0,035\\
y = 0,1
\end{array} \right.\)

Câu 14: Chất hữu cơ A chỉ chứa C, H, O có CTPT trùng CT đơn giản nhất. Cho 2,76 gam A tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, chưng khô thì phần bay hơi chỉ có H2O, phần chất rắn khan chứa 2 muối có khối lượng 4,44 gam. Đốt cháy hoàn toàn hai muối này được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Nếu đốt cháy 2,76 gam A thì khối lượng H2O thu được là:

A. 1,08g.                     B. 1,2 gam.                  C. 0,36 gam.               D. 0,9 gam.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Giải bài toán hóa học không cần viết phương trình Hóa học lớp 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?